Linh Thiêng Đền thờ Quốc Tổ Linh Thiêng Đền thờ Quốc Tổ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và vinh dự lớn không chỉ của người dân miền Đất Tổ mà còn là của cả dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Vua Hùng - Phụ Tổ của dân ta đã được thế giới vinh danh. Là sợi dây liên kết tinh thần giữa thời đại Hùng Vương và thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh quan niệm sống của người Việt Nam: Trọng tình nghĩa, thủy chung, sự biết ơn, lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Xét về bản chất, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo vì nó không có giáo lý, không có giáo chủ đồng thời cũng không có giáo dân; mà nó chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn/ tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước của con Lạc cháu Hồng hàng ngàn đời sau trong lịch sử. Khác với tôn giáo: Phật giáo hay Thiên chúa giáo, người Việt thắp hương thờ cúng Hùng Vương chỉ xin Vua Hùng phù hộ cho cuộc sống hiện tại chứ không xin cho khi nhắm mắt xuôi tay được sớm lên thiên đàng hoặc sớm về nơi Tây phương cực lạc, hưởng chốn bồng lai tiên cảnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự sáng tạo văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Căn bản triết lý hay nói chính xác hơn là sự minh triết Việt trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là quan niệm “Vạn vật hữu linh – vạn vật hữu hình” và “Cây có cội, nước có nguồn”; “Con người có tổ tông, nòi giống”. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thực sự là tín ngưỡng bản địa; tục thờ thuần Việt, ở đây đối tượng được tôn thờ là Thánh Tổ Hùng Vương - ông Tổ không phải của riêng một dòng họ, một làng, một vùng mà là Tổ của dân, của nước. Ý nghĩa đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là ý thức nhớ về cội nguồn dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống nước nhớ nguồn”; sự kết nối cộng đồng hình thành nên tính đại diện cộng đồng sâu sắc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có không gian văn hóa rộng rãi, trải dài khắp cả nước, từ Bắc vào Nam; gần như ở khắp các tỉnh thành, nơi nào có người Việt sinh sống nơi đó có thờ cúng Hùng Vương gắn với thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, làng xã. Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà nổi bật là Đền Hùng, di tích quốc gia đặc biệt, nơi đất thiêng nghĩa tình, nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất, quy mô nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo dòng chảy của thời gian và ký ức, trải qua bao biến cố, thăng trầm, di sản vẫn trường tồn và phát triển. Đó là sự hồi cố, kết tinh và tỏa sáng của văn hóa Lạc Việt - văn mình lúa nước - văn minh sông Hồng. Di sản văn hóa ấy đã và đang tỏa sáng, lan rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn nổi bật, tiêu biểu toàn nhân loại và đại diện toàn cầu.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt của văn hóa việt Nam, được hình thành và phát triển trường tồn cùng lịch sử dân tộc, được cộng đồng người Việt cả trong nước và nước ngoài mặc nhiên thừa nhận là bản sắc riêng của mình để bảo tồn phát huy. Vua Hùng – vua Thủy Tổ được tôn thờ như một vị Thánh Vương của cộng đồng dân tộc, một điểm tựa tâm linh vững chắc cùng tồn tại với non sông đất nước, từ trong quá khứ, cả trong hiện tại và mãi đến mai sau. Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới có truyền thuyết đẹp, thể hiện tình cảm anh em, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong cả nước như truyền thuyết “Cha Rồng mẹ Tiên” của người Việt. Truyền thuyết ấy khẳng định tất cả các dân tộc Việt Nam đều là anh em ruột thịt chung cha chung mẹ. Từ ngàn xưa, truyền thuyết ấy đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn gian khổ trong công cuộc khai cương quốc thổ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến ngày nay. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nghi thức tế lễ tại Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. (Ảnh: baophutho.vn) Nghi thức tế lễ trong Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ảnh: Phương An Nét đẹp trong truyền thống của người Việt là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, các bậc tiên hiền có công với đất nước luôn được nhân dân xây dựng đền thờ. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ thờ tự Vua Hùng mà còn là nơi thờ cúng các bậc anh kiệt của nước nhà. Đến Đền Hùng ngày nay, du khách không chỉ hành hương, tri ân công đức các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh mà còn được thăm viếng Đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ - nơi quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa, thể hiện tâm thức và đạo hiếu của con dân đất Việt. Truyền thuyết về bọc trăm trứng đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt từ bao thế hệ, trở thành mối gắn kết bền chặt để vượt qua bao khó khăn trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tổ Mẫu Âu Cơ được Nhà nước quy hoạch, xây dựng trong quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về thăm viếng. Trước đây, du khách muốn dâng hương tri ân Đức Quốc Tổ phải hành hương về huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; Đức Quốc Mẫu phải ngược lên huyện Hạ Hòa... thì nay có thể dâng hương tưởng nhớ tổ tiên ngay tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Gian thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng trên núi Sim, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, nơi có vị trí đắc địa, có thế “sơn chầu thủy tụ”. Núi Sim có hình thế giống một con rùa lớn, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ, phía trước là hồ Hóc Trai. Ngôi đền tọa lạc trên lưng rùa biểu hiện sự linh thiêng huyền diệu. Đền thờ gồm các hạng mục: Đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, phương đình, nhà tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Đền thờ Quốc Tổ là một trong 3 Đền chính của quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng gồm các đền thờ ở núi Nghĩa Lĩnh, Đền thờ Quốc Tổ và Đền thờ Tổ Mẫu mà người hành hương không thể bỏ qua khi về giỗ Tổ. Sau khi thắp hương tại các đền chính ở khu vực trung tâm Đền Hùng, du khách có thể sử dụng hệ thống xe điện để di chuyển đến các đền khác, tiết kiệm được thời gian và sức lực, đồng thời đảm bảo dâng hương đầy đủ tại các đền chính trong Khu Di tích. Được đưa vào sử dụng từ năm 2009, từ đó đến nay đã có hàng chục vạn lượt du khách về thăm viếng, tri ân công ơn trời biển của Đức Quốc Tổ. Anh Nguyễn Công Tuấn, ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết: Không về thắp hương cho Đức Quốc Tổ và các Vua Hùng là chưa trọn tấm lòng của con dân đất Việt. Tuy không phải năm nào cũng đến được Đất Tổ nhưng tôi và gia đình, bạn bè cố gắng vài năm lại một lần hành hương về đây để thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên. Du khách đến với Đền Hùng nói chung, Đền thờ Quốc Tổ nói riêng, ai cũng có ý thức giữ gìn, đóng góp để xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nói chung và Đền Quốc Tổ nói riêng trở thành địa điểm linh thiêng bậc nhất của nước nhà. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương, Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng, thành kính, thu hút được hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Đó cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thành phố lễ hội, khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng Đất Tổ. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân điểm đến văn hóa - tâm linh ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã trở thành nơi quy tụ giá trị văn hóa tâm linh thiêng liêng cho người Việt. Ngày mùng 6/3 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước thành kính tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Tại đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Lễ giỗ Đức Quốc Tổ được tổ chức với nghi thức truyền thống. Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã thay mặt nhân dân cả nước thành kính dâng hương, hoa, lễ vật bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã khởi dựng cơ đồ và đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam; nguyện một lòng đoàn kết, phát huy sức mạnh đại dân tộc xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường; xây dựng tỉnh Phú Thọ - nơi đất Tổ linh thiêng ngày thêm giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn, Lễ dâng hương Tổ Mẫu được thực hiện trang nghiêm, thành kính. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước thành kính dâng hương, hoa, lễ vật lên Tổ Mẫu, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công đức của Tổ Mẫu Âu Cơ - người mẹ huyền thoại đã sinh ra nguồn gốc của cộng đồng người Việt; cầu mong Tổ Mẫu phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bách gia trăm họ bình an, ấm no, hạnh phúc, đất nước hùng cường, phát triển. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nguồn: Cổng thông tin Điện tử tỉnh Phú Thọ Ths Nguyễn Thy Ngà Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và vinh dự lớn không chỉ của người dân miền Đất Tổ mà còn là của cả dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Vua Hùng - Phụ Tổ của dân ta đã được thế giới vinh danh. Là sợi dây liên kết tinh thần giữa thời đại Hùng Vương và thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh quan niệm sống của người Việt Nam: Trọng tình nghĩa, thủy chung, sự biết ơn, lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Xét về bản chất, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo vì nó không có giáo lý, không có giáo chủ đồng thời cũng không có giáo dân; mà nó chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn/ tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước của con Lạc cháu Hồng hàng ngàn đời sau trong lịch sử. Khác với tôn giáo: Phật giáo hay Thiên chúa giáo, người Việt thắp hương thờ cúng Hùng Vương chỉ xin Vua Hùng phù hộ cho cuộc sống hiện tại chứ không xin cho khi nhắm mắt xuôi tay được sớm lên thiên đàng hoặc sớm về nơi Tây phương cực lạc, hưởng chốn bồng lai tiên cảnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự sáng tạo văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Căn bản triết lý hay nói chính xác hơn là sự minh triết Việt trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là quan niệm “Vạn vật hữu linh – vạn vật hữu hình” và “Cây có cội, nước có nguồn”; “Con người có tổ tông, nòi giống”. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thực sự là tín ngưỡng bản địa; tục thờ thuần Việt, ở đây đối tượng được tôn thờ là Thánh Tổ Hùng Vương - ông Tổ không phải của riêng một dòng họ, một làng, một vùng mà là Tổ của dân, của nước. Ý nghĩa đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là ý thức nhớ về cội nguồn dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống nước nhớ nguồn”; sự kết nối cộng đồng hình thành nên tính đại diện cộng đồng sâu sắc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có không gian văn hóa rộng rãi, trải dài khắp cả nước, từ Bắc vào Nam; gần như ở khắp các tỉnh thành, nơi nào có người Việt sinh sống nơi đó có thờ cúng Hùng Vương gắn với thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, làng xã. Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà nổi bật là Đền Hùng, di tích quốc gia đặc biệt, nơi đất thiêng nghĩa tình, nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất, quy mô nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo dòng chảy của thời gian và ký ức, trải qua bao biến cố, thăng trầm, di sản vẫn trường tồn và phát triển. Đó là sự hồi cố, kết tinh và tỏa sáng của văn hóa Lạc Việt - văn mình lúa nước - văn minh sông Hồng. Di sản văn hóa ấy đã và đang tỏa sáng, lan rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn nổi bật, tiêu biểu toàn nhân loại và đại diện toàn cầu.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt của văn hóa việt Nam, được hình thành và phát triển trường tồn cùng lịch sử dân tộc, được cộng đồng người Việt cả trong nước và nước ngoài mặc nhiên thừa nhận là bản sắc riêng của mình để bảo tồn phát huy. Vua Hùng – vua Thủy Tổ được tôn thờ như một vị Thánh Vương của cộng đồng dân tộc, một điểm tựa tâm linh vững chắc cùng tồn tại với non sông đất nước, từ trong quá khứ, cả trong hiện tại và mãi đến mai sau. Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới có truyền thuyết đẹp, thể hiện tình cảm anh em, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong cả nước như truyền thuyết “Cha Rồng mẹ Tiên” của người Việt. Truyền thuyết ấy khẳng định tất cả các dân tộc Việt Nam đều là anh em ruột thịt chung cha chung mẹ. Từ ngàn xưa, truyền thuyết ấy đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn gian khổ trong công cuộc khai cương quốc thổ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến ngày nay. Nghi thức tế lễ tại Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. (Ảnh: baophutho.vn) Nghi thức tế lễ trong Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ảnh: Phương An Nét đẹp trong truyền thống của người Việt là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, các bậc tiên hiền có công với đất nước luôn được nhân dân xây dựng đền thờ. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ thờ tự Vua Hùng mà còn là nơi thờ cúng các bậc anh kiệt của nước nhà. Đến Đền Hùng ngày nay, du khách không chỉ hành hương, tri ân công đức các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh mà còn được thăm viếng Đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ - nơi quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa, thể hiện tâm thức và đạo hiếu của con dân đất Việt. Truyền thuyết về bọc trăm trứng đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt từ bao thế hệ, trở thành mối gắn kết bền chặt để vượt qua bao khó khăn trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tổ Mẫu Âu Cơ được Nhà nước quy hoạch, xây dựng trong quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về thăm viếng. Trước đây, du khách muốn dâng hương tri ân Đức Quốc Tổ phải hành hương về huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; Đức Quốc Mẫu phải ngược lên huyện Hạ Hòa... thì nay có thể dâng hương tưởng nhớ tổ tiên ngay tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Gian thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng trên núi Sim, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, nơi có vị trí đắc địa, có thế “sơn chầu thủy tụ”. Núi Sim có hình thế giống một con rùa lớn, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ, phía trước là hồ Hóc Trai. Ngôi đền tọa lạc trên lưng rùa biểu hiện sự linh thiêng huyền diệu. Đền thờ gồm các hạng mục: Đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, phương đình, nhà tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Đền thờ Quốc Tổ là một trong 3 Đền chính của quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng gồm các đền thờ ở núi Nghĩa Lĩnh, Đền thờ Quốc Tổ và Đền thờ Tổ Mẫu mà người hành hương không thể bỏ qua khi về giỗ Tổ. Sau khi thắp hương tại các đền chính ở khu vực trung tâm Đền Hùng, du khách có thể sử dụng hệ thống xe điện để di chuyển đến các đền khác, tiết kiệm được thời gian và sức lực, đồng thời đảm bảo dâng hương đầy đủ tại các đền chính trong Khu Di tích. Được đưa vào sử dụng từ năm 2009, từ đó đến nay đã có hàng chục vạn lượt du khách về thăm viếng, tri ân công ơn trời biển của Đức Quốc Tổ. Anh Nguyễn Công Tuấn, ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết: Không về thắp hương cho Đức Quốc Tổ và các Vua Hùng là chưa trọn tấm lòng của con dân đất Việt. Tuy không phải năm nào cũng đến được Đất Tổ nhưng tôi và gia đình, bạn bè cố gắng vài năm lại một lần hành hương về đây để thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên. Du khách đến với Đền Hùng nói chung, Đền thờ Quốc Tổ nói riêng, ai cũng có ý thức giữ gìn, đóng góp để xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nói chung và Đền Quốc Tổ nói riêng trở thành địa điểm linh thiêng bậc nhất của nước nhà. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương, Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng, thành kính, thu hút được hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Đó cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thành phố lễ hội, khai thác tiềm năng phát triển du lịch vùng Đất Tổ. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân điểm đến văn hóa - tâm linh ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã trở thành nơi quy tụ giá trị văn hóa tâm linh thiêng liêng cho người Việt. Ngày mùng 6/3 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước thành kính tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Tại đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Lễ giỗ Đức Quốc Tổ được tổ chức với nghi thức truyền thống. Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã thay mặt nhân dân cả nước thành kính dâng hương, hoa, lễ vật bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã khởi dựng cơ đồ và đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam; nguyện một lòng đoàn kết, phát huy sức mạnh đại dân tộc xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường; xây dựng tỉnh Phú Thọ - nơi đất Tổ linh thiêng ngày thêm giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn, Lễ dâng hương Tổ Mẫu được thực hiện trang nghiêm, thành kính. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước thành kính dâng hương, hoa, lễ vật lên Tổ Mẫu, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công đức của Tổ Mẫu Âu Cơ - người mẹ huyền thoại đã sinh ra nguồn gốc của cộng đồng người Việt; cầu mong Tổ Mẫu phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bách gia trăm họ bình an, ấm no, hạnh phúc, đất nước hùng cường, phát triển. Nguồn: Cổng thông tin Điện tử tỉnh Phú ThọThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Ðền Trung Đất tổ Vua hùng Đền Thượng Đền Giếng Mui luyện Hùng Vương Tổ Miếu Đền Hùng Phú Thọ Núi Nghĩa Lĩnh Đền hùng Đền Hạ Hậu cung Văn Lang Lăng Hùng Vương Lạc hầu Kiểu chữ Đi kinh lý Núi Hùng Con trưởng Ngói ống Cội nguồn Di tích Đền chùa Quan lại 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10