Miếu Thượng, miếu Trung, chùa Đặng Xá được xây dựng dựng từ triều đại nhà Đinh, có liên quan đến thời gian khởi binh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng Đế.
Miếu Thượng, miếu Trung, chùa Đặng Xá là các di tích lịch sử
văn hóa thuộc làng Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng Hà Nam. Các di tích này
được xây dựng dựng từ triều đại nhà Đinh, có liên quan đến thời gian khởi nghiệp
dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng Đế.
Nơi đây là quê hương của một Hoàng hậu nhà Đinh, đồng thời
là cháu ngoại dòng họ Đặng và được hậu thế tôn vinh là thánh Mẫu.
Khi vua Đinh Bộ Lĩnh khởi nghiệp dựng nước, đã đến vùng Cổ Bảng
(Kim Bảng ngày nay) và xã Đặng Xá, chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo, trực
tiếp cầm quân dẹp loạn 12 sứ quân.[1] Theo nội dung được ghi ở quyển Thần phả,
Ngọc phả của thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được bộ Lễ
triều Lê ban hành vào năm 1572 thì khi Trần Lãm mất, vua Đinh Bộ Lĩnh đem tướng
sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân.
Vua Đinh Bộ Lĩnh đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh
(người gốc Trường Yên Hạ) và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng),
là cặp vợ chồng có của cải và uy tín ở Đặng Xá gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt
(Nương) về làm vợ và đã sinh ra con gái đầu đặt tên là Đinh Thị Ngọc (Nương).
Quá trình vua Đinh Bộ Lĩnh về Đặng Xá lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp
giặc đã thu phục trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh Đặng Xá, Đồng Lạc,
Khê Vĩ.
Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đến đền thần Linh
Lang Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước,
cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh.[2][3] Đinh Bộ Lĩnh
chiêm bái chùa Đặng Xá cầu tôn phật Pháp Vũ phù hộ cho vạn sự như ý. Lời thỉnh
cầu linh nghiệm, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng
Vương, bình được 12 sứ quân.
Sau khi thống nhất đất nước, trở về Đặng Xá, vua Đinh Tiên
Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: ‘’Thần đã vâng
mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ
tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong
tặng mĩ tự là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang
Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc
phong Linh Lang Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng. Phủ Lý Nhân - Đạo Sơn
Nam, truyền cho nhân dân xây riêng đền để thờ phụng.
Từ khi đó nhân dân phụng mệnh, xây dựng một ngôi đền để thờ
Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc
phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi
nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự.
Vua Đinh Tiên Hoàng không quên ban thưởng các dòng họ Đặng
Xá và đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu
quê Hà Nam này cũng chính là người được Vua Đinh giao đã truyền dạy trò Xuân Phả
(do các nước lân bang dâng lễ khi cống nạp) tại đền thờ Đại Hải Long Vương hiện
còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa.
Khi vua Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng
công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối cuộc đời.
Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã tôn phong Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu,
hạ sắc chỉ cho xã Đại Hoàng lập miếu thờ và truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào
vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng.
Dân Đặng Xá đã tới kinh thành rước sắc về lập miếu để thờ và
được gọi là miếu Trung. Hiện nay ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá di tích miếu Trung nằm
gần chùa Đặng Xá thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cùng hoàng hậu Nguyệt Nương và miếu Bà
thờ công chúa Ngọc Nương.[4]
Miếu Thượng
Miếu Thượng thờ Linh Lang Bạch Mã tọa lạc tại đầu thôn, nơi
tiếp giáp của 3 thôn: Đặng Xá, Điền Xá và Tranh Thôn. Tước hiệu đầy đủ từ thời
vua Đinh Tiên Hoàng đến triều Nguyễn đã sắc phong cho Ngài là:
Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Bảo An Chính Trực Hựu
Thiện Đôn Ngưng, Dực Bảo Trung Hưng, Đô ĐạI Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã ĐạI
Vương Hàm Quang,Thượng Đẳng Phúc Thần.[5]
Miếu Thượng thờ thần Linh Lang Bạch Mã hay còn gọi là đền Bạch
Mã, được khởi dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, sau nhiều lần được bà con dân
làng thành tâm công đức để tu sửa, tôn tạo, nên hiện nay miếu vẫn còn giứ được
dáng dấp cổ kính, với 3 gian nhỏ, toàn bộ tường được xây bằng gạch và được trát
bằng lớp vữa xi măng, phần mái được lợp bằng ngói ta, gần giống cốt cách về kiến
trúc như đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, Hà Nội ngày nay.
