Lễ hội truyền thống Đình Xuân Đỗ Hạ, thờ phụng thần tướng Khỏa Ba Sơn và Thiên tiên thánh mẫu Lâu Ly nương Lễ hội truyền thống Đình Xuân Đỗ Hạ, thờ phụng thần tướng Khỏa Ba Sơn và Thiên tiên thánh mẫu Lâu Ly nương Lễ hội nhằm tôn vinh Đức Thánh Ông Khỏa Ba Sơn và Thánh Mẫu Lâu Ly Nương. Thời gian tổ chức hội làng Xuân Đỗ Hạ cũng chỉ diễn ra trong 3 ngày ( từ ngày mồng 9 đến 11 tháng hai lịch trăng) theo những nghi thức nông nghiệp vẫn còn trong ký ức. Xuân Đỗ là một làng cổ, nằm bên bờ Bắc sông Hồng, thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Làng có tên nôm là Đậu Hạ. Làng quê này xưa kia vốn là đất bãi sông Hồng. Trải qua thời gian, sau những lần đắp đê chống lụt, Xuân Đỗ trở làng thành trong đê. Gờ sót của con đê tàn đoạn đường gom cầu Thanh Trì là chứng tích của thời gian. Dòng biên niên sử của Đại việt sử ký toàn thư cũng ghi lại địa danh bãi Xuân Đỗ như sau: "Vì năm trước 1523 là năm Nhâm Ngọ, theo lệ có khoa thi Hương, nhưng trong nước loạn lạc, không mở khoa thi được. Nay, xuống chiếu cho học trò 4 xứ Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương, Kinh Bắc cùng tới Xuân Đỗ này để vào thi". Trong quá trình phát triển làng xã, Xuân Đỗ được chia tách làng thành Xuân Đỗ Thượng, Xuân Đỗ Hạ. Làng Xuân Đỗ Hạ là làng gốc hiện còn để lại những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: đình, chùa cổ kính. Tấm bia mang niên đại Vĩnh Tộ (1619 - 1628) hiện đặt cạnh giếng đình như một khẳng định với chúng ta Đình đã được xây dựng ở đây ít nhất tới gần 400 năm. Đình Xuân Đỗ Hạ nằm ở vị trí đầu làng, trên một khuôn viên thoáng rộng với nhiều đơn nguyên như giếng, nghi môn, rồi tới kiến trúc chính theo kiểu " Tiền khẩu hậu đinh". Hai bên của toà chữ khẩu có tả hữu hành lang nằm liền kề đã tạo không gian nội thất của đình thành một thể thống nhất. Đây là lối kiến trúc riêng, không theo hẳn bố cục của các ngôi đình thông thường, mặt nào đó mang dáng dấp của một ngôi đền nhiều hơn. Trong đó có nhiều giá trị, biểu tượng được hội vào cả kiến trúc, đồ thờ và nhất là ở chạm khắc liên quan. Cụ thể ở đình vẫn còn nhiều đồ thờ gồm các bàn thờ, cây đèn bát hương, đỉnh, trầm, long đình, kiệu võng…nhưng đáng chú ý hơn cả về mặt niên đại và nghệ thuật, đó là các cỗ ngai ở trong hậu cung. Giá trị nghệ thuật và giá trị biểu tượng đạt trình độ cao, mang niên đại đầu thế kỷ XVIII, cách đây khoảng 300 năm. Khoảng một thế kỷ sau, người dân nơi đây đã làm một bộ ngai mới để thờ hai vị thành hoàng làng, một bài vị có ghi "Khoả Ba Sơn linh ứng phù vận quảng trạch long ân hiển khánh huệ cảm nghĩa đoán đại vương" và " Lâu Ly vua tiên hoa dung trang thục công chúa". Xưa kia, hội làng Xuân Đỗ Hạ diễn ra từ ngày mồng 9 đến ngày 12 tháng hai lịch trăng, có năm được mùa dân làng tổ chức hội đến hết rằm tháng hai. Để chuẩn bị vào đám, ngay từ ngày mồng 6 tháng Giêng, Ban tư văn đại diện các phe giáp trong làng ( chủ yếu là cụ trùm nhất, trùm nhì) tổ chức họp bàn tổ chức hội dưới sự chủ trì của Lý trưởng. Từ tết Nguyên đán đến trước ngày mồng 6 tháng