Lý Thái Tổ – vị vua đặt mốc son cho lịch sử Thăng Long Lý Thái Tổ – vị vua đặt mốc son cho lịch sử Thăng Long 1000 năm Thăng Long – Hà Nội khởi đầu từ quyết định dời đô sáng suốt, mang tính chiến lược của vị vua khai mở triều Lý, Hoàng đế Lỹ Thái Tổ, húy Lý Công Uẩn. Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa đất đóng đô giữ nguyên giá trị trong hầu hết chiều dài 1000 năm đã đưa Lý Thái Tổ thành vị vua chói sáng nhất trong số các vị vua tài giỏi của lịch sử phong kiến nước Nam. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người làng Cổ Pháp (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, nơi vẫn còn lưu giữ ngôi đền Lý Bát Đế nổi tiếng thờ 8 vị vua triều Lý). Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Về thân thế của Lý Công Uẩn, truyền thuyết kể rằng thân phụ Lý Công Uẩn là người làm thuê ở chùa Tiêu Sơn thuộc vùng Bắc Ninh. Trong thời kỳ làm công ở đây, người này phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai. Bị đuổi ra khỏi chùa, hai vợ chồng bìu díu nhau đến khu rừng báng thì vừa mệt, vừa khát, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Người chồng để vợ ngồi lại nghỉ, còn mình tìm đến giếng nước giữa rừng lấy nước uống cho cả hai vợ chồng. Không may, người chồng ngã xuống giếng mà chết. Người vợ chờ lâu bèn đến giếng tìm chồng thì thấy giếng đã bị đất đùn lấp kín thành hình bông hoa có 8 cánh. Than khóc một hồi, thân xác rã rời, người vợ đành lết đi tìm nơi tá túc và may mắn được sư trụ trì chùa Ứng Tâm (nay là chùa Dặn) gần đấy thương hại cho ở lại. Lại nói về sư trụ trì chùa Ứng Tâm Lý Khánh Văn. Đêm trước, ông nằm mơ thấy Long thần báo mộng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nửa thực nửa ngờ, sáng hôm sau, nhà sư sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Thầy trò túc trực từ sáng đến chiều mới thấy người phụ nữ có thai khổ sở đến xin ngủ nhờ qua đêm. Sau khi nghe rõ nguồn cơn câu chuyện, nhà sư thương tình cho người phụ nữ bất hạnh ở lại trong chùa chờ kỳ khai hoa mãn nhụy. Mấy tháng sau, trong một đêm vần vũ, từ chái nhà nơi người phụ nữ tá túc bỗng tỏa ánh hào quang rực rỡ, hương thơm bay ngào ngạt. Thấy sự lạ, nhà sư cùng bà hộ chùa tìm đến xem thì thấy người đàn bà đã trở dạ, sinh được cậu con trai kháu khỉnh, mặt mũi khôi ngô, sáng láng, trên hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Người đàn bà ấy chết ngay sau khi sinh được con. Sau đó, trời nổi mưa giông, sấm chớp giật liên hồi. Thương cảm đứa bé mồ côi, sư Khánh Văn bèn nhận lấy làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn đến tuổi đi học, thiền sư Khánh Văn bèn gửi sang chùa Lục Tổ là nơi người anh có pháp danh Vạn Hạnh làm trụ trì, nhờ thiền sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng có truyền thuyết khác nói rằng mẹ Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà, người làng Dương Lôi (Bắc Ninh). Một hôm, bà Ngà đi chùa lễ Phật, buổi trưa nằm ngủ dưới gốc cây nằm mơ thấy có thần nhân đến giao hoan cùng. Tỉnh dậy, bà có thai. Đến kỳ lâm bồn, bà sinh được cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn lên 3 tuổi, bà Ngà bèn mang Công Uẩn vào chùa cho làm con nuôi sư Khánh Văn. Đoạn sau của truyền thuyết này cũng giống truyền thuyết trên. Lý Công Uẩn tư chất thông minh, sáng láng, được sư Vạn Hạnh khen “không phải là người thường. Sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm chúa trong thiên hạ”. Sau này, khi được vua Lê Đại Hành tin cậy, phàm những việc lớn nhỏ trong triều đình hay bình thiên hạ nhà vua đều tham vấn ý kiến, thiền sư Vạn Hạnh bèn tiến cử Lý Công Uẩn. Vào triều làm quan, Lý Công Uẩn càng tỏ rõ là người có tài thao lược, được vua Lê Đại Hành rất tin dùng. Dưới triều Tiền Lê, Lý Công Uẩn được phong tới chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Sau này, khi vua Lê Đại Hành băng hà, ngôi báu được truyền cho hoàng tử thứ 3 là Lê Long Việt, tức vua Lê Trung Tông. Sau khi lên ngôi được 3 ngày, Lê Trung Tông bị chính em ruột của mình là Lê Long Đĩnh sát hại, tiếm ngôi vua, sử gọi là Ngọa Triều. Khi ấy, quần thần ai cũng kinh sợ lánh xa, duy có Lý Công Uẩn ôm xác vua Trung Tông kêu khóc. Long Đĩnh khen là người trung nghĩa bèn cho giữ nguyên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Do chơi bời trác táng, Ngọa