Trong danh sách thống kê có 275 danh nhân thời Đinh trong đó
quê hương các tướng phân bố như sau: Ninh Bình 42 tướng, Hà Nội 48 tướng, Thái
Bình 27 tướng, Thanh Hóa 22 tướng, Nam Định 21 tướng, Hải Dương 24 tướng, Bắc
Ninh 16 tướng, Hà Nam 23 tướng, Hưng Yên 20 tướng, Hải Phòng 8 tướng, Vĩnh Phúc
2 tướng, Cao Bằng 2 tướng, Nghệ An 4 tướng, Bắc Giang 8 tướng, Phú Thọ 5 tướng,
Trung Hoa 5 tướng.
Trong danh sách thống kê các di tích về thời Đinh, hiện có
500 di tích liên quan tới Vua Đinh và 275 danh nhân thời Đinh trong đó Hà Nội:
99 di tích, Nam Định 36 di tích, Ninh Bình gần 150 di tích, Thái Bình 46 di
tích, Hưng Yên 29 di tích, Hải Dương 29 di tích, Hà Nam 28 di tích, Hải Phòng 8
di tích, Bắc Ninh 10 di tích, Nghệ An 13 di tích, Thanh Hóa 10 di tích, Phú Thọ
8 di tích, Bắc Giang 5 di tích, Vĩnh Phúc 6 di tích, Thái Nguyên 4 di tích. Các
tỉnh khác cũng có di tích thời Đinh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, An Giang,
Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng
Tàu...
Theo sự kiện lịch sử
Nhiều danh nhân thời Đinh là thổ hào địa phương, thực chất họ
cũng từng là các sứ quân như: Võ Trung, Nguyễn Tấn, Phạm Đông Nga, Phạm Hán, Phạm
Phổ, Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, Nguyễn Phúc Thời, Lê Lương, Lê Chương, Lê Du,
Đinh Nga, Đào Ngọc Sâm, Cao Điền Công, Cao Đỗ Công, Bạch Tượng, Bạch Địa, Đào
Lang, Lưu Quyền, Phạm Quảng, Lê Cát Bạo, Lý Mộc Trang, Đinh Hùng Lực, Nguyễn
Ninh, Nguyễn Tĩnh, Trương Ma Ni, Lê Khai, Đặng Sỹ Nghị, Phùng Cường Bạo, Từ Hải,
Lưu Công, Sát Công.
Các vị thủ lĩnh trong danh sách 12 sứ quân được nhắc đến nhiều
bởi các trận giao tranh với tướng nhà Đinh là: Đỗ Cảnh Thạc: 9 sự kiện, Phạm Bạch
Hổ: 8 sự kiện, Nguyễn Siêu: 5 sự kiện.
Các tướng nhà Đinh trực tiếp tiêu diệt các tướng trong 12 sứ
quân gồm: Võ Trung đánh bại Lã Xử Bình, Phạm Hạp tiêu diệt Nguyễn Khoan, Chu
Công Mẫn chém đầu Lã Đường, Lưu Cơ tiêu diệt Lý Khuê, Đinh Nga đánh bại Đỗ Cảnh
Thạc, Nguyễn Tấn chém chết Kiều Công Hãn, Lê Hoàn chém chết Kiều Thuận, Nguyễn
Bặc tiêu diệt Nguyễn Siêu, Trần Ứng Long phá tan Đỗ Cảnh Thạc.
Các tướng nhà Đinh được mô tả tham gia đánh giặc Chiêm Thành
dưới thời Đinh Tiên Hoàng trị vì gồm: Cao Các, Trương Quán Sơn, Cao Điền Công,
Cao Đỗ Công, Võ Trung, Cao Chương, Cao Gia, Tòng Chinh, Nguyễn Vật, Nguyễn Lôi,
Nguyễn Quảng, Nguyễn Quán, Nguyễn Linh, Nguyễn Lặc.
15 vị tướng nhà Đinh gắn với sự kiện dẹp loạn 12 sứ quân, chống
quân Tống xâm lược, sau tiếp tục làm quan nhà Tiền Lê là: Đào Ngọc Sâm, Đào Tế,
Đào Lai, Đào Độ, Đào Lang, Lưu Cơ, Lưu Ngữ, Ninh Hữu Hưng, Nguyễn Điền, Nguyễn
Bang, Đặng Chân Nương, Trần Công Tích và 4 vị Đại Vương triều nhà Đinh được thờ
ở miếu Bắc (Thái Bình)
30 vị tướng là các đại thần tận trung với nhà Đinh, phản đổi
việc vua Lê Hoàn đoạt ngôi nhà Đinh là: Đinh Điền, Đinh Sài Bơi, Đỗ Quang, Đỗ
Huy, Lý Phả, Lý Hoằng, Lý Quảng, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Trình Minh, Trịnh Tú,
Lưu Cơ, Lưu Lang, Lý Đài, Lý Trâu, Lý Quốc, Lương Tuấn, Võ Trung, Phạm Thành,
Phạm Thọ, Lưu Công, Sát Công và 8 vị quan trung thần ở Tràng An.