Giêng, khi chưa họp bàn vào Đám thì dân trong làng không được " động" tức là không gây tiếng động lớn, động thổ, không được xuống đồng cày cấy. Dân làng cho rằng nếu gây động sẽ kinh động đến quỷ thần và làm cho mất mùa, bệnh dịch. Trong lễ họp vào Đám có cúng xôi gà, chủ Tế đọc văn tế xin Thành hoàng làng chứng giám. Sáng ngày mồng 8 tháng hai, các phe giáp tổ chức bàn giao đồ thờ tự. Tức là sau mỗi mùa lễ hội vào ngày 12 tháng hai, phe giáp nào được đăng cai có trách nhiệm bảo quản, trông coi đồ thờ trong một năm, đến năm sau bàn giao lại cho phe giáp tân đăng cai. Chiều ngày mồng 8 tháng hai, dân làng tổ chức bao sái đồ thờ tự, làm lễ Phong y, lễ vật có xôi thủ lợn. Theo các già làng cho biết, xưa kia ngày mồng 10 tháng hai là Đản sinh Đức thánh Ông ( Khỏa Ba Sơn) thì ngày mồng 8 tháng hai vào đám chỉ có cúng xôi thủ lợn và ngày 15 tháng 8 giỗ Đức thánh Bà ( Lâu Ly) thì cúng xôi gà. Nghi thức này tưởng là đơn thuần nhưng nó lại xuất phát trong tâm thức của người dân Việt trồng lúa nước. Có thể hiểu như sau: tháng Hai – mùa Xuân – dương, đức thánh Ông – đản sinh – dương; cúng lợn – âm. Tháng Tám – mùa Thu – âm, đức thánh Bà – hóa – âm; cúng gà – dương. Có nghĩa âm – dương đối đãi mới sinh sôi phát triển. Ở đây là biểu trưng cầu sinh sôi phát triển của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Sáng sớm ngày mồng 9 tháng hai, dân làng tổ chức lễ " Nghênh Thủy" tức là rước nước cầu mùa. Nghi thức này diễn ra phổ biến ở nhiều hội trong vùng. Đoàn rước có khoảng 10 thanh niên quang quẻ khênh chóe nước, gáo, vòng ngũ sắc, cờ hiệu và một số người đại diện các phe giáp. Trước khi rước nước, đoàn rước lễ Thánh, sau đó tiến hành rước lên bến Bồ Đề ( trước cửa đền Ghềnh). Đến đoạn bến Bồ Đề đã có thuyền chờ sẵn ( thuyền được thuê trước) đưa đoàn ra giữa sông Hồng lấy nước. Trưởng đoàn lấy nước trịnh trọng thả vòng ngũ sắc xuống dòng sông, múc 3 gáo đầu làm phép, sau đó lần lượt đại diện phe giáp lấy đầy nước vào chóe. Chóe nước được quấn đai đỏ, lắp phủ vải đỏ, gáo múc nước làm bằng đồng ( nay thay bằng gáo dừa) quấn khăn đỏ. Vành ngũ sắc không chỉ đơn thuần là ngăn rác bẩn vào nước mà tất cả biểu tượng đó, hội lại biểu trưng cho cầu sinh khí để đem lại những nguồn hạnh phúc cho dân làng. Áng chừng đoàn rước nước lên đến bến Bồ Đề thì dân làng làm lễ Thánh và tổ chức rước kiệu ( cũng trên trục đường rước nước) để nghênh thủy ( đón nước). Thường thì đoàn rước kiệu nghênh thủy giữa đường, có năm rước kiệu lên tận bến Bồ Đề nghênh thủy. Đoàn rước có đầy đủ cờ, biển, chấp kích, bát bửu, tàn, tán lọng, đoàn nghi lễ và dân làng để nghênh kiệu Ông, kiệu Bà. Đoàn rước, vui nhất là Kiệu quay. Khởi xuất từ đình, trên đường rước, các kiệu cứ quay tròn, rồi tiến, rồi lùi, cứ như thể các đức Thành hoàng ngự giá vui cùng dân làng trong không khí khai Xuân và nhập vào lòng người đang thăng hoa khai hội. Ở đây, Thánh và phàm trong một thể thống nhất ( Hội). Hình thức kiệu quay trong sự nâng nâng thăng hoa của giới trai thanh, nữ tú như đồng nhất với nghi thức " nhập