Đền Ngọc Quế linh thiêng thờ phụng vị thần tên húy là Đỗ Huyến, có công phò vua chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng Vương thứ 18. Đền cũng là nơi thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.
Đền Ngọc Quế là một ngôi đền thuộc địa phận thôn Ngọc Quế,
xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ngôi đền này nằm bên bờ hữu ngạn
sông Luộc. Người dân ở đây coi Đền Ngọc Quế là một nơi linh thiêng, lập ra để
thờ vị thần tên là Đỗ Huyến, người có công chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng
Vương thứ 18. Đền cũng là nơi thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.
Đường đến khu Đền Ngọc Quế thuận lợi cho cả đường bộ và đường
thuỷ. Thôn Ngọc Quế ngày nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái
Bình. Ngọc Quế xưa thuộc tổng Sơn Đồng, huyện
Quỳnh Côi. Đền Ngọc Quế nơi thờ thần Đỗ Huyến, có công khai khẩu vùng đất này trước
công nguyên, được dân làng tôn thờ là thành hoàng.
Đỗ Huyến người có công dẹp giặc ngoại xâm thời Hùng Vương thứ
18, bảo vệ biên cương nước Văn Lang thời đó. Đỗ Huyến vốn quê ở Châu ái (Nghệ
Tĩnh ngày nay). Sinh ra từ 1 gia đình quan lại, thủa nhỏ Huyến học tài, thi rộng
văn võ song toàn, thi cử nhiều lần đỗ đạt được nhà Vua biết đến.
Khi ấy là vua Hùng Vương thứ 18, đã vời vào cung nhà vua
giúp nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương, dẹp giặc xong biên cương yên
ổn đất nước thanh bình, nhân một chuyến đi qua vùng đất này (Sơn Nam đạo) Đỗ
Huyến thấy thế đất “Long bình Hổ phục” liền về tâu Vua được đến khai dân lập ấp
xây dựng điền doanh.
Vua Hùng mừng rỡ chuẩn tấu, cấp cho vàng bạc, châu báu cùng
lương thảo và quân sĩ để Đỗ Huyến chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang. Một thời
gian sau thì xây dựng xong đồn trại và khai hoang cả vùng đất trù mật bên sông
thành những cánh đồng mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh.
Sau này, Đỗ Huyến được Vua Hùng cho làm huyện trưởng huyện
Quỳnh Côi rồi làm Sơn Nam đạo trưởng (tức khu vực Thái Bình, Hải Dương ngày
nay). Nhưng, nước Văn Lang thái bình thịnh trị không lâu thì Đỗ Huyến đột ngột
qua đời, dân làng Ngọc Quế xót thương, vua Hùng đau buồn liền chiếu chỉ cho dân
làng Ngọc Quế xây đền phụng thờ ngài, tôn vinh ngài làm thành hoàng làng Ngọc
Quế từ đó.
Đền Ngọc Quế còn là nơi thờ phụng tưởng niệm Vua trần Trần
Thái Tông và Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã qua đây tuyển dụng binh sĩ,
chuẩn bị quân lương cho 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Quá trình xây dựng và phát triển
Dựa trên kết quả khảo cổ học thì không ai biết chính xác đền
được xây dựng từ khi nào nhưng theo truyền thuyết thì đền được xây dựng từ đời
Hùng Vương thứ 18.
Theo bi ký còn lưu giữ tại đền thì đợt trùng tu lớn nhất vào
năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) thời Lê - Trịnh, do các quan lại địa phương cùng với
người dân huy động nguồn lực.
Đền là một công trình văn hoá với kiến trúc đồ sộ nhưng gọn
gàng với nghệ thuật trạm gỗ tinh xảo. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thời
Nguyễn, hệ thống đồ tế khá phong phú có giá trị mỹ thuật cao như gốm sứ thời
Lê, các ngai thờ nhang án, kiếm thờ bằng gỗ trạm trổ rất tinh vi.
Ngôi đền nằm trên một ô đất độc lập, có mặt trước thoáng
mát, xung quanh có cây cối xum xuê. Đền
gồm: Cung vào (Táo môn), lầu bà Quế, toà Bái đường, toà điện thờ và hậu cung,
khu vực nhà khách.
Ngoài quy mô to lớn lộng lẫy của di tích. Đền Ngọc Quế còn
là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, đồ tế khí rát phong phú có giá trị như: Đại tự
sơn son thiếp vàng, hoành phi khảm trai, câu đối khảm trai vàng, kiếm thờ bằng
gỗ thời Lê, bát hương gốm (thời Mạc) và đôi song bình thời Lê, tượng, hạc đồng,
chuông đồng. Đặc biệt, còn lưu giữ được 1 cuốn thần tích có niên đại…
Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi đền
này vẫn còn giữ được vẻ cổ kính, in đậm nhiều dấu tích kiến trúc, điêu khắc thời
Lê-Trịnh như gạch xây, kẻ góc và đặc biệt là đồ tế khí vẫn còn lưu giữ trong đền.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong thôn thì đền còn có một lần trùng tu nữa
vào thời Nguyễn và vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc đó cho đến ngày hôm nay.
Đền Ngọc Quế xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia theo
quyết định số: 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990.
Lễ hội
Ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm là ngày lễ "Khánh Hạ",
mở cửa Đền.
Ngày 8 tháng 8 âm lịch (hàng năm) là đền có tổ chức lễ hội để
khách du lịch đến tế lễ cúng bái, chơi trò chơi dân gian và cúng tiến.
Về húy kỵ thì kiêng ngặt màu trắng, không dùng màu trắng
trong tế tự ngài.
Thông thường lễ hội Đền Ngọc Quế được tổ chức trong vòng 3
ngày. Ngoài phần tế, lễ dâng hương ra thì lễ hội này còn có các chương trình
văn nghệ, thể thao truyền thống như cờ tướng, kéo co nam nữ, thi đấu pháo đất, múa
lân, rước kiệu, múa dân gian, chọi gà.