Ngôi chùa phát tích 1 trong 3 dòng thiền lớn nhất Việt Nam Ngôi chùa phát tích 1 trong 3 dòng thiền lớn nhất Việt Nam TN&MT - Ít người biết rằng, chùa Kiến Sơ (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) là nơi tu thiền của thiền sư Vô Ngôn Thông – người khai sinh ra một trong ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, tư tưởng nước ta qua 4 triều đại là Đinh, Lê, Lý, Trần. Tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống và nằm sát cạnh đền Gióng, chùa Kiến Sơ được phật tử biết đến là một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh thiêng. Tuy nhiên không nhiều biết rằng, nơi đây từng là nơi hoằng pháp của thiền sư Vô Ngôn Thông – người khai sinh ra một trong ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam trong suốt 6 thế kỉ (từ thế kỉ VII – XIV) và tạo tiền đề hình thành nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng sau này. Theo tài liệu để lại, cách đây vừa tròn 1200 năm (tức là năm Canh Tý, năm 820 - PV) thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam và tu tại chùa Kiến Sơ. Các huyền tích truyền lại đến ngày nay kể rằng, khi đến tu tại chùa, suốt mấy năm liền, mỗi ngày ngoài hai bữa cháo ra, sư đều dành hết thời gian cho việc tu đạo. Hằng ngày, sư quay mặt vào vách thiền định mà không nói năng gì. Mọi người không biết nên không chú ý đến sư. Duy chỉ có một người tên là Lập Đức biết sư không phải người thường, nên ngày ngày giữ lễ và hết lòng chăm sóc. Cảm tấm lòng người Phật tử xứ Nam, sư truyền cho tâm pháp và phương pháp tu tập. Sư đổi pháp hiệu cho Lập Đức là Cảm Thành. Từ đó, dòng thiền Vô Ngôn Thông đã ra đời và sau này có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống phật giáo Việt Nam. Năm 826, thiền sư Vô Ngôn Thông viên tịch, thi thể được hỏa thiêu và thờ ở núi Tiên Du. Từ khi được truyền vào Việt Nam, dòng thiền này phát triển rất mạnh mẽ, được các tầng lớp từ vua chúa đến dân nghèo tin theo. Dòng thiền này có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tư tưởng trong suốt 4 triều đại là Đinh, Lê, Lý, Trần và góp phần tạo nên diện mạo văn hóa Việt. Trong quá trình phát triển hơn 4 thế kỉ, thiền phái Vô Ngôn Thông truyền được 17 thế hệ với những đại sư mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử như: Đa Bảo, Viên Chiếu, Lý Thái Tông, Mãn Giác, Không Lộ ... Đây đều là những vị cao tăng đắc đạo, nổi tiếng trong lịch sử không chỉ ở lĩnh vực Phật pháp, mà còn ở lĩnh vực chính trị. Hơn nữa, thiền phái này cùng với phái Thảo Đường và phái Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi trở thành ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam trong suốt 6 thế kỉ (từ thế kỉ VII – XIV) và tạo nền tảng hình thành nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng sau này. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Chính điện chùa Kiến Sơ và tượng thờ thiền sư Vô Ngôn Thông tại chùa (ảnh nhỏ) Cũng theo các thư tịch cổ để lại, thuở nhỏ vua Lý Công Uẩn Uẩn tu tại chùa Cổ Pháp (nay thuộc Bắc Ninh), sau theo học Phật với thiền sư Vạn Hạnh và thường xuyên vào chùa Kiến Sơ học thiền và tu tập thiền định. Huyền sử kể rằng, vào thời tiền Lê, trong dân gian có truyền nhau câu sấm nói rằng một người họ Lý, dưới chân có chữ Vương sau này nhất định sẽ thay thế nhà Lê. Bởi vậy, vua thời đó đã