bóng đồng" của đạo Tứ phủ. Người nhập thân bóng đồng thường được phủ đầu bằng khăn đỏ để tiếp cận với tầng trên, bởi lẽ mầu đỏ là mầu của sinh khí, mầu biểu trưng cho tầng trên ( tầng trời/ tầng thiêng). Ở đây, các trai thanh, nữ tú cũng vậy, họ được dân làng chọn để khiêng kiệu, chít khăn điều, đai đỏ như biểu trưng cho sự ngây thơ, trong sáng của bầu trời hạnh phúc, đức độ của Thành hoàng làng. Đoạn đường rước kiệu để nghênh thủy chính là con đường thánh thiện, tràn đầy sinh khí, mang đại phúc cho dân làng, cho mùa màng bội thu. Đoàn rước nước và kiệu hội lại hoàn giá, trong không khí thăng hoa, hòa với tiếng nhịp phách theo điệu lưu thủy cùng tiếng reo hò của đám trai làng. Khoảng đến giờ Ngọ, đoàn rước về đình. Tiếp sau đó, Ban tư văn cử đại diện các phe giáp tổ chức lễ rước văn từ nhà ông soạn văn về đình. Soạn văn tế là người có chữ nghĩa trong làng, đức cao vọng trọng. Trong ngày rước mồng 9 tháng hai, chủ tế phải có lễ xôi thủ lợn ( có phủ tràng màng). Sau khi rước văn về đình thì tiến hành tế Thánh. Tế Thánh xong, dân làng thụ lộc tại đình. Đặc biệt, phần lễ của ông chủ tế chia biếu các chức dịch, tiên chỉ, đại diện các phe giáp, còn đâu dân làng cùng hưởng. Các ngày tiếp theo, sáng mồng 10 tháng hai, hội có tổ chức lễ rước cỗ các cụ. Tức là đại diện già làng của các phe giáp dâng lễ Thánh. Truyền lại, làng Xuân Đỗ Hạ vốn có 6 giáp, do nguyên nhân nào đó chỉ còn 4 giáp là: Đông Trung, Đoài Nhất, Đoài Hạ và Đông Hạ. Cỗ rước được tổ chức thi, nếu cỗ nào có xôi gà béo được chọn thì mới được đặt trong giường cầu. Trong ngày này, Lý trưởng cũng có lễ vật tế Thánh. Sau lễ Thánh, cỗ của các cụ và cỗ của Lý trưởng khao cả làng. Ngày 11 tháng hai, dân làng tổ chức tế Thánh còn gọi là cỗ các giáp. Cỗ này do tự dân làng đóng góp, tế Thánh xong cả làng thụ lộc. Trong hội làng Xuân Đỗ Hạ, đáng quan tâm có lễ Rã đám vào ngày 12 tháng hai để ngày hôm sau 13 tháng hai làm lễ yên vị đóng cửa đình. Trong ngày Rã đám, mỗi giáp cúng lễ một con lợn sống. Tức là lợn để nguyên con, không cạo lông, lấy một ít tiết và một ít lông gáy ( đoạn lông cứng và dài nhất) bỏ vào bát để làm lễ tế mao huyết. Lợn được đặt trước ban thờ và bát mao huyết đặt trên ban thờ Thánh và chủ tế làm lễ tế. Tế xong, bát mao huyết được đem chôn ở miếu thổ thần gần đó ( nhiều già làng nhớ lại cũng có thể đem chôn chỗ ông Hổ ở bức bình phong trước đình). Hiện tượng tế mao huyết cũng gặp ở nhiều nơi trong vùng như ở hội làng Cầu Bây ( Thạch Bàn), hội Thượng Đồng ( Phúc Lợi). Có thể thấy rằng: Lợn sống cũng được coi như một mảnh đất màu mỡ, lông của nó như cây trồng, nơi lông gáy (bao giờ cũng dài cứng hơn) biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ nhất. Còn huyết có thể tượng cho nguồn sinh lực vô biên. Các nhà Dân tộc học và Khảo cổ học cho biết rằng: Ngay từ buổi hồng hoang khi con người đâm vật nhọn vào con vật thì một chất màu đỏ, chảy ra, chảy hết. Con vật chết "vì thế" chất đỏ này (máu) được đồng nhất với chất sống/ duy trì sự sống/ sinh khí. Sau đó dần dần được coi là