Chùa Bối Khê còn được gọi là Đại Bi tự, nằm tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, chùa thờ Phật và đức thánh Bổi Khê Nguyễn Bình An, có công xây dựng chùa và đánh giặc ngoại xâm.
Chùa Bổi Khê tọa lạc trên một thửa đất rộng khoảng 5000m2 đầu
làng Bổi Khê. Tương truyền, chùa Bối Khê được xây dựng vào khoảng năm 1338 dưới
đời vua Trần Hiến Tông (vị hoàng đế thứ sáu triều đại nhà Trần, trị vì năm 1329
- 1341), được trùng tu và mở rộng nhiều lần trong các triều đại sau này. Kiến
trúc hiện nay mang phong cách nghệ thuật dân gian từ các lần trùng tu cuối thế
kỷ 18, năm 1923 và 2006.
Chùa Bối Khê có quy mô khá lớn, hướng về phía Tây, ra phía
sông Đáy. được xây dựng “ Tiền Phật, hậu
Thánh”.
Chùa thờ Phật và thờ phụng Đức thánh Bối Khê Nguyễn Bình An,
người địa phương có công xây dựng chùa và tổ chức nhân dân trong vùng đánh giặc
phương Bắc.
Theo truyền thuyết, Ngài sinh năm 1281, quê làng Bối Khê, xuất
gia tu tập ở chùa Trăm Gian, còn gọi là Chùa Quảng Nghiêm hay Chùa Tiên Lữ tại
xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Nhờ công đức và tài phép của
ngài, vua Trần đã sắc phong mỹ tự là Chân nhân. Chùa Trăm Gian là địa điểm thờ
chính Thánh Nguyễn Bình An, chùa Bối Khê là thờ vọng.
Chùa Bổi Khê là một tổ hợp di tích lịch sử với nhiều hạng mục
khác nhau, bố cục đối xứng qua trục chính theo hướng Tây – Đông, bao gồm: Nghi
môn ngoại, Nghi môn nội, Chính điện, Hậu điện và những tòa nhà phụ trợ khác.
Tòa Chính điện kết nối với Hậu điện kết nối bằng hai tòa Tả
vu, Hữu vu, hình thành bố cục chính của chùa theo chữ “Quốc” hay hình chữ nhật.
Chùa cao dần từ ngoài vào trong.
Tổng mặt bằng chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Phối cảnh tổng thể chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Nghi môn ngoại
Trước cổng chùa là không gian rộng lớn với cây đề, cây đa cổ
thụ và 5 ngôi tháp mộ của các vị sư trụ trì.
Nghi môn ngoại chùa Bối Khê rất đồ sộ, theo kết cấu Ngũ môn
quan kiểu tay ngai. Ngoài cùng Nghi môn ngoại tường nối với hai trụ biểu, đỉnh
trụ trang trí nghê chầu.
Cổng chính cao 2 tầng. Tầng dưới giới hạn bằng 4 trụ biểu, đỉnh
trụ trang trí tứ phượng, hai bên cổng là hai cầu thang lên tầng hai. Tầng trên có
thiết kế chồng diêm 2 tầng, 8 mái.
Hai cổng phụ hai bên cổng chính cũng được giới hạn bằng 4 trụ
biểu, đỉnh trụ trang trí nghê chầu. Kết cấu kiểu chồng diêm 2 tầng mái, 8 mái. Hai
cổng phụ ngoài cùng nhỏ nhất, cũng giới hạn bằng 4 trụ biểu nhỏ, đỉnh trụ trang
trí nghê chầu. Phía trên cổng là bình phong.
Các trụ biểu Nghi môn ngoại được trang trí bằng các ô lồng
đèn, ô câu đối, đế trụ thắt cổ bồng. Tường kết nối giữa các cổng được đắp trang
trí hình Tứ linh, Tứ quý.
Phía sau Nghi môn ngoại là cầu nhỏ bắc qua hào nước, dấu
tích còn lại của sông Đỗ Động xưa.