Nhiều danh nhân, tướng lĩnh thời Đinh còn được tôn vinh là
các bậc thánh tổ khai sáng nghề truyền thống như: Phạm Thị Trân là bà tổ nghề
hát chèo Việt Nam và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam; Dương
Thị Nguyệt - bà tổ truyền dạy trò Xuân Phả cho người dân Xứ Thanh tại nghè Xuân
Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa; Nguyễn Thị Sen: bà tổ nghề May ở Việt Nam, bà được
các làng nghề may tổ chức giỗ tổ và trao giải thưởng Nguyễn Thị Sen hàng năm;
Tướng quân Trần Ứng Long là ông tổ nghề đan thuyền thúng, thuyền nan và cũng là
ông tổ nghề sơn; Tướng Ninh Hữu Hưng là ông tổ nghề mộc, chạm khảm xây dựng,
người Trường Yên, Hoa Lư, sống tại Ý Yên, Nam Định.
Các vị tướng trong chính sử được đặt tên nhiều đường phố ở
Việt Nam. Một số vị tướng không có tên trong chính sử cũng được đặt tên đường
như đường Lê Viết Quang, đường Lê Viết Hưng ở Hải Dương; đường Bùi Quang Dũng ở
Thái Bình, đường Nguyễn Bồ ở Hà Nội...
Theo quân số thân binh tham gia chiến đấu
Sau thắng lợi trong việc chống lại quân đội của Hậu Ngô
vương, Vua Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với Trần Lãm ở Cửa Bố, do đó quân đội của Vua
Đinh Bộ Lĩnh không chỉ tăng về quân số, lương thực, mà cả địa bàn hoạt động; đến
khi cục diện 12 sứ quân bùng nổ thì đội quân của Vua Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục được
bổ sung thêm từ nhiều nguồn như sau:
Bạch Tượng, Bạch Địa, Đỗ Đài đến phủ Ứng Thiên tụ tập dân
chúng lập nên trang Nguyễn Xá, sau các ông đưa 500 quân theo Vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp
sứ quân ở Sơn Tây.[96]
Bùi Quang Dũng tụ tập được 600 quân binh tại Phong Châu (Phú
Thọ) và đưa về gia nhập với lực lượng Hoa Lư.
Trần Công Mẫn tuyển từ Nghĩa Hưng (Nam Định) hơn 1.000 lính
gia nhập lực lượng của Trần Ứng Long.
Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng đem hơn 2.000 người, ngựa từ quê
hương Hải Dương đến Hoa Lư phò Vua Đinh Bộ Lĩnh tham gia dẹp loạn 12 sứ quân.
Vua Đinh Bộ Lĩnh đến trang Đồi Thượng (Yên Thắng, Ý Yên, Nam
Định) chiêu mộ được 18 người tình nguyện đi theo.
Vua Đinh Bộ Lĩnh trên đường dẹp loạn 12 sứ quân đã đến làng
Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, Ứng Hòa (Hà Nội) tuyển chọn được 12 thanh niên trai
tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân.
Vua Đinh Bộ Lĩnh về Đặng Xá (Kim Bảng, Hà Nam) lập đồn trại
và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người dân và 180 tráng đinh
Đặng Xá, Đồng Lạc, Khê Vĩ theo giúp.
Đinh Liễn về Ái Châu (Thanh Hóa) tuyển được 3.000 trai tráng
và Lê Hoàn
Nguyễn Đức Long, Nguyễn Đức Học cùng 30 người thuộc 5 họ:
Nguyễn, Trần, Hoàng, Bùi, Mai theo về với Trần Lãm và khi Vua Đinh Bộ Lĩnh.
Nguyễn Viết, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thiện chiêu tập binh sĩ được
hơn 300 người ở Hưng Yên gồm Phượng Lâu 5, An Tàô 10, An Xá 45, Vĩnh Đồng 45,
Dưỡng Phú 51, Cốc Khê Tạ Xá 55, Đào Xá 36 và trang sở tại 55 người, rồi gia nhập
quân đội Nguyễn Bặc đánh dẹp loạn 12 sứ quân.
Phạm Cả tập hợp được 100 người làng ở Nam Định đến theo Vua
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, sau được phong làm Huyện doãn huyện Thiên Bản (Vụ Bản).
Lê Chương và Lê Du chiêu tập được hơn 1.000 binh lính, chia
làm 2 đồn đống ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình sau theo hết về với Vua Đinh Bộ
Lĩnh.