Nhìn tổng thể ngôi miếu uy nghi thần bí với 2 cột hai bên tường
đầu của miếu, đỉnh cột đắp hình con Lân, biểu tượng của sự linh khí của ngôi miếu.
Đây là dạng thức kiến trúc tiêu biểu cho các chùa, đền miếu, rất phổ biến trong
kiến trúc cổ truyền của Việt Nam.
Miếu được xây ở phía trong gò đất cao, trước miếu là một khoảng
sân rộng, mát mẻ nhưng u tịch bởi tán lá nhiều cây cao được trồng từ nhiều năm.
Toàn bộ tường rào bao quanh đều được xây dưới đá trên gạch, từ cổng vào gian
chính của miếu đều được lát gạch.
Cổng vào miếu mới được xây,trên đỉnh cổng là đôi rồng chầu
nhật nguyệt, dưới là cuốn thư được ghi: Miếu Thượng thôn Đặng. Bên trên cửa vòm
được đắp nổi đôi chim loan phượng chầu mặt nguyệt.
Hai bên trụ cổng phía trước được ghi đôi câu đối bằng nhữ
nho và mỗi bên đều có một bức tranh nổi: Một bên là cây tùng, một bên là cây
mai. Và phía trụ ngoài hai bên có tiếp đôi câu đối bằng chữ nho. Tạm dịch là:
‘’Xuân hạ thu đông, bốn mùa sai bông trĩu hạt, nhân khang vật thịnh, thiên niên
thừa kế khuông sương."
Miếu Trung
Miếu thờ Vua Đinh và Hoàng hậu Nguyệt Nương mà dân làng gọi
là miếu Trung – Trước khi khởi nghiệp, Người đã lấy vợ vốn là người làng Đặng
Xá và đã từng đến đây chiêm bái chùa Khánh Hưng, cầu cho "công thành, danh
toại". Miếu Bà, thờ con gái trưởng Vua Đinh, đã từng ở với mẹ tại Đặng Xá,
trong thời gian vua Đinh khởi nghiệp và khi nhà Đinh mất ngôi.
Năm 2018, làng Đặng Xá sẽ khởi công phục dựng miếu Trung, thờ
vua Đinh Tiên Hoàng, nhân kỷ niệm 1050 năm vua Đinh xưng đế và đặt quốc hiệu là
Đại Cồ Việt. Công trình phục dựng miếu Trung thờ vua Đinh, đã được thôn Đặng khởi
công vào ngày 20/5/2018, thời gian hoàn thành miếu trong vòng 5 tháng.
Với không gian rộng, thế đất cao ráo, ven trục đường chính
qua làng, lại ở vị trí có dân cư đông đúc, có hồ nước bao quanh ở phía bên phải
và đằng sau, miếu Trung sau khi được phục dựng xong sẽ thành một địa chỉ văn
hóa tâm linh của thôn làng, tạo thành một quần thể di tích lịch sử, bao gồm
Chùa Khánh Hưng, đình Đặng Xá, miếu Thượng, miếu bà. Với bề dày lịch sử có từ
trên 1000 năm, các di tích này không chỉ dành cho người dân trong làng, mà còn
có sức lan tỏa đến trong xã, trong vùng.
Chùa Đặng Xá
Thôn Đặng Xá, xã Văn Xá huyện Kim Bảng có một ngôi chùa cô tồn
tại từ lâu đời, chùa Đặng Xá có tên là chùa Khánh Hưng. Theo thần phả và sắc
phong còn được lưu giữ, chùa thờ Đại Thánh Pháp Vân Phật một trong Tứ Pháp. Tại
chùa còn nhiều đồ thờ tự cổ có giá trị trong đó có một hương án bằng đá xanh được
tạo lập và tháng 11 năm Mậu Tý (1708) thời vua Lê Dụ Tông. Hương án đặt phía
trước trong tòa hậu cung.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, chùa Khánh Hưng vẫn được
nhân dân Đặng Xá, Văn Xá và nhân dân trong vùng trùng tu, tôn tạo vẫn giữ được
dáng vẻ cốt cách ngôi chùa cổ kính trên mảnh đất xưa.
Bắt đầu từ năm 2007 và 2008 được sự giúp đỡ của Tỉnh Hà Nam
và Huyện Kim Bảng, Chính quyền, đoàn thể cũng như nhân dân Làng Đặng Xá - Xã
Văn Xá, chùa Khánh Hưng đã được trùng tu tôn tạo và xây mới có quy mô hơn trước
rất nhiều.