Nghi môn ngoại chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Vườn tháp mộ phía trước Nghi môn ngoại chùa Bối Khê, Thanh
Oai, Hà Nội
Mặt phía sau Nghi môn ngoại, Nghi môn ngoại chùa Bối Khê,
Thanh Oai, Hà Nội
Nghi môn nội
Qua cầu nhỏ là Nghi môn nội, kết cấu kiểu phương đình 3
gian, chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Nghi môn nội đồng thời cũng là Tháp chuông. Bên
trong treo một quả chuông lớn cao 1 mét, đường kính 60 cm, đúc năm 1844. Hai
bên Nghi môn nội là hai khối cổng phụ dạng vòm mới xây dựng; kết cấu chồng diêm
2 tầng mái, 8 mái.
Qua Nghi môn nội đến sân chùa rộng khoảng 400m2,
bao quanh là những cây cổ thụ tán lớn. Hai bên sân là hai hồ nước, một
trồng sen và một là giếng nước sinh hoạt cho người dân làng trước đây.
Trong sân chùa Bối Khê trồng một loại sen lạ hàng trăm năm
tuổi. Sen đất mọc thành cây cao, hoa trắng, thơm ngát, nở vào 4-6 âm lịch, 1-2
tuần mới tàn.
Chính giữa là sân chùa là đường Thần đạo rộng 2,4m, lát đá
cao hơn sân gạch.
Trên trục đường bày một
sập đá thời Trần, nơi khách hành hương xắp đặt các lễ vật. Sập có chiều rộng
1,5m, dài 2,7m, cao 0,6m. Sập được chạm khắc tỷ mỉ, hai cạnh dài của sập là phù
điêu lưỡng long quán nhật.
Nghi môn nội - Tháp chuông chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Hai tảng đá phía trước Nghi môn nội, chùa Bối Khê, Thanh
Oai, Hà Nội
Mặt phía sau Nghi môn nội, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Chuông bên trong Nghi môn nội - Tháp chuông, chùa Bối Khê,
Thanh Oai, Hà Nội
Trục Thần đạo lát đá chính giữa sân chùa; Chính giữa trục Thần
đạo là sập đá, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Cây sen lạ bên trong chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Chính điện thờ Phật
Tòa Chính điện chùa Bối Khê bầy hương án Phật, có bố cục
hình chữ “Công”, bao gồm Tiền đường, Bái đường và Điện thờ Phật.
Tòa Tiền đường có nền cao 3 bậc so với mặt sân, kết cấu 7
gian, 2 dĩ, 4 mái. Bệ nền Tòa Tiền đường ốp bằng gạch gốm thời Trần, trang trí gạch
phù điêu linh vật. Các vì kèo Tòa tiền đường được đặt trên 4 hàng cột.
Mái hiên phía trước được lắp các hàng cột đá. Trên cột có chạm
khắc nhiều đôi câu đối ca ngợi cảnh chùa. Toàn bộ phía trước Tòa Tiền đường lắp
đặt cửa gỗ bức bàn, bệ cửa bằng đá. Những vì kèo trong Tòa Tiền đương mang
phong cách nghệ thuật thời Trần. Trong tòa Tiền đường đặt các pho tượng thưởng
thiện, phạt ác to lớn.
Tòa Bái đường hình ống muống, nối Tiền đường với Điện thờ Phật.
Điện thờ Phật 3 gian, 4 mái, xây dựng trên nền cao hơn hẳn so với mặt sân. Hương
án điện thờ chế tác bằng gỗ mít. Lớp tượng sau cùng trên ban thờ Phật là pho tượng
Quan Âm Bồ tát 12 tay, 12 mắt (minh họa Thiên thủ, thiên nhãn) tạc năm 1382. Tượng
đặt trên tòa sen đá cao 2m, 3 tầng, chạm khắc nổi mây, hoa lá. 4 góc chạm hình
chim thần Garuda, ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Champa. Phía trước tượng
là một cây nhang đá cẩm thạch, tạo tác cùng thời với bệ tượng. Cây nhang đá có
nhiều chạm khắc tinh xảo.
