Miếu đình Vĩnh Trung (miếu Linh Linh) là nơi thờ phụng Tam vị Đại vương Thần xạ của Vua Hùng, có công đánh giặc ngoại xâm phương bắc, được vua sắc phong Đô úy, thực ấp tại trang Vĩnh Hưng Trung, khi mất được thờ phụng muôn đời.
Miếu đình Vĩnh Trung còn gọi miếu Linh Linh, được xây vào
thế kỷ thứ 16. Miếu thờ thành hoàng là 3 vị tướng của vua Hùng, Ông Cả, Ông
Hai, Ông Ba và Ngọc Tỉnh phu nhân. Miếu xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia năm 1993. Địa chỉ tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành
phố Hà Nội.
Lược sử
Miếu Linh Linh còn gọi là đình Vĩnh Trung vì từ xa xưa đã được
sử dụng như ngôi đình của thôn này. Miếu có lẽ được xây vào thế kỷ 16, bên
trong thờ Tam vị đại vương gồm Ông Cả, Ông Hai và Ông Ba cùng một nữ âm thần là
Ngọc Tỉnh phu nhân.
Theo thần phả, cha của ba Ông là một vị họ Đoàn và mẹ là người
họ Bạch ở trang Thiên Thừa, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân cũ (nay thuộc tỉnh Hà
Nam). Cả hai đã qua đời khi các con bước vào tuổi đôi mươi.
Tương truyền, ba Ông vốn là những tráng niên thông minh và
có tài cung nỏ, được vua Hùng tin yêu phong làm Đô úy, cho cầm quân đuổi giặc
ngoại xâm. Chiến thắng trở về, ba Ông lại được vua ban danh "Thần xạ đại vương"
và lập ấp ở trang Vĩnh Hưng Trung. Sau khi mất, vua sai làm lễ tế và cho phép
dân làng lập miếu thờ cúng bốn mùa.
(Ngoài, Chùa, Đình, Thượng) tượng trưng cho 4 con vật quý là
Long - Ly - Quy - Phượng) Từ xưa, làng là một khối thống nhất, tất cả các dòng
họ trong làng đều mang tên họ Nguyễn, sinh hoạt trong 6 giáp.
Làng hiện có hai ngôi đình cùng thờ ba vị "Đại
vương thần xạ" đời Hùng Vương thứ 18, có công diệt
giặc cứu dân. Một ngôi gọi là Miếu đình Linh Linh hay Đình Ngoài, là đình gốc,
được dựng vào năm Bảo Thái thứ 6 (1725). Một ngôi là Đình Trong được dựng vào
năm Thành Thái thứ 6 (1894). Làng còn có chùa Ứng Linh. Cả 2 đình và chùa đã được
công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Không ai biết miếu Linh Linh được xây đích xác vào thời nào
nhưng dân còn gọi đó là miếu đình Vĩnh Trung vì từ xa xưa toàn bộ kiến trúc đã
được sử dụng như đình của thôn này, thờ phụng 4 đức Ông Cả, Ông Hai, Ông Ba và Ngọc
Tỉnh phu nhân là thành hoàng.
Nơi đây từng đặt xưởng rèn quân khí thô sơ vào buổi đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1947.
Kiến trúc
Đình Vĩnh Trung nằm ở rìa làng, mặt quay hướng Tây-Nam nhìn
qua các rặng cây to về cánh đồng phía thôn Nguyệt Áng. Trước đình là một hồ sen
nhỏ, từ con đường làng đi ngang qua cổng đình có cầu bắc ra cù lao với bức bình
phong cuốn thư xây dưới gốc cây muỗm cổ thụ ở giữa hồ.
Cổng đình xây kiểu trụ biểu, hai bức tường bên cổng phụ có đắp
nổi đôi ngựa bạch. Sau cổng là sân đình với hai nếp nhà tả hữu mạc ở hai bên.
Tòa đại bái gồm 5 gian cửa bức bàn, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ.
Phía sau có sân hậu và vài cây cổ thụ còn sót lại. Đợt trùng
tu cuối cùng là vào cuối thế kỷ 20, dáng dấp ngày nay mang phong cách nghệ thuật
kiến trúc thời Nguyễn.
Miếu Linh Linh. Panorama (c) NCCong 2018
Di sản
Trong đình Vĩnh Thịnh còn giữ được nhiều đồ tế tự là cổ vật
quý báu, bên cạnh 19 đạo sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1784 và muộn nhất
là 1928.
Đặc biệt có bản thần phả ghi là do Đông Các Đại học sĩ Nguyễn
Bính soạn năm 1573 với những sự tích đã nói ở trên. Ngày 29-1-1993, ngôi đình
đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.