Lương Quy là làng cổ, vào thời Hùng Vương thứ VI có ba anh em sinh ba là Thống, Duy, Giang cùng dân binh chiến đấu chống lại giặc Ân ở làng Lương Quy và các làng xung quanh, lập được nhiều chiến công, được Vua Hùng trọng thưởng.
Làng Lương Quy, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tên gọi
cũ là Kim Con, đầu thế kỷ XIX là một xã thuộc tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ
Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (năm 1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh). Năm Tự Đức thứ 29
(1876), cả tổng Cổ Loa được tách khỏi huyện Đông Ngàn, để lệ thuộc huyện Đông
Anh mới được thành lập. Từ tháng 10 - 1901, huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phù Lỗ
(tháng 2 - 1904, đổi tên thành tỉnh Phúc Yên).
Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Lương Quy hợp
nhất với các làng : Lương Quy, Nhạn Tái, Xuân Nộn thành một xã mang tên Tự Do
thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (từ năm 1950 là tỉnh Vĩnh Phúc). Tháng 5 -
1961, xã Tự Do cùng các xã khác trong huyện Đông Anh được chuyển về thành phố
Hà Nội, Năm 1965, xã Tự Do đổi tên thành Xuân Nộn.
Lương Quy là làng cổ, được hình thành cùng với quá trình dựng
nước của tô tiên ta từ thuở các Vua Hùng. Tục truyền, vào thời Hùng Vương thứ
VI, có ba anh em sinh ba là Thống, Duy, Giang tổ chức các trận chiến chống lại
giặc Ân ở làng Lương Quy và các làng xung quanh, lập được nhiều công, được Vua
Hùng trọng thưởng.
Trước Cách mạng Tháng
Tam, Lương Quy là một làng nhỏ (năm 1928, làng có 509 nhân khẩu). Trai đinh
trong làng sình hoạt trong 4 giáp : Đông, Bắc, Tây, Nam. Dân làng sống chủ yếu
bằng làm ruộng.
Làng Lương Quy trước đây có đình và đền, nhưng đã bị tàn phá
trong chiến tranh, nay mới được khôi phục.
Đình Lương Quy, thờ Tam Vị Đại Vương húy là Thống, Duy,
Giang là bộ tướng của Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ba vị là người địa phương con của
Mẫu Trần Thị Phương, bà được thờ ở Miếu gần đó. Như vậy thần tích cho thấy có rất
nhiều vị tướng tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng và quân đội triều đình.
Hội làng Lương Quy diễn ra trong hai ngày mồng 5 và 6 tháng
Hai. Ngoài tế lễ và đám rước, có trò thổi cơm thi tại sân đinh rất độc đáo. Cuộc
thi trải qua năm bước :
Thi bổ cau têm trầu : mỗi giáp cữ hai thnah nữ tham gia với
sự hướmg dẫn của một phụ nữ. Những người dự thi xết thành hàng dọc theo từng
giáp trước mặt Ban giám khảo. Sau khi hiệu lệnh thi phát ra, họ vào đình lễ
thánh rồi quay ra nhận trầu, cau đặt ở 4 bàn trước mặt Ban giám khảo, về chỗ
quy định để bổ cau, têm trầu. Sau 20 phút, giáp nào xong trước, cau bổ đều, trầu
têm đẹp sẽ nhận được điểm cao.
Thi chạy thẻ : mỗi giáp
cử một thanh niên khỏe mạnh chạy đến một ngôi miếu cách đình một cây số, qua những
thửa ruộng mấp mô để lấy thẻ về nộp cho Ban giám khảo để được thi các bước sau.
Thi kéo nước : mỗi
giáp cử một người lấy nước tại một giếng nước gần đình, Dụng cụ lấy nước là nồi
gốm mỏng lồng trong một quang treo, khiến cho nồi rất dễ nghiêng, dễ vỡ. Giáp
nào lấy được nồi nước đầy về trước sẽ thắng cuộc.
Thi xay thóc giã gạo
: mỗi giáp cử bốn trai đinh thi giã thóc trong một cối nhỏ, làm sao để thóc
không bị vãi bắn ra ngoài, sau đó sàng sảy kỹ. Gạo nộp trước và gạo sạch, không
nát sẽ được điểm cao.
Thi kéo lửa : mỗi
giáp cử 3 người kéo lửa bằng một thanh dang buộc tay cầm ở hai đầu, một đoạn gỗ
hoặc tre khô, rơm và bùi nhùi. Kéo được lửa sớm hay muộn là căn cứ để tính điểm.
Thi bắt gà và mổ gà :
mõi giáp cử 4 - 5 trai đinh tìm cách bắt được gà bay ra từ một lồng gà thả trên
cao. Bắt được gà tiến hành cắt tiết bằng mảnh cật nứa, đun nước làm lông và mổ
gà rồi luộc. Điểm của cuọc thi này căn cứ vào độ sạch lông, da không bị xước, vết
cắt tiết và vết mổ không quá to, hai cánh cong đều và đầu hướng lên sẽ được chấm
điểm cao.
Thi thổi cơm : mỗi
giáp cử 3 - 4 trai đinh, vừa đi vừa thổi cơm bằng hai bó đuốc (một người cầm nồi,
hai người đun). Căn cứ vào cơm dâng lên sớm hay muộn cùng độ trắng, dẻo để chấm
điểm .
Sau bảy bước, Ban giám khảo cộng điểm và trao giải chung cho
giáp nào được nhiều điểm nhất.