Những danh tướng họ Phùng trong lịch sử từ thời Hùng Vương Những danh tướng họ Phùng trong lịch sử từ thời Hùng Vương Trong giai đoạn lịch sử thời kỳ Hùng Vương đến cuối thời kỳ Bắc thuộc, đã có nhiều danh tướng họ Phùng tham gia vào cuộc đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm, trở thành anh hùng dân tộc được ngàn đời thờ phụng. Phùng Đại Lực Hộ Quốc Đại Vương thời Hùng Duệ Vương. Miếu Ba Vua nằm ở thôn Nhân Giả, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Miếu thờ 3 vị thành hoàng Nhân Giả: Phùng Lực Đại Vương thời Hùng Duệ Vương, Lý Cương và Lý Bảo Đại Vương thời Lý, do đó miếu có tên gọi là miếu Ba Vua. Phùng Lực quê ở làng Thôn Xá, huyện Đông An (Đông Yên), phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam (nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên). Cha là Phùng Văn Đăng làm thuốc chữa bệnh giúp đỡ dân làng. Mẹ là Lưu Thị Tuấn là người tu nhân, tích đức. Đến khi tuổi cao, ông bà mới sinh Phùng Lực. Năm 16 tuổi, Phùng Lực có sức khỏe hơn người “cử đỉnh, bạt núi”, văn võ đều tinh thông. Khi Phùng Lực 20 tuổi cả cha mẹ đều mất. Sau khi chịu tang xong, Phùng Lực đi khắp nơi tìm thầy, kết bạn. Phùng Lực đã kết nghĩa anh em với Tản Viên Sơn Thánh và được làm quan trong triều. Phùng Lực được giao nhiệm vụ giúp nhân dân trong nước giữ gìn thuần phong mỹ tục và giúp đỡ nhau ra sức làm ăn. Lần Phùng Lực về trang Cá Chử, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Nhân Giả, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo) dạy dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, khuyên dân sống thuận hòa nhân nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục được dân làng vô cùng kính mến. Khi có giặc Ai Lao sang quấy phá, Phùng Lục được cử đi đánh giặc cùng nhiều tướng lĩnh khác. Ông trở về đất Cá Chử lấy thêm quân, mỗi họ vài chục người xin đi theo đánh giặc. Sau chiến thắng, ông xin vua về Cá Chử an dưỡng tuổi già. Khi ông mất, nhân dân Cá Chử lập miếu thờ. Miếu Linh Tiên Thanh Lãm và Đình Thanh Lãm, phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội. Miếu thờ nữ tướng Phùng Thị Chính của Hai Bà Trưng, Đình thờ Đinh Lượng chồng bà Phùng Thị Chính và Đinh Công. Thần tích ở Đình và Miếu Thanh Lãm ghi rõ: Bà Phùng Thị Chính người quận Giao Chỉ, là cháu gọi bà Man Thiện bằng dì (bà Man Thiện là thân mẫu Hai Bà Trưng). Năm 12 tuổi, bà Phùng Thị Chính mồ côi mẹ phải ở với dì. Phùng Thị Chính kết duyên với Đinh Lượng (Đinh Lượng gọi Thi Sách bằng cậu), Đinh Lượng là bộ tướng của Thi Sách... Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, Phùng Thị Chính xin Hai Bà Trưng lui về quê Tuấn Xuyên, nay thuộc xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nuôi con, nhưng đứa bé do sinh ra ở giữa chiến trường đẫm máu, không có điều kiện chăm sóc ngay từ đầu, nên mặc dù hết lòng chăm sóc, bà Phùng Thị Chính cũng không thể nuôi được con. Nén đau thương, bà Phùng Thị Chính đã xây dựng vùng Tuấn Xuyên thành căn cứ kháng chiến, gồm quân chính quy, các đội dân binh được trang bị vũ khí và được thường xuyên luyện tập, tham gia sản xuất, tích trữ lương thực sẵn sàng chiến đấu... Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta. Mã Viện bố trí một cánh quân ở Lạng Sơn làm nghi binh, còn Y đích thân dẫn đại quân theo hướng Đông, chia làm hai cánh thủy bộ đột nhập vào cửa sông Bạch Đằng tiến về Mê Linh đánh thành Cổ Loa. Mã Viện bị thua trận ở Cổ Loa phải lui quân về Lãng Bạc (nay là Tiên Du, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhị vua Hai Bà Trưng đưa đại quân đến đánh, tại đây quân của Hai Bà Trưng đã thua trận, phải lui về Cấm Khê. Trong trận huyết chiến, Vua Bà Trưng Trắc hy sinh, Nhị vua Trưng Nhị tuẫn tiết. Quân đội tan tác. Tướng giặc là Hồ Điển tham gia trong đội quân của Mã Viện đã bị Phùng Thị Chính đánh bại trước đây biết được nơi đóng quân của Phùng Thị Chính đã đem quân đến vây bắt, Bà Chính đã chạy về quê xuống sông tuẫn