Đặc biệt là nhà Chùa đã đúc và nhập pho tượng Phật bằng đồng
nặng gần 9 tấn, đặt trên bệ đá đồ sộ trong chùa. Đây là bức tượng Phật bằng đồng
lớn nhất trong tất cả các chùa ở Việt Nam thờ 4 vị Phật Pháp, là 4 vị Thần nông
nghiệp đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Ghi chú
1. Theo Ngọc phả, bản chính do Bộ Lễ triều Lê do Nguyễn Bính
– Đông Các Đại Học Sĩ biên soạn vào niên hiệu Hồng Phúc (1572), ghi sự tích Thần,
Phật thờ ở đình, chùa, đền, miếu thôn Đặng Xá, trong đó có ghi sự tích Đinh
Tiên Hoàng và miếu thờ vua Đinh. Do Giáo sư Trương Đình Nguyên, viện nghiên cứu
Hán – Nôm, phó hiệu trường cao cấp Phật học, dịch năm 1994 theo bản chứ Hán.
2. Xã Đặng Xá 鄧 舍: 45 tr., gồm sự tích Đinh Bộ
Lĩnh 丁 部 嶺 (Đinh Tiên Hoàng Đế); Linh
Lang Bạch Mã Đại Vương 靈 郎 白 馬 大王; Thái Trưởng Công Chúa 太
長
公
主;
sự tích Nam Thiên Tứ Thánh: Pháp Vân 法 雲; Pháp Vũ 法
雨;
Pháp Lôi 法 雷; Pháp Điện 法
電;
sự tích Đoàn Thượng 段 尚 (Đông Hải Đoàn Đại Vương 東
海
段
大
王);
và sự tích Nguyễn Phục 阮 復 (Đông Hải Đại Vương 東
海
大
王),
do Nguyễn Bính soạn năm 1572.
3. Tại bản dịch trên còn có đoạn ghi Cao Biền với Thần Long
Đỗ như sau: "Xưa Cao Biền Nhà Đường, làm An Nam đô hộ phủ, khi xây thành Đại
La, một hôm đi ra chơi cửa Đông, thấy mây năm sắc từ đất đùn lên, ánh sang chói
mắt, có bậc dị nhân cưỡi con rồng đỏ, tay cầm kim- giảm, lượn lờ theo mây, hồi
lâu chẳng lặn. Biền kinh sợ định yểm.
Đêm đến Biền nằm mơ thấy một vị thần tướng cưỡi ngựa trắng,
từ trên trời tới thẳng Cao Biền mà nói rằng:" Ta là thần Long Đỗ ở đây đã
lâu, nghe tin ông xây thành Đại La, nên đến gặp nhau cớ sao phải yểm". Biền
kinh sợ giật mình tỉnh giấc than rằng:" Ta chẳng thể chinh phục được người
phương xa sao! Cớ sao mà đến nối có yêu quái như vậy!".
Bèn làm bùa bằng đồng để yểm. Đêm đó mưa to sấm chớp đùng
đùng. Hôm sau ra xem thì thấy bùa đồng đều bị nát thành tro bụi. Biền càng thấy
làm lạ, bèn dựng miếu ở cửa Đông để thờ và sắc phong cho Ngài làm Linh Lang Bạch
Mã Tôn Thần."
3.Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa Hoàng hậu Nguyệt Nương cũng được người Việt đúc tượng thờ
cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân
làng Xuân Phả.
4. Sắc phong của vua Đồng Khánh năm thứ 9, đề ngày 25 tháng
7 năm Quý Tỵ – 1893, hiện còn lưu giữ tại thôn Đặng Xá trong đó có đoạn: “Thôn
Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trước đây thờ vị Thần nguyên
được phong tặng danh hiệu là: Linh Thông Tế Thế Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn
Ngưng, Dực Bảo Trung Hưng Linh Lang Bạch Mã. Thần đã giữ gìn cho nước, che chở
cho dân, nổi tiếng linh ứng, đã từng được nhiều lần ban tặng sắc phong cho được
thờ cúng. Nay gặp tiết tứ tuần đại khánh của Trẫm, Trẫm đã từng ban chiếu báu để
tỏ rõ ơn sâu, thăng trật để tỏ rõ tôn lễ long trọng. Vậy Gia phong cho Thần là:
Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước
và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Kính lấy đấy.”