nguồn sinh lực vô biên, rồi thiêng hoá mà thành một sức mạnh của thần linh, của bầu trời, của nguồn hạnh phúc vô tận…. ( cờ thần màu đỏ hoặc sơn son các công trình kiến trúc và hiện vật, có thể đã xuất phát từ ý này). Như vậy, bát mao huyết khi được đặt lên bàn thờ, như đã mang ý nhắc nhở với thần rằng: Hãy ban phát cho chúng tôi nguồn sinh lực tràn trề để cây trồng tốt tươi, như gợi ý từ bát mao huyết của chúng tôi đây, cho hạnh phúc no đủ tràn về khắp xóm làng. Sau đó, tế chủ đem mao huyết ra chôn trước vị thần linh cai quản mặt đất (hổ) hoặc miếu thổ địa, như một khoán ước và nhằm chống lại quỷ dữ xâm hại tới mùa màng (vì hổ còn là vị thần có khả năng trừ tà sát quỷ). Nghi thức tế mao huyết ở hội làng Xuân Đỗ Hạ là một tục hèm của cư dân nông nghiệp cổ. Trở lại vấn đề, rõ ràng làng Xuân Đỗ Hạ tôn thờ một vị nữ thần nông nghiệp. Đó là công chúa Lâu Ly (cũng có lúc được gọi là nàng Lâu, Tiên Lâu) trong thần tích đang được lưu giữ ở đình. Về mặt ngữ âm học, ngôn ngữ học lịch sử dễ dàng nhận ra giữa tên gọi – còn bảo lưu được từ căn, được ký tự thành chữ "lâu" để phát âm – của vị nữ thần trong thần phả ở Xuân Đỗ Hạ, với nhân danh "Bà chúa Dâu" được biến chuyển âm danh ra các địa danh "Liên Lâu", "Ly Lâu", "Luy Lâu"...ở địa bàn vùng cửa sông Dâu gặp sông Cái/ sông Hồng. Kết hợp tên gọi các nữ thần được thờ ở hệ thống chùa Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) vốn chính là các bà dâu, đậu, giàn, nành ở trong (trên) cùng địa bàn. Cũng dễ dàng nhận ra dưới lớp vỏ Tứ Pháp đây chính là các nữ thần nông nghiệp thời cổ sơ. Làng bãi sông nông nghiệp Đậu Hạ, trước khi được chuyển hóa tên gọi thành Xuân Đỗ Hạ, khi bảo lưu được tên gọi "Công chúa Lâu Ly "để đưa vào thần tích (thần phả), chính là một làng thờ nữ thần nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, với nhịp sống đô thị hóa nhanh, nhiều nghi thức đã đơn giản hóa. Thời gian tổ chức hội làng Xuân Đỗ Hạ cũng chỉ diễn ra trong 3 ngày ( từ ngày mồng 9 đến 11 tháng hai lịch trăng) nhưng những nghi thức nông nghiệp vẫn còn trong ký ức. Thấp thoáng đâu đó là những tiếng trống sấm gọi mưa, gọi mùa. Tiết trời Xuân dần hửng lên như làm lắng lại những hạt mưa bay. Không chỉ có kiệu làng Xuân Đỗ Hạ mà kiệu của 3 làng khác lân cận cũng sang tham gia. Theo truyền thống, cứ đi một đoạn, những người rước lại xoay kiệu, không theo quy định nào hết. Kiệu có thể xoay ngược, sang phải, sang trái... Với các cô gái, để giữ được kiệu vững vàng là rất khó khăn. Tuy nhiên, ai cũng tự hào nếu năm đó được chọn vào đội rước kiệu. Các thiếu nữ làng Thổ Khổi bên cạnh du kiệu sang giao lưu. Đội rước đi qua giếng làng hình bán nguyệt, ngay trước cửa đình. Trước đây, giếng là nơi cung cấp nước cho cả làng, được đánh giá là một trong những giếng lớn nhất của Bắc Bộ. Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục, người khiêng vẫn rất hào hứng. Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục, người khiêng vẫn rất hào hứng. Nghi lễ phần kết thúc rước kiệu. Ngô Xuân Tùng Nguồn: Cổng thông tin điện tử phường Cự Khối Ths Nguyễn Thy Ngà Lễ hội nhằm tôn vinh Đức Thánh Ông Khỏa Ba Sơn và Thánh Mẫu Lâu Ly Nương. Thời gian tổ chức hội làng Xuân Đỗ Hạ cũng chỉ diễn ra trong 3 ngày ( từ ngày mồng 9 đến 11 tháng hai lịch trăng) theo những nghi thức nông nghiệp vẫn còn trong ký ức. Xuân Đỗ là một làng cổ, nằm bên bờ Bắc sông Hồng, thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Làng có tên nôm là Đậu Hạ. Làng quê này xưa kia vốn là đất bãi sông Hồng. Trải qua thời gian, sau những lần đắp đê chống lụt, Xuân Đỗ trở làng thành trong đê. Gờ sót của con đê tàn đoạn đường gom cầu Thanh Trì là chứng tích của thời gian. Dòng biên niên sử của Đại việt sử ký toàn thư cũng ghi lại địa danh bãi Xuân Đỗ như sau: "Vì năm trước 1523 là năm Nhâm Ngọ, theo lệ có khoa thi Hương, nhưng trong nước loạn lạc, không mở khoa thi được. Nay, xuống chiếu cho học trò 4 xứ Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương, Kinh Bắc cùng tới Xuân Đỗ này để vào thi". Trong quá trình phát triển làng xã, Xuân Đỗ được chia tách làng thành Xuân Đỗ Thượng, Xuân Đỗ Hạ. Làng Xuân Đỗ Hạ là làng gốc hiện còn để lại những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: đình, chùa cổ kính. Tấm bia mang niên đại Vĩnh Tộ (1619 - 1628) hiện đặt cạnh giếng đình như một khẳng định với chúng ta Đình đã được xây dựng ở đây ít nhất tới gần 400 năm. Đình Xuân Đỗ Hạ nằm ở vị trí đầu làng, trên một khuôn viên thoáng rộng với nhiều đơn nguyên như giếng, nghi môn, rồi tới kiến trúc chính theo kiểu " Tiền khẩu hậu đinh". Hai bên của toà chữ khẩu có tả hữu hành lang nằm liền kề đã tạo không gian nội thất của đình thành một thể thống nhất. Đây là lối kiến trúc riêng, không theo hẳn bố cục của các ngôi đình thông thường, mặt nào đó mang dáng dấp của một ngôi đền nhiều hơn. Trong đó có nhiều giá trị, biểu tượng được hội vào cả kiến trúc, đồ thờ và nhất là ở chạm khắc liên quan. Cụ thể ở đình vẫn còn nhiều đồ thờ gồm các bàn thờ, cây đèn bát hương, đỉnh, trầm, long đình, kiệu võng…nhưng đáng chú ý hơn cả về mặt niên đại và nghệ thuật, đó là các cỗ ngai ở trong hậu cung. Giá trị nghệ thuật và giá trị biểu tượng đạt trình độ cao, mang niên đại đầu thế kỷ XVIII, cách đây khoảng 300 năm. Khoảng một thế kỷ sau, người dân nơi đây đã làm một bộ ngai mới để thờ hai vị thành hoàng làng, một bài vị có ghi "Khoả Ba Sơn linh ứng phù vận quảng trạch long ân hiển khánh huệ cảm nghĩa đoán đại vương" và " Lâu Ly vua tiên hoa dung trang thục công chúa". Xưa kia, hội làng Xuân Đỗ Hạ diễn ra từ ngày mồng 9 đến ngày 12 tháng hai lịch trăng, có năm được mùa dân làng tổ chức hội đến hết rằm tháng hai. Để chuẩn bị vào đám, ngay từ ngày mồng 6 tháng Giêng, Ban tư văn đại diện các phe giáp trong làng ( chủ yếu là cụ trùm nhất, trùm nhì) tổ chức họp bàn tổ chức hội dưới sự chủ trì của Lý trưởng. Từ tết Nguyên đán đến trước ngày mồng 6 tháng Giêng, khi chưa họp bàn vào Đám thì dân trong làng không được " động" tức là không gây tiếng động lớn, động thổ, không được xuống đồng cày cấy. Dân làng cho rằng nếu gây động