cho người truy lùng rất gắt gao và tìm mọi cách giết cho được Lý Công Uẩn. Để trốn cuộc truy sát, Lý Công Uẩn đã phải ẩn mình ở chùa Kiến Sơ. Trụ trì chùa lúc đó là sư Đa Bảo đã đào một cái hầm lớn dưới đất. Sau đó, sư cho xây một bể nước lên trên để đánh lừa quan quân truy đuổi. Lý Công Uẩn trốn dưới đó rất ít khi được lên mặt đất. Khi quan quân lùng đến, các nhà sư lấy lí do dòng thiền này phải câm lặng (vô ngôn) nên dù quân lính hỏi cái gì, sư đều không nói. Bởi thế Lý Công Uẩn mới thoát nạn. Sau khi thành đại nghiệp, vua Lý Công Uẩn không quên ơn ngôi chùa từng che chở mình nên đã cấp tiền bạc, trùng tu, mở rộng chùa cho bề thế. Đồng thời, vua cho nâng cấp cả miếu thờ Thánh Gióng và hàng năm bắt các quan về đây bái lễ. Cũng vì vậy, tên chữ chùa Kiến Sơ còn được giải thích như mối lương duyên ban đầu của vị vua sáng lập triều Lý với ngôi chùa gắn nhiều kỉ niệm thời gian khó. Đó cũng là mối duyên giữa sư Đa Bảo và Lý Công Uẩn sau này. Qua các thư tịch cổ để lại thì, thuở nhỏ Lý Công Uẩn tu tại chùa Cổ Pháp (nay ngụ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), sau theo học Phật với thiền sư Vạn Hạnh và được thiền sư này dạy dỗ, kèm cặp từ nhỏ. Với bản tính thông minh ham học, vị vua tương lai này thường xuyên vào chùa Kiến Sơ học thiền và tu tập thiền định. Trụ trì chùa khi đó là sư Đa Bảo đã nhận ra cốt tướng khác thường của ông và phán rằng, trong tương lai ông nhất định sẽ làm vua một cõi. Tương truyền tại chùa này ông đã được Thánh Gióng báo mộng qua bài thơ sấm ngữ: Nhất bát công đức thủy Tùy duyên hóa thế gian Quang Quang trùng ảnh chiếu Một ảnh nhật đăng sơn Bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (ứng với vua Lý Huệ Tông, tên là Sảm). Hiện nay, chùa Kiến Sơ còn lưu giữ nhiều huyền tích về vị vua nổi tiếng này. Người dân vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện vị vua bị truy đuổi và được nhà chùa giúp đỡ. Ni sư trụ trì chùa hiện nay là Thích Đàm Chuyên cho biết: “Vào thời tiền Lê, trong dân gian có truyền nhau câu sấm nói rằng, một người họ Lý, dưới chân có chữ Vương, sau này nhất định sẽ thay thế nhà Lê. Bởi vậy, vua Lê thời đó đã cho người truy lùng rất gắt gao và tìm mọi cách giết cho được Lý Công Uẩn. Để trốn cuộc truy sát, Lý Công Uẩn đã phải ẩn mình ở chùa Kiến Sơ”. Trải qua thời gian lịch sử với những biến cố thăng trầm của thời đại, ngôi chùa cũng có số phận đầy biến động và đổi thay rất nhiều. Hiện nay, chùa có kiến trúc khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng mái. Chùa được thiết kế theo kiến trúc truyền thống thường thấy ở các chùa Bắc Bộ. Trước cửa chùa là một hồ sen rộng lớn, bao quanh lối dẫn vào chùa chính. Bên trái chùa là một cái khánh đá có niên đại hơn 400 năm. Đây cũng là cổ vật duy nhất còn lại với thời gian mà không bị hư hại hoặc bị đánh cắp. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Khuôn viên của ngôi chùa cổ Đến vãn cảnh chùa, phật tử không còn nhận ra những dấu vết nào của một thiền phái năm xưa vốn hùng mạnh, với biết bao đệ tử theo học. Có chăng, bức tượng Vô Ngôn Thông và hai bức tượng, một là vua Lý Công Uẩn, một là mẹ vua Lý Công Uẩn như là dấu vết còn xót lại của một thời kì huy hoàng. Sư Na (tên thường ngày mà người dân nơi đây vẫn dùng để gọi ni sư trụ trì chùa Kiến Sơ) kể rằng, mặc dù chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ năm 1975 nhưng tầm ảnh hưởng vẫn chỉ trong phạm vi ... làng. Trải qua hơn một ngàn năm lịch sử, hậu thế không còn nhớ được tên ban đầu của chùa nữa. Sử sách cũng không ghi chép cụ thể nên không ai biết tên Kiến Sơ có từ bao giờ. Người ta giải thích tên chữ Kiến Sơ là nơi gặp gỡ ban đầu. Ý nghĩa là, ngôi chùa này là nơi gặp gỡ ban đầu giữa sư Vô Ngôn Thông và sư Lập Đức; cũng hàm nghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông ban đầu nảy nở và phát triển trên đất Việt chính từ nơi đây. Khi rời đô về Thăng Long, sư Đa Bảo thường xuyên được mời vào kinh bàn chuyện quốc sự. Có thể nói rằng, sư Vạn Hạnh và sư Đa Bảo là hai vị sư có ảnh hưởng nhất đến tư tưởng của vị vua đầu tiên của triều Lý. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái, chùa Kiến Sơ trở thành nơi thờ cả Tam giáo (Phật, Lão, Khổng). Ngày 21-02-1975 cụm di tích đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban, Giá Ngự, mộ Trần Đô Thống và chùa Kiến Sơ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến trúc Quần thể chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế, lại mới có thêm một tam quan phụ mở về hướng tây-nam và một cửa nhỏ hơn xây chồng diêm 2 tầng ngăn giữa chùa chính và chùa trong. Cổng tam quan cũ rộng 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính xây theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ, nhìn chung mang nhiều phong cách kiến trúc Phật giáo thời Nguyễn. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Bước qua cổng tam quan du khách sẽ thấy một hồ sen lớn có tường hoa bao quanh, dọc hồ là hai ngõ dài dẫn vào sân chùa chính. Bên trái sân bày một chiếc khánh và giá treo hoàn toàn bằng đá, cổ ghi niên đại gần 400 năm. Bên phải sân có một tấm bia lớn phủ rêu xanh, mưa gió đã làm mòn hết chữ. Giữa sân còn dựng một cây bia cột vuông. Toà tiền đường rộng 5 gian 2 chái, phía sau là hậu cung và hành lang hai bên sân giữa vây quanh gác chuông rồi đến khu nhà hậu. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Gác chuông sau thượng điện chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Bia trụ vuông và tiền đường chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Khánh đá cổ chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tượng thiền sư Vô Ngôn Thông Điêu khắc Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm các tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông để ria mép, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Ngọc Hân công chúa v.v.. Cũng có cả tượng Khổng Tử, Lão Tử, minh chứng cho một thời đề cao thuyết “tam giáo đồng nguyên” sau khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái. Ban thờ Phật được xây áp vào vách ở hậu cung tòa điện chính, hai bên bày các tượng Thập điện Diêm vương. Chính giữa và trên cao nhất bày bộ tượng Tam Thế Phật, có niên đại thế kỷ 17. Ba pho tượng thể hiện các đại kiếp của Như Lai (quá khứ, hiện tại, vị lai) được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền trên tòa sen. Bộ tượng này được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Tượng các Diêm vương chùa Kiến Sơ. Ảnh © NCCong 2013 Như thường lệ, nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Sáu lớp tiếp dưới bộ Tam Thế theo thứ tự bao gồm: hàng 1 là tượng A Di Đà, hàng 2 bày năm