Mặt trước tòa Tiền đường, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Mặt bên Chính điện thờ Phật, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Mặt phía sau của Điện thờ Phật, kề liền là tòa Tiền tế thờ
Thánh và phía trước là tòa Hữu vu, chùa
Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Hàng hiên với cột đá tại tòa Tiền đường, chùa Bối Khê, Thanh
Oai, Hà Nội
Hiên của Tiền đường được ốp bằng gạch gốm có trang trí, chùa
Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Kết cấu mái của Tiền đường, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Tượng Hộ pháp tại Tiền đường, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Không gian Bái đường phía trước Điện thờ Phật, chùa Bối Khê,
Thanh Oai, Hà Nội
Tượng bên trong Điện thờ Phật chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Trang trí hình chim thần Garuda tại góc bệ tượng Quan Âm Bồ
tát 12 tay, 12 mắt, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Hậu điện thờ Thánh
Hậu điện chùa Bối Khê là nơi thờ Đức thánh Bối Khê Nguyễn
Bình An. Hậu điện cũng có bố cục hình chữ “Công” hay chữ H, gồm Tiền
tế, Thiêu hương và Hậu cung thờ Thánh. Tiền tế có mặt bằng và hình dáng tương tự như tòa Tiền đường,
gồm 5 gian, 2 chái, 4 mái. Tòa Thiêu hương đặt dọc, nối Tiền tế và Hậu cung.
Hậu cung 2 tầng, 8 mái, nơi đặt tượng thờ thánh. Hậu cung chỉ
mở khi có hội làng và dịp đặc biệt. Cấu trúc đặc biệt của Hậu cung thờ Thánh là các con sơn gỗ,
vươn ra thành các lớp, giống với cấu trúc của tháp chuông chùa Keo, Vũ Thư,
Thái Bình.
Hậu cung thờ Thánh, chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Sơ đồ mặt cắt ngang Hậu cung thờ Thánh, chùa Bối Khê, Thanh
Oai, Hà Nội
Những tòa điện thờ khác
Hai bên Chính điện thờ Phật và Hậu điện thờ Thánh là hai
hành lang hay hai tòa Tả vu và Hữu vu. Mỗi tòa có 7 gian. Đây là nơi đặt tượng
18 vị La Hán. Bên trái Tiền đường có một am nhỏ thờ bà công chúa thời Mạc đã có
công tu sửa chùa. Bên tả Tiền đường có nhà bia với tấm bia đá được khắc từ thời
Trần để ghi lại công đức của Đức thánh Bối.
Hành lang Tả vu, Hữu vu và tượng 18 vị La Hán, chùa Bối Khê,
Thanh Oai, Hà Nội
Chùa Bối Khê là một trong chùa có nhiều các bức chạm khắc gỗ
đẹp đẽ, tinh xảo tương tự như trong các ngôi đình truyền thống vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Phần lớn các bức chạm có nội dung miêu tả Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng),
Tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai).
Chùa Bối Khê có 10 tấm bia, trong đó tấm bia cổ nhất là “Bối
động thánh tích bi ký”, tạc năm 1453; Tấm bia mới nhất khắc năm 1895 kể lại sự
tích đức Thánh Bối.
Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được 58 pho tượng lớn nhỏ, 22 đạo
sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn và nhiều cổ vật quý khác.
Chạm khắc hình tượng tre tại đầu bẩy, tòa Tiền đường, chùa Bối
Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Các bức chạm khắc Tư linh, Tứ quý trên kết cấu mái tại chùa
Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Hằng năm, cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch là ngày hội
chùa Bối và 5 năm một lần người dân ở các thôn xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà
Nội lại tổ chức rước kiệu để tưởng nhớ bậc tiền nhân, đức thánh Bổi đã có công
với nước, với dân. Sau lễ rước là lễ hội cầu mưa.
Nguồn: Bộ môn KTXD/Đại học Xây dựng