sẽ kinh động đến quỷ thần và làm cho mất mùa, bệnh dịch. Trong lễ họp vào Đám có cúng xôi gà, chủ Tế đọc văn tế xin Thành hoàng làng chứng giám. Sáng ngày mồng 8 tháng hai, các phe giáp tổ chức bàn giao đồ thờ tự. Tức là sau mỗi mùa lễ hội vào ngày 12 tháng hai, phe giáp nào được đăng cai có trách nhiệm bảo quản, trông coi đồ thờ trong một năm, đến năm sau bàn giao lại cho phe giáp tân đăng cai. Chiều ngày mồng 8 tháng hai, dân làng tổ chức bao sái đồ thờ tự, làm lễ Phong y, lễ vật có xôi thủ lợn. Theo các già làng cho biết, xưa kia ngày mồng 10 tháng hai là Đản sinh Đức thánh Ông ( Khỏa Ba Sơn) thì ngày mồng 8 tháng hai vào đám chỉ có cúng xôi thủ lợn và ngày 15 tháng 8 giỗ Đức thánh Bà ( Lâu Ly) thì cúng xôi gà. Nghi thức này tưởng là đơn thuần nhưng nó lại xuất phát trong tâm thức của người dân Việt trồng lúa nước. Có thể hiểu như sau: tháng Hai – mùa Xuân – dương, đức thánh Ông – đản sinh – dương; cúng lợn – âm. Tháng Tám – mùa Thu – âm, đức thánh Bà – hóa – âm; cúng gà – dương. Có nghĩa âm – dương đối đãi mới sinh sôi phát triển. Ở đây là biểu trưng cầu sinh sôi phát triển của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Sáng sớm ngày mồng 9 tháng hai, dân làng tổ chức lễ " Nghênh Thủy" tức là rước nước cầu mùa. Nghi thức này diễn ra phổ biến ở nhiều hội trong vùng. Đoàn rước có khoảng 10 thanh niên quang quẻ khênh chóe nước, gáo, vòng ngũ sắc, cờ hiệu và một số người đại diện các phe giáp. Trước khi rước nước, đoàn rước lễ Thánh, sau đó tiến hành rước lên bến Bồ Đề ( trước cửa đền Ghềnh). Đến đoạn bến Bồ Đề đã có thuyền chờ sẵn ( thuyền được thuê trước) đưa đoàn ra giữa sông Hồng lấy nước. Trưởng đoàn lấy nước trịnh trọng thả vòng ngũ sắc xuống dòng sông, múc 3 gáo đầu làm phép, sau đó lần lượt đại diện phe giáp lấy đầy nước vào chóe. Chóe nước được quấn đai đỏ, lắp phủ vải đỏ, gáo múc nước làm bằng đồng ( nay thay bằng gáo dừa) quấn khăn đỏ. Vành ngũ sắc không chỉ đơn thuần là ngăn rác bẩn vào nước mà tất cả biểu tượng đó, hội lại biểu trưng cho cầu sinh khí để đem lại những nguồn hạnh phúc cho dân làng. Áng chừng đoàn rước nước lên đến bến Bồ Đề thì dân làng làm lễ Thánh và tổ chức rước kiệu ( cũng trên trục đường rước nước) để nghênh thủy ( đón nước). Thường thì đoàn rước kiệu nghênh thủy giữa đường, có năm rước kiệu lên tận bến Bồ Đề nghênh thủy. Đoàn rước có đầy đủ cờ, biển, chấp kích, bát bửu, tàn, tán lọng, đoàn nghi lễ và dân làng để nghênh kiệu Ông, kiệu Bà. Đoàn rước, vui nhất là Kiệu quay. Khởi xuất từ đình, trên đường rước, các kiệu cứ quay tròn, rồi tiến, rồi lùi, cứ như thể các đức Thành hoàng ngự giá vui cùng dân làng trong không khí khai Xuân và nhập vào lòng người đang thăng hoa khai hội. Ở đây, Thánh và phàm trong một thể thống nhất ( Hội). Hình thức kiệu quay trong sự nâng nâng thăng hoa của giới trai thanh, nữ tú như đồng nhất với nghi thức " nhập bóng đồng" của đạo Tứ phủ. Người nhập thân bóng đồng thường được phủ đầu bằng khăn đỏ để tiếp cận với tầng trên, bởi lẽ mầu đỏ là mầu của sinh khí, mầu biểu trưng cho tầng