pho tượng (Di Lặc ở giữa), hàng thứ 3 là tượng Quan Âm Nam Hải, hàng thứ 4 đặt tượng Thích Ca niêm hoa, kế đến hàng thứ 5 bày tượng Ngọc Hoàng, hàng dưới cùng là tòa Cửu Long với tượng Thích Ca sơ sinh. Có lẽ tòa Cửu Long thứ hai (còn gọi là động Liên Hoàn) ở phía sau thượng điện mới gây được ấn tượng bất ngờ đối với du khách thăm chùa Kiến Sơ; khác với thông lệ, ở đây không thấy tượng Thích Ca sơ sinh. Toàn bộ toà động được tạo bằng đất thó từ hơn 200 năm trước và dài 8m, cao 3m, dày 2m. Đây là tác phẩm nghệ thuật phù điêu cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tượng Bồ Đề Đạt Ma và chư Phật ở chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Toà Cửu Long này chia thành 5 bức liên hoàn như bình phong. Phần trung tâm gồm 3 bức chính diện, thể hiện các vòm mây với rồng xoắn bao quanh, ngự trên mây có rất nhiều tượng nhỏ của chư Phật, Bồ Tát, La Hán và các thần tướng nhà trời. Đặc biệt có tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng trinh nữ Maza, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Hai cánh bên hông phần trung tâm của tòa Cửu Long là hai bức phù điêu thể hiện những chủ đề khác. Bức thứ nhất tái hiện huyền tích tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ ngài bị hành hạ dưới địa ngục vì những tội ác trước kia. Bức thứ hai diễn tả thầy trò Đường Tăng vất vả leo núi vượt sông sang Tây Trúc thỉnh kinh. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tượng Quán Thế Âm Nam hải, chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Bia cổ bên ngõ chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Trong chùa hiện còn tượng Lý Thái Tổ, vua ngồi trên ghế, mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực, biểu tượng cho quyền lực. Nguồn: Hà Nội 360 Ths Nguyễn Thy Ngà Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} TN&MT - Ít người biết rằng, chùa Kiến Sơ (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) là nơi tu thiền của thiền sư Vô Ngôn Thông – người khai sinh ra một trong ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, tư tưởng nước ta qua 4 triều đại là Đinh, Lê, Lý, Trần. Tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống và nằm sát cạnh đền Gióng, chùa Kiến Sơ được phật tử biết đến là một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh thiêng. Tuy nhiên không nhiều biết rằng, nơi đây từng là nơi hoằng pháp của thiền sư Vô Ngôn Thông – người khai sinh ra một trong ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam trong suốt 6 thế kỉ (từ thế kỉ VII – XIV) và tạo tiền đề hình thành nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng sau này. Theo tài liệu để lại, cách đây vừa tròn 1200 năm (tức là năm Canh Tý, năm 820 - PV) thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam và tu tại chùa Kiến Sơ. Các huyền tích truyền lại đến ngày nay kể rằng, khi đến tu tại chùa, suốt mấy năm liền, mỗi ngày ngoài hai bữa cháo ra, sư đều dành hết thời gian cho việc tu đạo. Hằng ngày, sư quay mặt vào vách thiền định mà không nói năng gì. Mọi người không biết nên không chú ý đến sư. Duy chỉ có một người tên là Lập Đức biết sư không phải người thường, nên ngày ngày giữ lễ và hết lòng chăm sóc. Cảm tấm lòng người Phật tử xứ Nam, sư truyền cho tâm pháp và phương pháp tu tập. Sư đổi pháp hiệu cho Lập Đức là Cảm Thành. Từ đó, dòng thiền Vô Ngôn Thông đã ra đời và sau này có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống phật giáo Việt Nam. Năm 826, thiền sư Vô Ngôn Thông viên tịch, thi thể được hỏa thiêu và thờ ở núi Tiên Du. Từ khi được truyền vào Việt Nam, dòng thiền này phát triển rất mạnh mẽ, được các tầng lớp từ vua chúa đến dân nghèo tin theo. Dòng thiền này có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tư tưởng trong suốt 4 triều đại là Đinh, Lê, Lý, Trần và góp phần tạo nên diện mạo văn hóa Việt. Trong quá trình phát triển hơn 4 thế kỉ, thiền phái Vô Ngôn Thông truyền được 17 thế hệ với những đại sư mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử như: Đa Bảo, Viên Chiếu, Lý Thái Tông, Mãn Giác, Không Lộ ... Đây đều là những vị cao tăng đắc đạo, nổi tiếng trong lịch sử không chỉ ở lĩnh vực Phật pháp, mà còn ở lĩnh vực chính trị. Hơn nữa, thiền phái này cùng với phái Thảo Đường và phái Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi trở thành ba dòng thiền lớn nhất Việt Nam trong suốt 6 thế kỉ (từ thế kỉ VII – XIV) và tạo nền tảng hình thành nên thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng sau này. Chính điện chùa Kiến Sơ và tượng thờ thiền sư Vô Ngôn Thông tại chùa (ảnh nhỏ) Cũng theo các thư tịch cổ để lại, thuở nhỏ vua Lý Công Uẩn Uẩn tu tại chùa Cổ Pháp (nay thuộc Bắc Ninh), sau theo học Phật với thiền sư Vạn Hạnh và thường xuyên vào chùa Kiến Sơ học thiền và tu tập thiền định. Huyền sử kể rằng, vào thời tiền Lê, trong dân gian có truyền nhau câu sấm nói rằng một người họ Lý, dưới chân có chữ Vương sau này nhất định sẽ thay thế nhà Lê. Bởi vậy, vua thời đó đã cho người truy lùng rất gắt gao và tìm mọi cách giết cho được Lý Công Uẩn. Để trốn cuộc truy sát, Lý Công Uẩn đã phải ẩn mình ở chùa Kiến Sơ. Trụ trì chùa lúc đó là sư Đa Bảo đã đào một cái hầm lớn dưới đất. Sau đó, sư cho xây một bể nước lên trên để đánh lừa quan quân truy đuổi. Lý Công Uẩn trốn dưới đó rất ít khi được lên mặt đất. Khi quan quân lùng đến, các nhà sư lấy lí do dòng thiền này phải câm lặng (vô ngôn) nên dù quân lính hỏi cái gì, sư đều không nói. Bởi thế Lý Công Uẩn mới thoát nạn. Sau khi thành đại nghiệp, vua Lý Công Uẩn không quên ơn ngôi chùa từng che chở mình nên đã cấp tiền bạc, trùng tu, mở rộng chùa cho bề thế. Đồng thời, vua cho nâng cấp cả miếu thờ Thánh Gióng và hàng năm bắt các quan về đây bái lễ. Cũng vì vậy, tên chữ chùa Kiến Sơ còn được giải thích như mối lương duyên ban đầu của vị vua sáng lập triều Lý với ngôi chùa gắn nhiều kỉ niệm thời gian khó. Đó cũng là mối duyên giữa sư Đa Bảo và Lý Công Uẩn sau này. Qua các thư tịch cổ để lại thì, thuở nhỏ Lý Công Uẩn tu tại chùa Cổ Pháp (nay ngụ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), sau theo học Phật với thiền sư Vạn Hạnh và được thiền sư này dạy dỗ, kèm cặp từ nhỏ. Với bản tính thông minh ham học, vị vua tương lai này thường xuyên vào chùa Kiến Sơ học thiền và tu tập thiền định. Trụ trì chùa khi đó là sư Đa Bảo đã nhận ra cốt tướng khác thường của ông và phán rằng, trong tương lai ông nhất định sẽ làm vua một cõi. Tương truyền tại chùa này ông đã được Thánh Gióng báo mộng qua bài thơ sấm ngữ: Nhất bát công đức thủy Tùy duyên hóa thế gian Quang Quang trùng ảnh chiếu Một ảnh nhật đăng sơn Bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (ứng