Bất cứ người con đất Việt nào, dù sinh ra và lớn lên ở đâu nhưng mỗi khi nhắc tới hai từ “Hà Nội”, tất cả đều hướng ngay suy nghĩ của mình về Thủ đô ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Trải qua lịch sử thăng trầm của đất nước, Hà Nội vẫn luôn giữ được những nét đẹp riêng biệt của mình, để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai từng đặt chân tới mảnh đất kinh kỳ.
Để giúp người đời sau có một cái nhìn về Hà Nội xưa qua những tấm bưa thiếp đã gần 1 thế kỉ.
Con đường bách bộ đi xung quanh Hồ Gươm cách đây hơn 100 năm. Dưới thời Pháp thuộc, hồ Gươm được biết tới với cái tên Petit Lac (Hồ Nhỏ) nhằm phân biệt với Grand Lac (Hồ Lớn), tức Hồ Tây ngày nay.
Tấm bưu ảnh tập trung khắc họa sự khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người Hà Nội. Đó là những mảnh đời trên sông nước của người dân sống bên bờ sông Hồng.
Hình ảnh làng nghề làm giấy bình dân ở Hà Nội xưa. Đó là làng Thượng Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), nằm ven sông Tô Lịch (nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy). Tương truyền, các cô gái của làng này thường lên làng giấy Yên Thái để mua phần “xề” (những phần vỏ dó bị loại bỏ khi làm giấy in sách) về và dùng làm nguyên liệu làm giấy phục vụ những tầng lớp bình dân.
Hình ảnh lối cổng vào của Chùa Láng, còn được người Pháp gọi với cái tên Pagode des Dames. Chùa được xây dưới thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) để thờ vua cha mình là vua Lý Thần Tông. Trong truyền thuyết, vua Lý Thần Tông vốn kiếp trước là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Khung cảnh náo nhiệt ngày Chủ nhật ở vườn Bách thảo Hà Nội cũng trở thành đề tài của một tấm bưu thiếp khác. Trong lịch sử, vườn bách thảo Hà Nội từng là nơi các nhà khoa học sưu tập giống các loài cây và động vật quý của bản địa cũng như từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các loài động vật được nuôi ở đây sau này đã được chuyển vào Thảo Cầm Viên ở thành phố Hồ Chí Minh.
khung cảnh Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay) sau cơn bão tràn vào Hà Nội ngày 09-06-1903.
Một biểu tượng khác của Hà Nội là cầu Long Biên. Đây được coi là chứng nhân lịch sử của thủ đô khi vẫn đứng vững sau hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, đặc biệt trước những đợt oanh tạc của máy bay Mỹ. Tấm bưu ảnh được chụp một thời gian sau khi cầu được khánh thành với cái tên cầu Paul Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương khi ấy).
Tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của Đền Quán Thánh. Đây là ngôi đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn quản phương Bắc, có từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, Đền Quán Thánh còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.