Triều bị bệnh nặng và qua đời khi mới 24 tuổi. Khi ấy, con của Long Đĩnh là hoàng tử Sạ còn quá bé, đất nước lại lâm cảnh khốn khó do nạn tranh giành quyền lực và sự tha hóa của vua Ngọa Triều, quần thần bèn đồng loạt tôn cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua với ước mong đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị. Là người trung nghĩa, thắng thắn, Lý Công Uẩn nhiều lần từ chối lời thỉnh cầu của quần thần. Vì nghĩa lớn, thái hậu Dương Vân Nga (hoàng hậu của vua Lê Đại Hành) phải đích thân khoác hoàng bào lên người cho Lý Công Uẩn, khi ấy, Lý Công Uẩn mới nhận lời lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Ấy là năm 1009. Lên ngôi báu, nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, bốn bề núi giăng, không xứng là đất định đô của một quốc gia độc lập, càng khó để xây dựng đất nước phồn thịnh, Lý Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng địa”, “ở trung tâm của trời đất”, “được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam bắc đông tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa”, Lý Thái Tổ bèn soạn thiên chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để tham vấn ý kiến quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Mùa thu năm 1010, đoàn thuyền dời đô của nhà vua cập bến thành Đại La. Ngay lúc ấy, theo truyền thuyết, nhà vua nhìn thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên, nhân đó đổi tên thành Đại La thành thành Thăng Long. Định đô tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho đổi tên cố đô Hoa Lư thành phủ Tràng An, đổi tên quê hương Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, chia cả nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Đất nước ta dưới thời vua Lý Thái Tổ trị vì rất ổn định. Thiên hạ được yên ổn, nhân dân chí thú làm ăn, ngày càng no ấm. Lý Thái Tổ ở ngôi được 19 năm thì băng hà, thọ 55 tuổi. Lý Thái Tổ ở ngôi từ năm 1010 đến năm 1028, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, được đặt thụy hiệu là Thần vũ Hoàng đế. Linh cữu Lý Thái Tổ được táng tại Thọ Lăng. Nguồn: Trường Phổ thông Trung học Lý Thái Tổ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội khởi đầu từ quyết định dời đô sáng suốt, mang tính chiến lược của vị vua khai mở triều Lý, Hoàng đế Lỹ Thái Tổ, húy Lý Công Uẩn. Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa đất đóng đô giữ nguyên giá trị trong hầu hết chiều dài 1000 năm đã đưa Lý Thái Tổ thành vị vua chói sáng nhất trong số các vị vua tài giỏi của lịch sử phong kiến nước Nam. Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người làng Cổ Pháp (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, nơi vẫn còn lưu giữ ngôi đền Lý Bát Đế nổi tiếng thờ 8 vị vua triều Lý). Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Về thân thế của Lý Công Uẩn, truyền thuyết kể rằng thân phụ Lý Công Uẩn là người làm thuê ở chùa Tiêu Sơn thuộc vùng Bắc Ninh. Trong thời kỳ làm công ở đây, người này phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai. Bị đuổi ra khỏi chùa, hai vợ chồng bìu díu nhau đến khu rừng báng thì vừa mệt, vừa khát, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Người chồng để vợ ngồi lại nghỉ, còn mình tìm đến giếng nước giữa rừng lấy nước uống cho cả hai vợ chồng. Không may, người chồng ngã xuống giếng mà chết. Người vợ chờ lâu bèn đến giếng tìm chồng thì thấy giếng đã bị đất đùn lấp kín thành hình bông hoa có 8 cánh. Than khóc một hồi, thân xác rã rời, người vợ đành lết đi tìm nơi tá túc và may mắn được sư trụ trì chùa Ứng Tâm (nay là chùa Dặn) gần đấy thương hại cho ở lại.Lại nói về sư trụ trì chùa Ứng Tâm Lý Khánh Văn. Đêm trước, ông nằm mơ thấy Long thần báo mộng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nửa thực nửa ngờ, sáng hôm sau, nhà sư sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Thầy trò túc trực từ sáng đến chiều mới thấy người phụ nữ có thai khổ sở đến xin ngủ nhờ qua đêm. Sau khi nghe rõ nguồn cơn câu chuyện, nhà sư thương tình cho người phụ nữ bất hạnh ở lại trong chùa chờ kỳ khai hoa mãn nhụy. Mấy tháng sau, trong một đêm vần vũ, từ chái nhà nơi người phụ nữ tá túc bỗng tỏa ánh hào quang rực rỡ, hương thơm bay ngào ngạt.Thấy sự lạ, nhà sư cùng bà hộ chùa tìm đến xem thì thấy người đàn bà đã trở dạ, sinh