Quán Dương Liễu là nơi thờ vọng đức Lý Phục Man tướng quân thời Tiền Lý Nam Đế, kiến trúc nổi chội với tòa Phương đình cao 2 tầng 8 mái rất trang nhã cùng với nhiều đồ thờ tự quý giá như: Nhang án, hạc, sập thờ, kiệu bát cống, kiệu văn, bát bửu, chấp kích.
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay là Đình làng Dương Liễu), Tướng công Lý Phục Man, triều đại Lý Nam Đế trên đường đi đánh giặc đã tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá cờ do Tướng công chỉ huy đánh thắng giặc ngoại xâm.
Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Lý Phục Man- vị Thành Hoàng làng và đội quân tinh nhuệ đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Vào ngày 11 tháng 3 Âm lịch), Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) đã diễn ra tưng bừng, long trọng, với hàng trăm người tham gia rước kiệu, nghiềm quân, múa cờ, tế lễ. Lễ hội diễn ra tại Đình làng, nơi thờ vọng tướng quân Lý Phục Man - vị tướng tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý.
Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là lễ hội tiêu biểu trong toàn Tổng Sấu-Giá từ trước tới nay, góp phần tôn vinh nét đẹp truyền thống và lịch sử của người dân địa phương.
Ngay từ sáng sớm, người dân trong xã và khu vực lân cận đã háo hức tập trung tại sân Đình chờ xem hội. Đình làng Dương Liễu hôm nay được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập phương và các cụ phụ lão, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo suốt chương trình lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất, vì yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân” của gần 500 trai làng. Từ sân Đình làng, 500 chàng trai tráng kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm còi, tay cầm cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở sân bóng của xã. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lý Phục Man đang thời giúp nước.
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xã lân cận tạm gác việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội), hát chèo đò (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây chuối… Lễ hội kết thúc sau lễ rước Hoàn cung và văn nghệ.
Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Lễ hội làng Dương Liễu ở Hà Đông năm 1928
Người dân đi trẩy hội làng Dương Liễu ở tỉnh Hà Đông năm 1928. Ngôi làng này ngày nay là xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Người tham gia lễ hội mặc trang phục truyền thống đến từ các làng Dương
Liễu, Quế Dương, Mậu Hòa, tập hợp theo từng làng dựa trên màu sắc các
loại cờ quạt. Nhiều người cầm ô để che nắng.
Biển người trẩy hội làng Dương Liễu. Lễ hội diễn ra ngày 11 tháng 3 Âm
lịch nhằm tôn vinh Thành hoàng làng là tướng quân Lý Phục Man, vị tướng
tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý.
Đám đông trước đình làng Dương Liễu, nơi thờ ngài Lý Phục Man.
Trai tráng tập trung trước đình Dương Liễu trước khi tham gia lễ rước Thành hoàng.
Các chàng trai lấy quạt che đầu trước cái nắng gay gắt.
Đại diện các làng làm lễ tế ở sân đình.
Những người tham gia lễ rước bắt đầu bái lạy Thành hoàng.
Các nghi thức diễn ra bài bản trong sự trang nghiêm.
Đám rước khởi hành từ đình làng Dương Liễu.
Cao trào lễ hội làng Dương Liễu là khi đám rước chuyển thành màn tái
hiện cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của
tướng Lý Phục Man thời đánh giặc giữ nước.
Các trai tráng tham gia lễ hội ăn mặc giống như các chiến binh thời xưa.
Lễ hội xã Dương Liễu ngày nay
Đông đúc du khách đến thưởng hội - Ảnh: sưu tầm
Đoạn đường chật chội, dòng người đan xen - Ảnh: sưu tầm
Từ sáng sớm, người dân trong xã và khu vực lân cận đã háo hức tập trung
tại sân Đình chờ xem hội. Đình làng Dương Liễu hôm nay được trang hoàng
rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh
niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ,
nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.
Đội quân" sẵn sàng - Ảnh: sưu tầm
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay là Đình làng Dương Liễu), Tướng công Lý Phục Man trên đường đi đánh giặc đã tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá cờ do Tướng công chỉ huy sau đó đã đánh thắng giặc ngoại xâm dưới thời nhà Lý. Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Lý Phục Man- vị Thành Hoàng làng và đội quân tinh nhuệ đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Tươi cười trước ống kính - Ảnh: sưu tầm
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập phương và các cụ phụ lão, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo suốt chương trình lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất, vì yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Đình làng Dương Liễu - Ảnh: sưu tầm
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân” của gần 500 trai làng. Từ sân Đình làng, 500 chàng trai tráng kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm còi, tay cầm cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở sân bóng của xã. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lý Phục Man đang thời giúp nước.
Bài binh bố trận rầm rộ - Ảnh: sưu tầm
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xã lân cận tạm gác việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội), hát chèo đò (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây chuối.