Mãi đến hơn hai năm
sau ngày đại bại thảm hại của Thái Thú Tô Định, triều đình Hán Quang Vũ mới đủ bình tĩnh và quyết tâm để xua quân đi đàn áp. Thực ra thì lúc bấy giờ, nhà Hậu
Hán cũng đang gặp phải một số khó khăn,
ví dụ :
Những cuộc nổi dậy
liên tiếp của nhân dân Trung Quốc ở Thanh Châu, Từ Châu, U Châu và Kí Châu (bốn châu này nay thuộc hai tỉnh Sơn Đông và Hà Bắc của Trung Quốc).Cuộc khởi binh khá lớn do Lý Quảng cầm đầu ở vùng Hoãn Thành (nay thuộc
tỉnh An Huy của Trung Quốc).
Những cuộc đấu tranh
của nông dãn Trung Quốc ở Ích Châu (nay thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc).
Nhưng, đó chưa phải
là tất cả những nguyên nhân, càng chưa phải là tất cả những nguyên nhân sâu xa
nhất. Điều bận tâm nhất đối với Hán Quang Vũ chính là sức mạnh của toàn thể
nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng tập hợp và lãnh đạo. Nếu không cân nhắc kĩ, thất
bại của cuộc tấn công đàn áp Hai Bà Trưng (nếu xảy ra) rất có thể sẽ dẫn đến
một loạt những phản ứng dây chuyền hết sức bất lợi cho chính quyền của nhà Hậu Hán còn non trẻ. Xuất phát từ thực tế này,
Hán Quang Vũ đã có hai quyết định rất quan trọng. Một là xuống chiếu cho các
chính quyền địa phương, nhất là các chính quyền địa phương ở phía Nam Trung
Quốc, giáp giới với Âu Lạc phải tích cực "sắm
sửa xe thuyền, sửa sang cầu đường để thông miền khe núi và tích trữ lương thực" . Hai là sai viên lão tướng đày dạn kinh nghiệm trận mạc, khét tiếng tàn bạo và thiện
chiến là Mã Viện làm tổng chỉ huy lực lượng gồm khoảng hai vạn tên đi đàn áp.
Lúc bấy giờ, Mã Viện tuy đã 58 tuổi nhưng vẫn còn rất cường tráng. Chính Mã
Viện là kẻ đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi binh của nông dân vùng Hoãn Thành do Lý
Quảng cầm đầu. Mùa hè năm Nhâm Dần (tức là năm 42), cuộc đàn áp với quy mô rất lớn và quyết tâm rất cao của triều đình Hán Quang Vũ bắt đầu
:
Nắm quyến tổng chỉ huy quân Đông Hán là Phục Ba Tướng Quân Mã Viện.
Đệ Nhất Phó Tướng
là Phiêu Kị Tướng Quân Đoàn Chí, trực tiếp trông coi các đơn vị
thuỷ binh.
Đệ Nhị Phó Tướng là Lưu Long
Thư tịch cổ của Trung
Quốc cho
hay, triều đình Hán Quang Vũ đã huy động đến
20.000 quân, xe thuyền lớn nhỏ 2.000 chiếc
và đông đảo dân phu đi phục dịch. Tất cả các cánh
quân thuỷ bộ của giặc cùng tập trung tại Hợp Phố để phối hợp hành quân và tác chiến
với nhau. Nhưng, giặc chưa kịp
tràn xuống Âu Lạc thì Phó Tướng
Phiêu Kị Tướng
Quân là Đoàn Chí
đã chết. Trước tình huống đó, Mã Viện đành phải trực tiếp chỉ huy cả hai đạo quân thuỷ
bộ tiến thẳng
vào khu vực
Cổ Loa và vùng phụ
cận. So với quân số của Hai Bà Trưng
thì rõ ràng đây thực sự là một lực lượng áp đảo. Như trên
đã
nói, vào
cuối thời nhà
Tiền Hán,
quận Giao Chỉ
có 746.237 suất đinh, quận Cửu Chân có 166.113
suất đinh và quận Nhật Nam có 69.485 suất đinh, tổng cộng cả ba quận là 981.835 suất đinh. Từ cuối thời nhà Tiền Hán sang đầu thời nhà
Hậu Hán (thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa và giành được chính quyền) trước sau chỉ cách nhau
một khoảng thời gian rất ngắn, cho nên, số suất đinh tăng lên không đáng kể. Cứ
giả dụ (dẫu trong thực tế thì không thể như thế) rằng tất cả mọi suất đinh đều là lính thì thử thách đối với
Trưng Nữ Vương cũng cực kì cam go.
Sưu tầm nguồn: Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần