Nghệ thuật điêu khắc tuyệt đẹp của ngôi đình Đông Viên 300 tuổi, thờ phụng thánh Cao Sơn - Cao Các triều vua Đinh Tiên Hoàng Nghệ thuật điêu khắc tuyệt đẹp của ngôi đình Đông Viên 300 tuổi, thờ phụng thánh Cao Sơn - Cao Các triều vua Đinh Tiên Hoàng Được làm nên từ những bàn tay người thợ tài hoa, đình Đông Viên ở xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn với tuổi đời gần 300 năm là một trong những công trình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Nghệ An. Đình Đông Viên tọa lạc ở trung tâm làng Đông Viên xưa, nay là xóm 3, xã Nam Phúc. Đình được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII để thờ Thành hoàng làng và các vị thần Cao Sơn, Cao Các. Ảnh: Huy Thư Nhìn phía ngoài, đình Đông Viên có kiến trúc thấp, rộng, mái cong vuốt đầu đao. Đình có 3 gian 2 hồi trụ vững trên 24 cột, kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, chồng đấu. Ảnh: Huy Thư Đình không có tường, ván bao xung quanh, lại được chạm khắc tứ bề, trên nhiều kết cấu gỗ, nên đứng trong đình Đông Viên, nhìn góc độ nào cũng cảm nhận được vẻ đẹp của đình.Ảnh Huy Thư Nét độc đáo trong kiến trúc điêu khắc của đình Đông Viên thể hiện ngay ở những hòn đá kê chân cột đình. Nhìn kỹ sẽ thấy trên mặt đá khoét 1 vòng tròn sâu quanh chân cột. Diện tích mặt đá trong vòng tròn cao hơn mặt ngoài gần 2cm. Theo các cụ cao niên, người xưa làm như vậy để đổ nước vào rãnh đá (nước đầy rãnh, nhưng chân cột đình vẫn không bị ướt) ngăn không cho kiến, mối leo lên đình. Ảnh: Huy Thư Phần gỗ của đình chủ yếu làm từ gỗ mít đã nhuốm màu thời gian, rêu mốc. Bên trong đình, trừ cột và xà không trang trí còn lại trên các chi tiết kết cấu gỗ khác như vì kèo, đầu dư, xà nách, xà bẩy, con rường, cột trốn, ván gió… đều được điêu khắc chạm trổ rất tinh xảo. Ảnh: Huy Thư Từng vì nóc đều được chạm khắc công phu hai mặt với nhiều đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý... Trong đó, hình ảnh rồng vờn mây, phượng hàm thư, hạc ngậm cành sen, cá chép chơi trăng, rùa lội ao sen, long mã… được khắc họa sinh động uyển chuyển, mềm mại. Ảnh: Huy Thư Cận cảnh một góc hình ảnh rùa lội ao sen được chạm bong kênh, chạm lộng trên đình Đông Viên. Ảnh: Huy Thư Trên phần gỗ nối cột cái và cột hồi cũng được chạm khắc rất đẹp. Mỗi kết cấu là một tác phẩm hoàn mỹ, hài hòa trong bố cục tổng thể của đình. Ảnh: Huy Thư Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “giá chiêng chồng rường”, không lắp ván bưng ở giữa tạo nên không gian thoáng đạt cho đình. Dưới các quá giang, sát 2 đầu cột, các đầu dư được chạm lộng, chạm bong kênh thành những đầu rồng. Cả đình có 8 đầu dư hình rồng ngậm ngọc, trong đó 4 đầu rồng ở 4 góc đình chầu về trung tâm. Ảnh: Huy Thư Cận cảnh một đầu dư hình rồng ngậm ngọc được chạm khắc tinh xảo với những đao mác dài, nhọn, đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư Trải qua hàng trăm năm lịch sử, với những giá trị to lớn, đình Đông Viên đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là điểm đến hấp dẫn của du khách mỗi khi về thăm Nam Đàn Nguồn: Báo Nghệ An Được làm nên từ những bàn tay người thợ tài hoa, đình Đông Viên ở xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn với tuổi đời gần 300 năm là một trong những công trình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Nghệ An. Đình Đông Viên tọa lạc ở trung tâm làng Đông Viên xưa, nay là xóm 3, xã Nam Phúc. Đình được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII để thờ Thành hoàng làng và các vị thần Cao Sơn, Cao Các. Ảnh: Huy Thư Nhìn phía ngoài, đình Đông Viên có kiến trúc thấp, rộng, mái cong vuốt đầu đao. Đình có 3 gian 2 hồi trụ vững trên 24 cột, kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, chồng đấu. Ảnh: Huy ThưĐình không có tường, ván bao xung quanh, lại được chạm khắc tứ bề, trên nhiều kết cấu gỗ, nên đứng trong đình Đông Viên, nhìn góc độ nào cũng cảm nhận được vẻ đẹp của đình.Ảnh Huy ThưNét độc đáo trong kiến trúc điêu khắc của đình Đông Viên thể hiện ngay ở những hòn đá kê chân cột đình. Nhìn kỹ sẽ thấy trên mặt đá khoét 1 vòng tròn sâu quanh chân cột. Diện tích mặt đá trong vòng tròn cao hơn mặt ngoài gần 2cm. Theo các cụ cao niên, người xưa làm như vậy để đổ nước vào rãnh đá (nước đầy rãnh, nhưng chân cột đình vẫn không bị ướt) ngăn không cho kiến, mối leo lên đình. Ảnh: Huy Thư Phần gỗ của đình chủ yếu làm từ gỗ mít đã nhuốm màu thời gian, rêu mốc. Bên trong đình, trừ cột và xà không trang trí còn lại trên các chi tiết kết cấu gỗ khác như vì kèo, đầu dư, xà nách, xà bẩy, con rường, cột trốn, ván gió… đều được điêu khắc chạm trổ rất tinh xảo. Ảnh: Huy Thư Từng vì nóc đều được chạm khắc công phu hai mặt với nhiều đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý... Trong đó, hình ảnh rồng vờn mây, phượng hàm thư, hạc ngậm cành sen, cá chép chơi trăng, rùa lội ao sen, long mã… được khắc họa sinh động uyển chuyển, mềm mại. Ảnh: Huy Thư Cận cảnh một góc hình ảnh rùa lội ao sen được chạm bong kênh, chạm lộng trên đình Đông Viên. Ảnh: Huy Thư Trên phần gỗ nối cột cái và cột hồi cũng được chạm khắc rất đẹp. Mỗi kết cấu là một tác phẩm hoàn mỹ, hài hòa trong bố cục tổng thể của đình. Ảnh: Huy Thư Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “giá chiêng chồng rường”, không lắp ván bưng ở giữa tạo nên không gian thoáng đạt cho đình. Dưới các quá giang, sát 2 đầu cột, các đầu dư được chạm lộng, chạm bong kênh thành những đầu rồng. Cả đình có 8 đầu dư hình rồng ngậm ngọc, trong đó 4 đầu rồng ở 4 góc đình chầu về trung tâm. Ảnh: Huy Thư Cận cảnh một đầu dư hình rồng ngậm ngọc được chạm khắc tinh xảo với những đao mác dài, nhọn, đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư Trải qua hàng trăm năm lịch sử, với những giá trị to lớn, đình Đông Viên đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là điểm đến hấp dẫn của du khách mỗi khi về thăm Nam Đàn Nguồn: Báo Nghệ An Trở về đầu trang Đông Viên Nam Phúc đình điêu khác chặm trổ di tích quốc gia 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10