Đình Đốc Hậu, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thờ phụng năm danh tướng họ Đặng là Đặng Công Xuân, Đặng Công Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Tuấn và Đặng Công Nghiêm, phò trợ vua Lê Đại Hành đánh bại nhà Tống, chém tướng Hầu Nhân Bảo trên sông Bạch Đằng.
Chuyện xưa kể lại rằng ở làng Đốc Kính, huyện Bình Hà, phủ
Nam Sách, lộ Hải Dương có một gia đình nổi tiếng là người ăn ở hiền lành, phúc
hậu, biết điều nhân nghĩa. Đó là gia đình Đặng Công Thành và Lý Thị Ngọc. Vì vợ
chồng hiếm muộn đường con cái nên thường lui tới cửa Phật cầu nguyện.
Một hôm, giữa ban ngày mà người vợ thấy như trời đêm tối, ngồi
trước hương án mà mơ màng rồi thấy cả ngôi chùa sáng rực bởi ánh hào quang rọi
vào. Tối hôm ấy, người vợ về nhà ngủ mơ thấy năm con rồng từ trên cao bay xuống
rồi quấn quanh người.
Từ đó, người vợ mang thai. Giữa năm sau, đến giờ Mão, ngày
20 tháng 6 năm Kỷ Mùi (959), bà sinh được năm người con trai, tướng mạo khôi
ngô, tuấn tú, đều là những người xuất thế, khác hẳn người thường. Sau đó, hai vợ
chồng đã đặt tên cho nămngười con trai theo thứ tự: Đặng Công Xuân, Đặng Công
Trung, Đặng Công Thọ, Đặng Công Tuấn và Đặng Công Nghiêm.
Dưới sự chăm sóc nuôi dạy của hai vợ chồng, năm người con học
giỏi cả văn lẫn võ, có tư chất hơn người. Giữa lúc đó, vua Đinh Bộ Lĩnh cùng
con trai là Đinh Liễn chiêu mộ quân sĩ đi dẹp loạn, ông đánh trận nào thắng trận
ấy. Chỉ trong một năm, quân của Vạn Thắng VươngĐinh Bộ Lĩnh đã dẹp xong loạn 12
sứ quân, quy giang sơn về một mối, lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, mở ra
triều đại nhà Đinh 968-980.
Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm thì bị ám sát cùng thái
tử Đinh Liễn, thái hậu Dương Vân Nga lập con trai là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên
ngôi vua. Khi đó, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga sủng
ái nên tự xưng là Phó vương, lập tức bị các đại thần là Nguyễn Bậc, Phạm Hạp,
Đinh Điền dấy binh đánh lại Lê Hoàn nhưng đều bị giết cả.
Năm Canh Thìn - 980, nhà Tống biết tin Đinh Tiên Hoàng chết,
Đinh Toàn được phong vua còn ít tuổi, nội bộ triều đình bị chia rẽ nên vua Tống
sai tướng Hầu Nhân Bảo đưa quân đến sát biên giới chuẩn bị xâm lược nước ta.
Thái hậu Dương Vân Nga nhân đó trưng cầu ý kiến các quan đại thần, tất cả đều đồng
nhất phong vương cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
Năm 981, nhà Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Vua Lê Đại
Hành (Lê Hoàn) bèn truyền hịch khắp mọi nơi chọn người tài ra giúp nước. Tin về
đến làng Đốc Kính, năm anh em nhà họ Đặng vô cùng mừng rỡ cùng xin với cha mẹ
đi đánh giặc cứu nước.
Đến kinh thành Hoa Lư, nhà vua mừng rỡ cho lập đàn tràng cầu
khấn trời đất rồi phong chức Đại tướng quân cho cả năm anh em tuyên thệ ra xung
trận, kéo quân theo hướng Bạch Đằng Giang để thủy chiến với tướng quân nhà Tống
là Lưu Trừng, Giả Thực và một số tướng khác đang rầm rộ kéo quân vào cửa sông Bạch
Đằng.
Theo chỉ dẫn của Lê Hoàn, một đạo quân nhỏ ra khiêu chiến và
vờ thua để nhử giặc tiến sâu vào sông sâu. Lúc thủy triều rút đã tạo lợi thế
cho quân ta và cả 5 cánh quân của năm anh em nhà họ Đặng xông ra bao vây đánh
tan đội quân thủy chiến của giặc Tống, tướng giặc Lưu Trừng, Giả Thực chạy
thoát về nước.
Cánh quân đánh bộ nhà Tống do tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn
Hưng, Trần Khâm Tộ bị chặn đánh tan tác ở Chi Lăng. Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng
bị giết. Quách Xuân Biện, Phụng Triệu Hưng bị bắt đưa về Hoa Lư. Còn lại một số
tướng Tống khác cùng tàn quân chạy về nước. Cuộc chống quân xâm lược nhà Tống của
quân dân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn lãnh đạo đã giành thắng lợi vẻ vang.
Dẹp xong giặc, nhà vua định công ban thưởng chức tước và bổng
lộc cho cả năm anh em. Sau đó, năm anh em họ Đặng xin về quê cũ đem bổng lộc vua
ban để giúp đỡ những người nghèo khó, rồi lo việc đắp đê, khẩn hoang mở mang đồng
ruộng và làm lễ tế tạ ơn gia tiên, mời bà con đến thụ lộc.
Đình Đốc Hậu, thờ phung năm vị danh tướng họ Đặng là thành hoàng làng
Sau khi năm ông mất, triều đính phong là Thượng Đẳng Phúc Thần
và chu cấp cho làng Đốc Kính xây dựng đền thờ để muôn dân thờ phụng. Về sau,
các triều đại kế tiếp đều có sắc phong năm ông là Thượng Đẳng Phúc Thần:
Đặng Công Xuân là Duệ Thánh Hoành Mô Bảo Cảnh An Dân Đại
Vương.
Đặng Công Trung là Lôi Sát Duệ Toán Bảo Phương Trấn Quốc Đại
Vương.
Đặng Công Thọ là Hư Linh Đỗng Triệt Càn Giám Đống Vọng Đại
Vương.
Đặng Công Tuấn là Uy Đức Thịnh Công Điện Phù Thổ Vũ Đại
Vương.
Đặng Công Nghiêm là Uông Công Dương Đức Tôn Lâm Bảo Tước Đại
Vương.
Ban thờ và tượng thờ Năm vị danh tướng họ Đặng triều đại vua Lê Đại Hành
Hiện nay tại đình Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng còn lưu giữ bảy sắc phong của các triều đại ca ngợi công
lao của năm người con họ Đặng (HĐMT)
Tướng Đặng Công Xuân mất ngày 24 tháng 9 năm Nhâm Ngọ - 982,
để lại công danh ghi mãi ngàn năm. Tháng 8 năm 1992, Nhà nước ta xếp hạng di
tích lịch sử đình làng Đốc Hậu, nơi thờ năm anh em họ Đặng.
Lời bàn:
Theo nhiều tài liệu lịch sử, dòng họ Đặng đã có ở Việt Nam từ
rất lâu đời. Còn có ý kiến cho rằng họ Đặng ở Việt Nam có từ thời các vua Hùng.
Nhưng ý kiến này cho đến nay vẫn chưa thuyết phục được các nhà khoa học, nhất
là các nhà sử học và khảo cổ học. Nhưng nếu nói rằng, họ Đặng ở Việt Nam xuất
hiện từ thời Hai Bà Trưng thì sức thuyết phục cao hơn. Vì chồng Bà Trưng là người
họ Đặng, tức Đặng Thi Sách.
Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là họ Đặng ở khắp mọi miền đất
nước đã có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời
nào họ Đặng cũng có nhân tài xuất chúng, con cháu dòng họ Đặng thời phong kiến
nối nhau đỗ đại khoa và có nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trong triều
đình.
Tiếng thơm của dòng họ lưu truyền muôn đời và 5 anh em họ Đặng
trong giai thoại trên là một minh chứng. Thế mới hay rằng, tiền nhân không biết
tích đức và hậu thế không biết tu thân thì làm sao có được “phúc tổ lộc
nhà”.
K.N, Báo Bình Phước
Nguồn: Họ Đặng Việt Nam