Chùa Mai Trai, có tên chữ là "Linh ứng tự", thuộc thôn Mai Trai, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội.
Chùa Mai Trai toạ lạc trên một vùng đất trũng nằm ở rìa
làng, với không gian thoáng đãng xung quanh là khu vực dân cư.
Linh Ứng tự (Mai Trai) là một ngôi chùa cổ khá lớn với nhiều
toà ngang dãy dọc với không gian yên tĩnh tạo nên nét thâm nghiêm u tịch và đầy
sinh khí linh thiêng, chùa nằm sát trung tâm của thị xã Sơn Tây, rất thuận lợi để
nhân dân và khách thập phương đến lễ Phật, vãn cảnh chùa những ngày tuần tiết,
sóc, vọng.
Tương tự như những ngôi chùa khác, chùa Mai Trai bắt đầu bằng
cổng tam quan, hai nhà tả hữu mạc đối xứng với nhau qua sân chùa, ngôi tiền dường
và thượng điện được kiểu chữ Đinh, liền kề là ngôi nhà ngang thờ Mẫu và nhà Tổ.
Ngoài ra, chùa còn có nhà khách kiêm phòng sư và cổng phụ ra vào chùa ở phía bên
trái.
Tam bảo gồmTiền đường và Thượng điện, đây là công trình kiến
trúc chính của khu di tích, được xây dựng theo kiểu chữ dinh. Trên vì giá
chiêng ở gian chính giữa được trang trí tinh xảo bằng vét giá chiêng khum lòng
máng, chạm chữ phúc cách điệu dạng thư pháp.
Câu đầu đặt vuốt hình dòng dòng, dưới bụng là hoa văn chữ
triện dây leo và hàng chữ lạc khoản. Từ phong cách trang trí này, có thể xác định
thời gian trùng tu tôn tạo ngôi chùa vào năm 1899.
Trên thân của các thanh kẻ, dầu dư, đòn bẩy được trang trí bằng
các đường gờ, vuốt chỉ, những bức cốn chạm khắc cảnh bốn mùa phản ánh nhận thức
về thế giới quan vũ trụ của nhân dân vùng nông nghiệp. Trên đầu những dường cụt
chạm khắc hình rồng, lá lật mềm mại tạo nên cảm giác bình yên trong khối kiến
trúc tâm linh trầm tĩnh này.
Ngôi Thượng diện có 3 gian, 4 bộ vì và 2 hàng cột tròn xẻ đầu,
đặc điểm kiến trúc cuối thời Nguyễn. Phương thức kiến trúc các bộ vì thượng điện
theo kiểu thượng chồng rương hạ kẻ bảy. Những khúc rương tròn bào trơn không
điêu khắc. Bộ vì đầu giáp tiền đường có cấu trúc mê cốn được chạm trổ hình triện
tầu lá rắt tinh xảo.
Chùa Mai Trai hàng
năm có những lễ nghi Phật giáo như lễ thượng nguyên, lễ tất niên, lễ vào hè, lễ
Phật đản và những ngày giỗ tổ, tế lễ những vị sư tổ trụ trì tại chùa đã viên tịch.
Nguồn: Nhà thiết kế Phương Đông