Đình cổ Từ Các, thôn Tử Các, xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thờ phụng vua Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương. Đặc biệt, đình còn lưu giữ những bảo vật mà vua Lý Nam Đế đã sử dụng trước đây.
Làng Tử Đường xưa là một vùng đất rộng lớn, theo Việt sử
thông giám cương mục “ Tử Đường thuộc Tổng Bích Du, huyện Thụy Anh, nay là thôn
Tử Các, xã Thái Hòa. Theo truyền ngôn: Trang Tử Đường xưa là hành dinh và đồn
lũy của Vua Lý Nam Đế và Vua Triệu Quang Phục.
Ngôi đình thờ Đức Vua Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), người có
công đánh đuổi giặc Lương, lập nên Nhà nước Vạn Xuân vào năm 544.
Trước thế kỷ thứ 5, khu vực này là biển, là nơi đóng quân của
thủy binh của nhà Lý, do tướng thủy binh Triệu Quang Phục chỉ huy. Vua Lý Nam Đế
đã đặt đại bản doanh ở đây và khi đánh thắng giặc Lương, lập nên nhà nước Vạn
Xuân, Vua ban thưởng lại cho dân làng Tử Các (trước gọi là Tử Đường trang, sau
Lý Nam Đế đổi thành Tử Các - nơi lầu son gác tía, như một kinh đô nhỏ.
Tương truyền, sau khi vua Triều Lý mất, hành cung của Vua trở
thành điện thờ Lý Nam Đế, trải qua các Triều lý, Trần, Lê đều coi là “ Quốc Miếu”.
Đến đầu triều Nguyễn, dân làng một lần trùng tu lớn ngôi Miếu và chuyển thành Đình.
Đến năm Thành Thái thứ 3 ( 1891) Đình được tôn tạo và mở rộng
như ngày nay. Trước cửa Đình xây tường hoa trụ biểu, cuốn thư. Chính điện xây
tòa các lâu cao 6m, nóc đắp đầu soi, đại bờ soi chỉ mở, đặt bảng văn đề 3 chữ lớn
“Quốc Tế Miếu.” nơi thờ phụng tế lễ của cả nước.
Qua 2 sân nhỏ bên tả bên hữu xây 3 gian giải vũ. Qua hàng
hiên là Tòa Đệ Nhị xây kiểu hồi văn cánh bảng, gồm 5 gian, dài 19m, rộng 8m,
khung kiến trúc gỗ làm kiểu quang đèn, đấu chạm hoa sen, đầu dư chạm rồng, rường
chạm hoa lá....Trên sà treo một cuốn thư, hai bức Đại Tự sơn son thiếp vàng với
những mỹ tự, “ Nam Quốc Sơn Hà”, “ Thái Bình Thiên Tử” “ Tối Linh Từ”;
Qua một vườn nhãn chính về phía tây là Đền Thánh Mẫu xây
theo kiểu chữ Đinh 2 tòa 4 gian đặt ban thờ Triều Lý Nam Đế, Lý Hoàng Hậu, Đỗ
Thị Khương.
Sách Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam nhất thống trí
đều chép; Đình Tử Đường thờ Triều Lý Nam Đế. Ngọc phả của Đình ghi chép khá tường
tận về cuộc đời sự nghiệp và nghĩa cả, ân sâu công đức của Vua với dân làng.
Vua họ Lý, tên húy là Bí, niên hiệu là Lý Nam Đế, vốn dòng
dõi danh giá của đại thần Lý Thuần, cha là Lý Căng, mẹ là Lương Thị Hằng quê phủ
Long Hưng- Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, 5 tuổi đã biết làm thơ phú, 16 tuổi
đã am tường, tinh thông dịch lý, trên hiểu ý trời, dưới tường địa lý, hiểu biết
“tứ thư”, “ngũ kinh”.
Bị nhà Lương bức ra làm nha dịch, lo việc giám quân ở Châu Đức.
Căm giận Thứ sứ Tiêu Tư tham tàn, ông treo ấn từ quan về Long Hưng- Thái Bình,
dựng cờ đại nghĩa, hiệu triệu cả nước đánh đuổi quân xâm lược.
Tháng 3 năm 548. Vua Lý Nam Đế băng hà tại động Khuất Lào, huyện
Tam Nông tỉnh Phú Thọ). Nhận được tin này, nhân dân Tử Đường vô cùng thương
xót, cùng nhau lập bài vị, ban thờ vua Triều Tiền Lý ngay trong “Tử Đường”, hành
cung cũ của hoàng đế, truyền đời con cháu thờ phụng, ngàn năm hương khói không
bao giờ dứt, luôn tưởng nhớ và biết ơn người anh hùng dân tộc đầu tiên xưng Đế
(Lý Nam Đế – Vua nước Nam), phất cao cờ đại nghĩa giành lại chủ quyền đôc lập
dân tộc vào thế kỷ thứ 6 trong thời Bắc thuộc.