với vua Lý Huệ Tông, tên là Sảm).Hiện nay, chùa Kiến Sơ còn lưu giữ nhiều huyền tích về vị vua nổi tiếng này. Người dân vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện vị vua bị truy đuổi và được nhà chùa giúp đỡ. Ni sư trụ trì chùa hiện nay là Thích Đàm Chuyên cho biết: “Vào thời tiền Lê, trong dân gian có truyền nhau câu sấm nói rằng, một người họ Lý, dưới chân có chữ Vương, sau này nhất định sẽ thay thế nhà Lê. Bởi vậy, vua Lê thời đó đã cho người truy lùng rất gắt gao và tìm mọi cách giết cho được Lý Công Uẩn. Để trốn cuộc truy sát, Lý Công Uẩn đã phải ẩn mình ở chùa Kiến Sơ”. Trải qua thời gian lịch sử với những biến cố thăng trầm của thời đại, ngôi chùa cũng có số phận đầy biến động và đổi thay rất nhiều. Hiện nay, chùa có kiến trúc khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng mái. Chùa được thiết kế theo kiến trúc truyền thống thường thấy ở các chùa Bắc Bộ. Trước cửa chùa là một hồ sen rộng lớn, bao quanh lối dẫn vào chùa chính. Bên trái chùa là một cái khánh đá có niên đại hơn 400 năm. Đây cũng là cổ vật duy nhất còn lại với thời gian mà không bị hư hại hoặc bị đánh cắp. Khuôn viên của ngôi chùa cổ Đến vãn cảnh chùa, phật tử không còn nhận ra những dấu vết nào của một thiền phái năm xưa vốn hùng mạnh, với biết bao đệ tử theo học. Có chăng, bức tượng Vô Ngôn Thông và hai bức tượng, một là vua Lý Công Uẩn, một là mẹ vua Lý Công Uẩn như là dấu vết còn xót lại của một thời kì huy hoàng. Sư Na (tên thường ngày mà người dân nơi đây vẫn dùng để gọi ni sư trụ trì chùa Kiến Sơ) kể rằng, mặc dù chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ năm 1975 nhưng tầm ảnh hưởng vẫn chỉ trong phạm vi ... làng. Trải qua hơn một ngàn năm lịch sử, hậu thế không còn nhớ được tên ban đầu của chùa nữa. Sử sách cũng không ghi chép cụ thể nên không ai biết tên Kiến Sơ có từ bao giờ. Người ta giải thích tên chữ Kiến Sơ là nơi gặp gỡ ban đầu. Ý nghĩa là, ngôi chùa này là nơi gặp gỡ ban đầu giữa sư Vô Ngôn Thông và sư Lập Đức; cũng hàm nghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông ban đầu nảy nở và phát triển trên đất Việt chính từ nơi đây. Khi rời đô về Thăng Long, sư Đa Bảo thường xuyên được mời vào kinh bàn chuyện quốc sự. Có thể nói rằng, sư Vạn Hạnh và sư Đa Bảo là hai vị sư có ảnh hưởng nhất đến tư tưởng của vị vua đầu tiên của triều Lý. Khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái, chùa Kiến Sơ trở thành nơi thờ cả Tam giáo (Phật, Lão, Khổng). Ngày 21-02-1975 cụm di tích đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban, Giá Ngự, mộ Trần Đô Thống và chùa Kiến Sơ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến trúc Quần thể chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế, lại mới có thêm một tam quan phụ mở về hướng tây-nam và một cửa nhỏ hơn xây chồng diêm 2 tầng ngăn giữa chùa chính và chùa trong. Cổng tam quan cũ rộng 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính xây theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ, nhìn chung mang nhiều phong cách kiến trúc Phật giáo thời Nguyễn. Bước qua cổng tam quan du khách sẽ thấy một hồ sen lớn có tường hoa bao quanh, dọc hồ là hai ngõ dài dẫn vào sân chùa chính. Bên trái sân bày một chiếc khánh và giá treo hoàn toàn bằng đá, cổ ghi niên đại gần 400 năm. Bên phải sân có