được cậu con trai kháu khỉnh, mặt mũi khôi ngô, sáng láng, trên hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Người đàn bà ấy chết ngay sau khi sinh được con. Sau đó, trời nổi mưa giông, sấm chớp giật liên hồi. Thương cảm đứa bé mồ côi, sư Khánh Văn bèn nhận lấy làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn đến tuổi đi học, thiền sư Khánh Văn bèn gửi sang chùa Lục Tổ là nơi người anh có pháp danh Vạn Hạnh làm trụ trì, nhờ thiền sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng có truyền thuyết khác nói rằng mẹ Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà, người làng Dương Lôi (Bắc Ninh). Một hôm, bà Ngà đi chùa lễ Phật, buổi trưa nằm ngủ dưới gốc cây nằm mơ thấy có thần nhân đến giao hoan cùng. Tỉnh dậy, bà có thai. Đến kỳ lâm bồn, bà sinh được cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn lên 3 tuổi, bà Ngà bèn mang Công Uẩn vào chùa cho làm con nuôi sư Khánh Văn. Đoạn sau của truyền thuyết này cũng giống truyền thuyết trên.Lý Công Uẩn tư chất thông minh, sáng láng, được sư Vạn Hạnh khen “không phải là người thường. Sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm chúa trong thiên hạ”.Sau này, khi được vua Lê Đại Hành tin cậy, phàm những việc lớn nhỏ trong triều đình hay bình thiên hạ nhà vua đều tham vấn ý kiến, thiền sư Vạn Hạnh bèn tiến cử Lý Công Uẩn. Vào triều làm quan, Lý Công Uẩn càng tỏ rõ là người có tài thao lược, được vua Lê Đại Hành rất tin dùng. Dưới triều Tiền Lê, Lý Công Uẩn được phong tới chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Sau này, khi vua Lê Đại Hành băng hà, ngôi báu được truyền cho hoàng tử thứ 3 là Lê Long Việt, tức vua Lê Trung Tông. Sau khi lên ngôi được 3 ngày, Lê Trung Tông bị chính em ruột của mình là Lê Long Đĩnh sát hại, tiếm ngôi vua, sử gọi là Ngọa Triều. Khi ấy, quần thần ai cũng kinh sợ lánh xa, duy có Lý Công Uẩn ôm xác vua Trung Tông kêu khóc. Long Đĩnh khen là người trung nghĩa bèn cho giữ nguyên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.Do chơi bời trác táng, Ngọa Triều bị bệnh nặng và qua đời khi mới 24 tuổi. Khi ấy, con của Long Đĩnh là hoàng tử Sạ còn quá bé, đất nước lại lâm cảnh khốn khó do nạn tranh giành quyền lực và sự tha hóa của vua Ngọa Triều, quần thần bèn đồng loạt tôn cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua với ước mong đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị. Là người trung nghĩa, thắng thắn, Lý Công Uẩn nhiều lần từ chối lời thỉnh cầu của quần thần. Vì nghĩa lớn, thái hậu Dương Vân Nga (hoàng hậu của vua Lê Đại Hành) phải đích thân khoác hoàng bào lên người cho Lý Công Uẩn, khi ấy, Lý Công Uẩn mới nhận lời lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Ấy là năm 1009.Lên ngôi báu, nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, bốn bề núi giăng, không xứng là đất định đô của một quốc gia độc lập, càng khó để xây dựng đất nước phồn thịnh, Lý Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng địa”, “ở trung tâm của trời đất”, “được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam bắc đông tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa”, Lý Thái Tổ bèn soạn thiên chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để tham vấn ý kiến quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.Mùa thu năm 1010, đoàn thuyền dời đô của nhà vua cập bến thành Đại La. Ngay lúc ấy, theo truyền thuyết, nhà vua nhìn thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên, nhân đó đổi tên thành Đại La thành thành Thăng Long.Định đô tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho đổi tên cố đô Hoa Lư thành phủ Tràng An, đổi tên quê hương Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, chia cả nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại.Đất nước ta dưới thời vua Lý Thái Tổ trị vì rất ổn định. Thiên hạ được yên ổn, nhân dân chí thú làm ăn, ngày càng no ấm.Lý Thái Tổ ở ngôi được 19 năm thì băng hà, thọ 55 tuổi.Lý Thái Tổ ở ngôi từ năm 1010 đến năm 1028, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, được đặt thụy hiệu là Thần vũ Hoàng đế. Linh cữu Lý Thái Tổ được táng tại Thọ Lăng. Nguồn: Trường Phổ thông Trung học Lý Thái Tổ Trở về đầu trang Vua Lỹ Thái Tổ Lý Công Uẩn Thăng Long 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10