tiết. Nhân dân hai thôn Thanh Lãm và Phú Nghĩa làm lễ phục hồn cho bà và xây miếu thờ bà. Tôn bà Phùng Thị Chính làm Thành Hoàng thờ tại miếu và đình làng đến ngày nay. Hiện nay ở đình Phú Nghĩa có long ngai cổ, câu đối cổ, bài vị cổ, có sắc chỉ: Phùng Thị Chính, Nội tướng quân Trung Lương, Tướng Trung Đẳng thần linh vị. Như vậy nữ tướng Phùng Thị Chính là chị em con dì với Hai Bà Trưng, tức là khả năng liên quan tới họ bên Lữ Gia. Thừa tướng Lữ Gia lại gắn bó với đất Phùng - Bùng, Phùng Xá như ở Đan Phượng. Cũng là tướng của Trưng Vương còn có hai vị Phùng Thị Tú và Phùng Thị Huyền tức Ả Tú, Ả Huyền rất gần gũi với Bà Trưng, được thờ chung ở Đình Phương Viên, Hoài Đức và đền riêng ở Vân Cốc, Phúc Thọ cũng có mối quan hệ họ hàng với Trưng Vương tương tự Phùng Thị Chính. Thời Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế có vị tướng Phùng Thanh Hòa cùng đánh giặc nay thờ ở Đình Phùng Xá, Thạch Thất, và nếu Triệu Việt Vương là cháu Triệu Đà thì Phùng Thanh Hòa tương đương với Lữ Gia. Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có Cụ tổ 7 đời là cụ Phùng Trí Cái - Quan châu mục Đường Lâm, thời Nhà Đường. Rất có thể Phùng Hưng vẫn thuộc dòng họ Phùng từ thời Hai Bà Trưng. Thân Phụ của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh đã tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Hiện vẫn có Đền Thờ Phùng Hưng ở Nghệ An, tức là khởi nghĩa Phùng Hưng là hậu Mai Hắc Đế từ Nghệ An, vùng mà quân thời Hai Bà rút về. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh tiến đánh phủ Tống Bình, thời nhà Đường... Hầu như các di tích Phùng Hưng lại trùng khít với các nơi di tích Long Vương và Ả Lã từ Đình Quảng Bá, ven sông Đáy, Đường Lâm, Phủ Ứng Thiên như thể họ Phùng về đất cũ Phùng, Bồng, Phồng. Thời Cao Biền, nhà Đường đánh giặc Nam Chiếu ở Giao Chỉ, tức hậu Phùng Hưng chỉ vài chục năm sau khi Phùng Hưng mất. Nguồn: Đền Miếu Việt Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong giai đoạn lịch sử thời kỳ Hùng Vương đến cuối thời kỳ Bắc thuộc, đã có nhiều danh tướng họ Phùng tham gia vào cuộc đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm, trở thành anh hùng dân tộc được ngàn đời thờ phụng. Phùng Đại Lực Hộ Quốc Đại Vương thời Hùng Duệ Vương. Miếu Ba Vua nằm ở thôn Nhân Giả, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Miếu thờ 3 vị thành hoàng Nhân Giả: Phùng Lực Đại Vương thời Hùng Duệ Vương, Lý Cương và Lý Bảo Đại Vương thời Lý, do đó miếu có tên gọi là miếu Ba Vua. Phùng Lực quê ở làng Thôn Xá, huyện Đông An (Đông Yên), phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam (nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên). Cha là Phùng Văn Đăng làm thuốc chữa bệnh giúp đỡ dân làng. Mẹ là Lưu Thị Tuấn là người tu nhân, tích đức. Đến khi tuổi cao, ông bà mới sinh Phùng Lực. Năm 16 tuổi, Phùng Lực có sức khỏe hơn người “cử đỉnh, bạt núi”, văn võ đều tinh thông. Khi Phùng Lực 20 tuổi cả cha mẹ đều mất. Sau khi chịu tang xong, Phùng Lực đi khắp nơi tìm thầy, kết bạn. Phùng Lực đã kết nghĩa anh em với Tản Viên Sơn Thánh và được làm quan trong triều. Phùng Lực được giao nhiệm vụ giúp nhân dân trong nước giữ gìn thuần phong mỹ tục và giúp đỡ nhau ra sức làm ăn. Lần Phùng Lực về trang Cá Chử, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Nhân Giả, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo) dạy dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, khuyên dân sống thuận hòa nhân nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục được dân làng vô cùng kính mến. Khi có giặc Ai Lao sang quấy phá, Phùng Lục được cử đi đánh giặc cùng nhiều tướng lĩnh khác. Ông trở về đất Cá Chử lấy thêm quân, mỗi họ vài chục người xin đi theo đánh giặc. Sau chiến thắng, ông xin vua về Cá Chử an dưỡng tuổi già. Khi ông mất, nhân dân Cá Chử lập miếu thờ. Miếu Linh Tiên Thanh Lãm và Đình Thanh Lãm, phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội. Miếu thờ nữ tướng Phùng Thị Chính của Hai Bà Trưng, Đình thờ Đinh Lượng chồng bà Phùng Thị Chính và Đinh Công. Thần tích ở Đình và Miếu Thanh Lãm ghi rõ: Bà Phùng Thị Chính người quận Giao Chỉ, là cháu gọi bà Man Thiện bằng dì (bà Man Thiện là thân mẫu Hai Bà Trưng). Năm 12 tuổi, bà Phùng Thị Chính mồ côi mẹ phải ở với dì. Phùng Thị Chính kết duyên với Đinh Lượng (Đinh Lượng gọi Thi Sách bằng cậu), Đinh Lượng là bộ tướng của Thi Sách... Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, Phùng Thị Chính xin Hai Bà Trưng lui về quê Tuấn Xuyên, nay thuộc xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nuôi con, nhưng đứa bé do sinh ra ở giữa chiến trường đẫm máu, không có điều kiện chăm sóc ngay từ đầu, nên mặc dù hết lòng chăm sóc, bà Phùng Thị Chính cũng không thể nuôi được con. Nén đau thương, bà Phùng Thị Chính đã xây dựng vùng Tuấn Xuyên thành căn cứ kháng chiến, gồm quân chính quy, các đội dân binh được trang bị vũ khí và được thường xuyên luyện tập, tham gia sản xuất, tích trữ lương thực sẵn sàng chiến đấu... Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta. Mã Viện bố trí một cánh quân ở Lạng Sơn làm nghi binh, còn Y đích thân dẫn đại quân theo hướng Đông, chia làm hai cánh thủy bộ đột nhập vào cửa sông Bạch Đằng tiến về Mê Linh đánh thành Cổ Loa. Mã Viện bị thua trận ở Cổ Loa phải lui quân về Lãng Bạc (nay là Tiên Du, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhị vua Hai Bà Trưng đưa đại quân đến đánh, tại đây quân của Hai Bà Trưng đã thua trận, phải lui về Cấm Khê. Trong trận huyết chiến, Vua Bà Trưng Trắc hy sinh, Nhị vua Trưng Nhị tuẫn tiết. Quân đội tan tác. Tướng giặc là Hồ Điển tham gia trong đội quân của Mã Viện đã bị Phùng Thị Chính đánh bại trước đây biết được nơi đóng quân của Phùng Thị Chính đã đem quân đến vây bắt, Bà Chính đã chạy về quê xuống sông tuẫn tiết. Nhân dân hai thôn Thanh Lãm và Phú Nghĩa làm lễ phục hồn cho bà và xây miếu thờ bà. Tôn bà Phùng Thị Chính làm Thành Hoàng thờ tại miếu và đình làng đến ngày nay. Hiện nay ở đình Phú Nghĩa có long ngai cổ, câu đối cổ, bài vị cổ, có sắc chỉ: Phùng Thị Chính, Nội tướng quân Trung Lương, Tướng Trung Đẳng thần linh vị. Như vậy nữ tướng Phùng Thị Chính là chị em con dì với Hai Bà Trưng, tức là khả năng liên quan tới họ bên Lữ Gia. Thừa tướng Lữ Gia lại gắn bó với đất Phùng - Bùng, Phùng Xá như ở Đan Phượng. Cũng là tướng của Trưng Vương còn có hai vị Phùng Thị Tú và Phùng Thị Huyền tức Ả Tú, Ả Huyền rất gần gũi với Bà Trưng, được thờ chung ở Đình Phương Viên, Hoài Đức và đền riêng ở Vân Cốc, Phúc Thọ cũng có mối quan hệ họ hàng với Trưng Vương tương tự Phùng Thị Chính. Thời Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế có vị tướng Phùng Thanh Hòa cùng đánh giặc nay thờ ở Đình Phùng Xá, Thạch Thất, và nếu Triệu Việt Vương là cháu Triệu Đà thì Phùng Thanh Hòa tương đương với Lữ Gia. Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có Cụ tổ 7 đời là cụ Phùng Trí Cái - Quan châu mục Đường Lâm, thời Nhà Đường. Rất có thể Phùng Hưng vẫn thuộc dòng họ Phùng từ thời Hai Bà Trưng. Thân Phụ của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh đã tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Hiện vẫn có Đền Thờ Phùng Hưng ở Nghệ An, tức là khởi nghĩa Phùng Hưng là hậu Mai Hắc Đế từ Nghệ An, vùng mà quân thời Hai Bà rút về. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh tiến đánh phủ Tống Bình, thời nhà Đường... Hầu như các di tích Phùng Hưng lại trùng khít với các nơi di tích Long Vương và Ả Lã từ Đình Quảng Bá, ven sông Đáy, Đường Lâm, Phủ Ứng Thiên như thể họ Phùng về đất cũ Phùng, Bồng, Phồng. Thời Cao Biền, nhà Đường đánh giặc Nam Chiếu ở Giao Chỉ, tức hậu Phùng Hưng chỉ vài chục năm sau khi Phùng Hưng mất. Nguồn: Đền Miếu Việt Trở về đầu trang Họ Phùng danh tướng Phùng Thị Chính thờ phụng Miếu Linh Tiên Thanh Lãm Đình Thanh Lãm phường Phú Lãm Hà Đông Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10