trên ( tầng trời/ tầng thiêng). Ở đây, các trai thanh, nữ tú cũng vậy, họ được dân làng chọn để khiêng kiệu, chít khăn điều, đai đỏ như biểu trưng cho sự ngây thơ, trong sáng của bầu trời hạnh phúc, đức độ của Thành hoàng làng. Đoạn đường rước kiệu để nghênh thủy chính là con đường thánh thiện, tràn đầy sinh khí, mang đại phúc cho dân làng, cho mùa màng bội thu. Đoàn rước nước và kiệu hội lại hoàn giá, trong không khí thăng hoa, hòa với tiếng nhịp phách theo điệu lưu thủy cùng tiếng reo hò của đám trai làng. Khoảng đến giờ Ngọ, đoàn rước về đình. Tiếp sau đó, Ban tư văn cử đại diện các phe giáp tổ chức lễ rước văn từ nhà ông soạn văn về đình. Soạn văn tế là người có chữ nghĩa trong làng, đức cao vọng trọng. Trong ngày rước mồng 9 tháng hai, chủ tế phải có lễ xôi thủ lợn ( có phủ tràng màng). Sau khi rước văn về đình thì tiến hành tế Thánh. Tế Thánh xong, dân làng thụ lộc tại đình. Đặc biệt, phần lễ của ông chủ tế chia biếu các chức dịch, tiên chỉ, đại diện các phe giáp, còn đâu dân làng cùng hưởng. Các ngày tiếp theo, sáng mồng 10 tháng hai, hội có tổ chức lễ rước cỗ các cụ. Tức là đại diện già làng của các phe giáp dâng lễ Thánh. Truyền lại, làng Xuân Đỗ Hạ vốn có 6 giáp, do nguyên nhân nào đó chỉ còn 4 giáp là: Đông Trung, Đoài Nhất, Đoài Hạ và Đông Hạ. Cỗ rước được tổ chức thi, nếu cỗ nào có xôi gà béo được chọn thì mới được đặt trong giường cầu. Trong ngày này, Lý trưởng cũng có lễ vật tế Thánh. Sau lễ Thánh, cỗ của các cụ và cỗ của Lý trưởng khao cả làng. Ngày 11 tháng hai, dân làng tổ chức tế Thánh còn gọi là cỗ các giáp. Cỗ này do tự dân làng đóng góp, tế Thánh xong cả làng thụ lộc. Trong hội làng Xuân Đỗ Hạ, đáng quan tâm có lễ Rã đám vào ngày 12 tháng hai để ngày hôm sau 13 tháng hai làm lễ yên vị đóng cửa đình. Trong ngày Rã đám, mỗi giáp cúng lễ một con lợn sống. Tức là lợn để nguyên con, không cạo lông, lấy một ít tiết và một ít lông gáy ( đoạn lông cứng và dài nhất) bỏ vào bát để làm lễ tế mao huyết. Lợn được đặt trước ban thờ và bát mao huyết đặt trên ban thờ Thánh và chủ tế làm lễ tế. Tế xong, bát mao huyết được đem chôn ở miếu thổ thần gần đó ( nhiều già làng nhớ lại cũng có thể đem chôn chỗ ông Hổ ở bức bình phong trước đình). Hiện tượng tế mao huyết cũng gặp ở nhiều nơi trong vùng như ở hội làng Cầu Bây ( Thạch Bàn), hội Thượng Đồng ( Phúc Lợi). Có thể thấy rằng: Lợn sống cũng được coi như một mảnh đất màu mỡ, lông của nó như cây trồng, nơi lông gáy (bao giờ cũng dài cứng hơn) biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ nhất. Còn huyết có thể tượng cho nguồn sinh lực vô biên. Các nhà Dân tộc học và Khảo cổ học cho biết rằng: Ngay từ buổi hồng hoang khi con người đâm vật nhọn vào con vật thì một chất màu đỏ, chảy ra, chảy hết. Con vật chết "vì thế" chất đỏ này (máu) được đồng nhất với chất sống/ duy trì sự sống/ sinh khí. Sau đó dần dần được coi là nguồn sinh lực vô biên, rồi thiêng hoá mà thành một sức mạnh của thần linh, của bầu trời, của nguồn hạnh phúc vô tận…. ( cờ thần màu đỏ hoặc sơn son các công trình kiến trúc