Lý Mộc Trang đã dung nạp 300 người ở Phú Thọ cùng theo về
tham gia quân đội Hoa Lư khởi nghĩa dẹp loạn 12 sứ quân.
Nguyễn Tấn đứng ra chiêu mộ được khoảng 200 trai tráng, thường
xuyên luyện tập võ nghệ, đóng quân tại trại Âu Hoá nay là xã Nghĩa An huyện Nam
Trực tỉnh Nam Định.
Võ Trung thu nạp quân và tướng sĩ được 10.000 người gia nhập
về động Hoa Lư. Vua Đinh Bộ Lĩnh phong Võ Trung làm Tham tám trung quân Nguyên
soái đại tướng quân.
Đặng Sỹ Nghị chiêu mộ binh lính, gia thần, sỹ tử được hơn
6.000 người ở Hải Dương dẫn đến ứng tuyển và được Vua Đinh Bộ Lĩnh phong làm ”
Đặng Sỹ thống lãnh đại tướng quân”.
Đào Ngọc Sâm sau khi rời quê hương đến vùng Hải Dương đã
chiêu mộ dân binh được hơn 2.000 người theo giúp Đinh Tiên Hoàng.
Đương Giang thu nạp được 5.000 quân lính vùng Đông Anh và 30
trai tráng làng Đào Thục giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp giặc Ngô.
Lý Đài, Lý Trâu, Lý Quốc mang hơn 30 trai tráng các thôn Lộng
Đình, Trình Xá, Cát Lư (Hưng Yên) đến xin làm gia thần cho Đinh Tiên Hoàng.
Nguyễn Bặc thừa lệnh Vua Đinh Bộ Lĩnh về Phú Cốc (Vụ Bản)
chiêu mộ quân sĩ. Chỉ trong vòng mấy chục ngày mà ông đã chiêu mộ được hơn
3.000 nghìn người.
Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông người phường Lư Châu dấy binh
đi theo Vua Đinh Bộ Lĩnh đã được nhân dân địa phương tham gia rất đông.
Đinh Hùng Lực là người dẫn nhân đinh ở địa phương ra sức giải
vây cho Vua Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Nga ở Hà Nam tập hợp trai tráng quanh vùng với những
người tài giỏi như Đinh Thiết, Đinh Ngân, Phạm Đức, Trần Huy, Đinh Mỹ theo về ủng
hộ Vua Đinh Bộ Lĩnh.
5 anh trai của hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh quê huyện Đông Hưng
(Thái Bình) huy động được 500 quân binh với đầy đủ vũ khí gia nhập lực lượng của
Vua Đinh Bộ Lĩnh.
3 anh em trai họ Cao người Trang Sơn Lộ (Quốc Oai) thu nạp
300 tráng đinh đi theo lực lượng của Vua Đinh Bộ Lĩnh.
Đương Chu là tướng được Vua Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến
các đạo để chiêu mộ quân sĩ, trong đó chỉ riêng làng Hướng Nghĩa, Vụ Bản có đến
18 người đi.
Lê Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng
thành đội dân binh theo giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Điền cùng Lương Tuấn đã vận động quân dân lập 9 Đại bản
doanh từ Yên Lữ, Yên Bạc quê ngoại của Đinh Điền đến các nơi như: Xuân Dương,
Phú Mỹ, Yên Liêu, Bồ Vi và Chùa Tháp góp phần giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn
12 sứ quân.
Nguyễn Phúc chiêu binh, xây dựng lực lượng, sắm sửa vũ khí
thành lập một căn cứ riêng ở Khả Khu, xung quanh làng đào hào đắp luỹ, lập lên
bốn điếm canh giữ bốn góc làng, Sau ông hàng phục Vua Đinh Bộ Lĩnh, được phong
làm quan.
Phạm Hán và Phạm Phổ gặp lúc có loạn 12 sứ quân, bèn kết
giao hào kiệt bốn phương, chiêu mộ trai tráng thiết lập đồn lũy trên đất Mai
Khu.
Trình Minh thu nạp trai tráng xứ Thanh đến gia nhập lực lượng
Hoa Lư, Vua Đinh Bộ Lĩnh đã cử ông làm mưu sĩ kiêm Đẳng nhung sự.
Trịnh Minh, Trịnh Lương, Trịnh Nguyên, Trịnh Khang truyền
binh sĩ thiết lập đồn doanh ở bốn nơi: Minh công đóng ở xứ Cửa Chùa, Lương công
đóng ở xứ Cửa Triệu, Nguyên công đóng ở xứ Kiều Kinh, Khang công đóng ở xứ Bến
Bến sau theo Vua Đinh Bộ Lĩnh.
Ba anh em ruột người trang Vân Đình đã mộ binh theo Vua Đinh
Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.