Trong tất cả các thư tịch cổ đều ghi rõ quê quán của Hai Bà Trưng là huyện Mê Linh. Nhưng đất Mê Linh xưa rất rộng lớn, vậy, sinh quán cụ thể của Hai Bà là vùng nào?
Tác phẩm sử học cổ nhất của nước ta hiện còn lưu giữ được là Đại Việt sử
lược viết:"Trưng Trắc người huyện
Mê Linh".
Bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ ghi rõ :"Trưng
Trắc là con của
Lạc tướng
huyện Mê Linh".
Đất Mê Linh xưa rất rộng lớn, vậy nên sinh quán cụ thể của Hai Bà là
vùng nào ? Về vấn đề này, kết quả của các cuộc khảo sát thực tế đã cung cấp cho chúng ta những chi tiết mang tính bổ sung rất đáng
chú ý, theo đó thì quê nội của Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi còn quê ngoại của Hai Bà là làng Nam Nguyễn.
Và, bộ KHÂM ĐỊNH
VIỆT SỬ THÔNG
GIÁM CƯƠNG MỤC cũng
viết tương tự... Nói cách khác, các thư tịch cổ đều ghi rõ quê quán của Hai Bà Trưng
là huyện Mê Linh , Làng Hạ Lôi nguyên xưa là một làng của huyện
Yên Lãng, thuộc phân phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
Sau năm 1975, có lúc làng này thuộc huyện Mê Linh (Hà Nội). Nay, làng Hạ
Lôi thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hạ Lôi là một trong những làng có
truyền thống trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa rất lâu đời.
Thân sinh của Hai Bà từng là Lạc Tướng
của huyện Mê Linh.
Bấy giờ, hầu như tất cả các Lạc Tướng đều xuất thân từ đội ngũ quý tộc, bộ lạc
cũ và thân sinh của Hai Bà cũng là hậu duệ của đội ngũ này.
Nhìn chung thì trong thời Bắc
thuộc, chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc tuy đã hoàn
toàn xoá bỏ được guồng máy nhà nước của Âu Lạc nhưng chúng vẫn chưa thể nào chi
phối được tất cả các hoạt động của tổ chức xã hội cơ sở.
Trong bối cảnh đó, dư âm quyền lực của đội ngũ quý tộc cũ vẫn còn rất
cao, và do vậy, ngoài uy tín cá nhân lớn lao của chính mình, Hai Bà Trưng còn
may mắn được thừa hưởng uy tín của cha. Tuy qua đời sớm nhưng bản lĩnh và khí
khái của Lạc Tướng Mê Linh vẫn có ảnh hưởng
rất sâu sắc đối với con gái mình.
Làng Nam Nguyễn nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà
Tây. Truyền thuyết dân gian và các tờ thần tích ở đây đều khẳng định rằng làng
Nam Nguyễn là quê ngoại của Hai Bà Trưng. Làng Nam Nguyễn
có Miếu Mèn là nơi thờ bà Man Thiện
- thân nẫu của Hai Bà, có Mả Dạ (hay Mộ Da)
tương truyền là mộ của bà Man Thiện. Trong tiếng Việt cổ, Dạ là từ dùng để chỉ người
phụ nữ lớn tuổi mà được kính trọng, trái nghĩa
với Ẩu là từ dùng để chỉ người phụ nữ trẻ tuổi mà bị coi thường.
Ở huyện Ba Vì, ngoài Miếu Mèn và Mả Dạ thì đình làng Nam Nguyễn cũng là nơi kính
thờ bà Man Thiện cùng Hai Bà Trưng và một số tướng lĩnh của
Hai Bà.
Hạ Lôi và Nam Nguyễn ngày nay là hai làng thuộc hai tỉnh khác nhau nhưng
khoảng cách hai làng lại không xa lắm.
Xưa, Hạ Lôi
và Nam Nguyễn
đều thuộc Phong
Châu (cách đây khoáng vài chục năm,
cả hai đều thuộc
Hà Nội).
Như trên đã nói, thân sinh Hai Bà Trưng là hậu duệ của một trong
những quý tộc bộ lạc cũ. Từ khi đô hộ và nuôi mưu toan biến nước ta
thành quận huyện của Trung Quốc, nhà Hán
đã đặt các
chức như Huyện
Lệnh hoặc Huyện
Thừa và trao
chức này cho không ít quý
tộc bộ lạc cũ.
Tuy nhiên,
dân đương thời vẫn thường
gọi theo chức danh mang đậm dấu ấn
tình cảm sâu sắc là Lạc Tướng.
Từ thực tế này, chúng ta có thể suy luận rằng thân sinh của Hai Bà
Trưng có lẽ nguyên là Huyện Lệnh (hoặc Huyện
Thừa) của huyện Mê Linh nhưng vì giàu
công đức nên được dân yêu quý gọi là Lạc Tướng.
Sưu tầm: Nguồn Nguyễn Khắc Thuần - Danh tướng Việt Nam 4