và hiện vật, có thể đã xuất phát từ ý này). Như vậy, bát mao huyết khi được đặt lên bàn thờ, như đã mang ý nhắc nhở với thần rằng: Hãy ban phát cho chúng tôi nguồn sinh lực tràn trề để cây trồng tốt tươi, như gợi ý từ bát mao huyết của chúng tôi đây, cho hạnh phúc no đủ tràn về khắp xóm làng. Sau đó, tế chủ đem mao huyết ra chôn trước vị thần linh cai quản mặt đất (hổ) hoặc miếu thổ địa, như một khoán ước và nhằm chống lại quỷ dữ xâm hại tới mùa màng (vì hổ còn là vị thần có khả năng trừ tà sát quỷ). Nghi thức tế mao huyết ở hội làng Xuân Đỗ Hạ là một tục hèm của cư dân nông nghiệp cổ. Trở lại vấn đề, rõ ràng làng Xuân Đỗ Hạ tôn thờ một vị nữ thần nông nghiệp. Đó là công chúa Lâu Ly (cũng có lúc được gọi là nàng Lâu, Tiên Lâu) trong thần tích đang được lưu giữ ở đình. Về mặt ngữ âm học, ngôn ngữ học lịch sử dễ dàng nhận ra giữa tên gọi – còn bảo lưu được từ căn, được ký tự thành chữ "lâu" để phát âm – của vị nữ thần trong thần phả ở Xuân Đỗ Hạ, với nhân danh "Bà chúa Dâu" được biến chuyển âm danh ra các địa danh "Liên Lâu", "Ly Lâu", "Luy Lâu"...ở địa bàn vùng cửa sông Dâu gặp sông Cái/ sông Hồng. Kết hợp tên gọi các nữ thần được thờ ở hệ thống chùa Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) vốn chính là các bà dâu, đậu, giàn, nành ở trong (trên) cùng địa bàn. Cũng dễ dàng nhận ra dưới lớp vỏ Tứ Pháp đây chính là các nữ thần nông nghiệp thời cổ sơ. Làng bãi sông nông nghiệp Đậu Hạ, trước khi được chuyển hóa tên gọi thành Xuân Đỗ Hạ, khi bảo lưu được tên gọi "Công chúa Lâu Ly "để đưa vào thần tích (thần phả), chính là một làng thờ nữ thần nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, với nhịp sống đô thị hóa nhanh, nhiều nghi thức đã đơn giản hóa. Thời gian tổ chức hội làng Xuân Đỗ Hạ cũng chỉ diễn ra trong 3 ngày ( từ ngày mồng 9 đến 11 tháng hai lịch trăng) nhưng những nghi thức nông nghiệp vẫn còn trong ký ức. Thấp thoáng đâu đó là những tiếng trống sấm gọi mưa, gọi mùa. Tiết trời Xuân dần hửng lên như làm lắng lại những hạt mưa bay. Không chỉ có kiệu làng Xuân Đỗ Hạ mà kiệu của 3 làng khác lân cận cũng sang tham gia. Theo truyền thống, cứ đi một đoạn, những người rước lại xoay kiệu, không theo quy định nào hết. Kiệu có thể xoay ngược, sang phải, sang trái... Với các cô gái, để giữ được kiệu vững vàng là rất khó khăn. Tuy nhiên, ai cũng tự hào nếu năm đó được chọn vào đội rước kiệu. Các thiếu nữ làng Thổ Khổi bên cạnh du kiệu sang giao lưu. Đội rước đi qua giếng làng hình bán nguyệt, ngay trước cửa đình. Trước đây, giếng là nơi cung cấp nước cho cả làng, được đánh giá là một trong những giếng lớn nhất của Bắc Bộ. Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục, người khiêng vẫn rất hào hứng. Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục, người khiêng vẫn rất hào hứng. Nghi lễ phần kết thúc rước kiệu. Ngô Xuân Tùng Nguồn: Cổng thông tin điện tử phường Cự KhốiThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Xuân Đỗ Hạ lễ hội phường Cự Khối Long Biên Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10