một tấm bia lớn phủ rêu xanh, mưa gió đã làm mòn hết chữ. Giữa sân còn dựng một cây bia cột vuông. Toà tiền đường rộng 5 gian 2 chái, phía sau là hậu cung và hành lang hai bên sân giữa vây quanh gác chuông rồi đến khu nhà hậu. Gác chuông sau thượng điện chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Bia trụ vuông và tiền đường chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Khánh đá cổ chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Tượng thiền sư Vô Ngôn Thông Điêu khắc Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm các tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông để ria mép, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Ngọc Hân công chúa v.v.. Cũng có cả tượng Khổng Tử, Lão Tử, minh chứng cho một thời đề cao thuyết “tam giáo đồng nguyên” sau khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái. Ban thờ Phật được xây áp vào vách ở hậu cung tòa điện chính, hai bên bày các tượng Thập điện Diêm vương. Chính giữa và trên cao nhất bày bộ tượng Tam Thế Phật, có niên đại thế kỷ 17. Ba pho tượng thể hiện các đại kiếp của Như Lai (quá khứ, hiện tại, vị lai) được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền trên tòa sen. Bộ tượng này được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tượng các Diêm vương chùa Kiến Sơ. Ảnh © NCCong 2013 Như thường lệ, nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Sáu lớp tiếp dưới bộ Tam Thế theo thứ tự bao gồm: hàng 1 là tượng A Di Đà, hàng 2 bày năm pho tượng (Di Lặc ở giữa), hàng thứ 3 là tượng Quan Âm Nam Hải, hàng thứ 4 đặt tượng Thích Ca niêm hoa, kế đến hàng thứ 5 bày tượng Ngọc Hoàng, hàng dưới cùng là tòa Cửu Long với tượng Thích Ca sơ sinh. Có lẽ tòa Cửu Long thứ hai (còn gọi là động Liên Hoàn) ở phía sau thượng điện mới gây được ấn tượng bất ngờ đối với du khách thăm chùa Kiến Sơ; khác với thông lệ, ở đây không thấy tượng Thích Ca sơ sinh. Toàn bộ toà động được tạo bằng đất thó từ hơn 200 năm trước và dài 8m, cao 3m, dày 2m. Đây là tác phẩm nghệ thuật phù điêu cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam. Tượng Bồ Đề Đạt Ma và chư Phật ở chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Toà Cửu Long này chia thành 5 bức liên hoàn như bình phong. Phần trung tâm gồm 3 bức chính diện, thể hiện các vòm mây với rồng xoắn bao quanh, ngự trên mây có rất nhiều tượng nhỏ của chư Phật, Bồ Tát, La Hán và các thần tướng nhà trời. Đặc biệt có tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng trinh nữ Maza, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Hai cánh bên hông phần trung tâm của tòa Cửu Long là hai bức phù điêu thể hiện những chủ đề khác. Bức thứ nhất tái hiện huyền tích tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ ngài bị hành hạ dưới địa ngục vì những tội ác trước kia. Bức thứ hai diễn tả thầy trò Đường Tăng vất vả leo núi vượt sông sang Tây Trúc thỉnh kinh. Tượng Quán Thế Âm Nam hải, chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Bia cổ bên ngõ chùa Kiến Sơ. Ảnh ©2013 NCCong Trong chùa hiện còn tượng Lý Thái Tổ, vua ngồi trên ghế, mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực, biểu tượng cho quyền lực.Nguồn: Hà Nội 360 Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Chùa Kiến Sơ chùa cổ vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10