<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/video.php?height=314&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F100064617673185%2Fvideos%2F824738369534465%2F&show_text=false&width=560&t=0" width="720" height="442" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share" allowFullScreen="true"></iframe>
Tận thấy bảo vật của Đức vua Lý Nam Đế trong ngôi đình cổ linh thiêng ở Thái Bình
Trước đây, di tích này xây dựng có một khu tiền tế và một
khu hậu cung. Đến thời nhà Nguyễn năm 1828, đình được xây dựng như ngày nay gồm
5 cung.
Tại phương đình, gồm các bức đại tự, các hình linh vật, họa
tiết, hoa văn được điêu khắc tinh xảo, cầu kỳ bởi bàn tay của các nghệ nhân điều
khắc thời xưa.
Trên khám thờ (bên trong đặt 2 chiếc mũ đồng và long bào,
đôi hài của Đức Vua) và nơi thờ các quần thần treo bức đại tự với 3 chữ Thiên
Thư Tại (có nghĩa là Sách Trời ở đây).
Ông Trần Khánh Toàn - thành viên Ban bảo vệ di tích cho biết, điều đặc biệt, trên khám thờ (bên trong đặt 3 chiếc mũ đồng và long bào, đôi hài của Đức Vua) và nơi thờ các quần thần treo bức đại tự với 3 chữ Thiên Thư Tại (có nghĩa là Sách Trời ở đây).
Trong cung cấm hiện còn lưu giữ một số bảo vật của Vua.
Toà Hậu cung thờ tượng Lý Nam Đế (Hoạ khắc Thời Nguyễn) và
thờ 3 bài vị. Thời nhà Nguyễn Đại thần Tôn Thất Thuyết đã về làm chủ tế tại
đình, các quan đầu tỉnh, đầu huyện trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng được bổ nhiệm,
thăng chức đều về bái yết tại đình.
Theo thần phả của đình, đồ thờ của Đức Vua gồm mũ, áo, cân
đai và thần tượng của Đức Vua Lý Nam Đế. Hiện nay còn 2 bộ mũ đồng, long bào và
đôi hài của Đức Vua.
2 chiếc mũ đồng là của Đức Vua Lý Nam Đế, được bảo quản và
lưu giữ cẩn trọng tại đây. Chiếc mũ được các nghệ nhân xưa thiết kế, tạo tác
tinh xảo.
Long bào và đôi hài cùng 2 chiếc mũ đồng được bảo quản cẩn
trọng trong khám thờ.
Mộc bản các sắc phong của các triều đại phong kiến qua
các thời kỳ.
Chiếc chiêng cổ được lưu giữ cẩn mật trong cung cấm.
Nói chuyện với PV VTC News, ông Phạm Văn Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết, Đình Tử Các là một di tích cấp quốc gia, hàng năm cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chỉ đạo Ban quản lý, Ban khánh tiết duy trì các hoạt động lễ hội, văn hóa tâm linh ở di tích. Mỗi độ xuân về, lễ hội tại đình lại được tổ chức vào 15/2 âm lịch và cuối thu 10/9 âm lịch.
Đến năm 1920, do ảnh hưởng của cơn bão lớn, ngôi đình bị hư
hại nặng, nhân dân trong vùng và các quan lại trong huyện, tỉnh đều công đức,
đóng góp tu sửa lại ngôi đình. Mới đây, khi đình có dấu hiệu xuống cấp, Ban quản
lý di tích đã vận động nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để
trùng tu, tôn tạo.
Đình Tử Các là di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Thái
Bình, chính quyền địa phương và người dân thường xuyên duy trì các hoạt động lễ
hội, văn hóa tâm linh tại đình. Lễ hội thường niên đình Tử Các được tổ chức vào
15/2 âm lịch và cuối thu 10/9 âm lịch.
Phần hội có các hoạt động sôi nổi như văn hóa văn nghệ, thể
thao trong lễ hội như vật đô, kéo co, đánh cờ vẫn được duy trì, nhằm nêu cao
tinh thần yêu nước của nhân dân địa phương.
Với những giá trị cao về lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến
trúc, chạm khắc và trang trí cổ xưa, ngày 16/12/1993, Bộ trưởng Bộ văn hoá
thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 2015 xếp hạng
Đình quốc tế thôn Tử Các, xã Thái Hoà (nay là xã Hòa An) là Di tích lịch sử,
văn hóa, nghệ thuật cấp Quốc gia.
Nguồn: VTC News