Những đền thờ Vua Hùng ở Đồng bằng sông Cửu Long Những đền thờ Vua Hùng ở Đồng bằng sông Cửu Long Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tưởng nhớ và có nơi thờ cúng Vua Hùng vào những ngày lễ, người dân ở một số địa phương đã lập nên các đền thờ. Các đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân miền sông nước. Đền thờ Hùng Vương ở Kiên Giang Người dân ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, rất tự hào vì có Đền thờ Hùng Vương khang trang, uy nghiêm luôn nghi ngút khói hương suốt 56 năm qua. Đền thờ được xây dựng vào năm 1957, rộng khoảng 80m2, có 3 gian một chái, tường gạch, cột bê tông cốt thép, mái tôn. Những năm đầu thành lập, chỉ có người dân trong làng Đông Bình đến cúng tế vào các dịp lễ Tết, nhất là ngày Giỗ Tổ. Sau đó, người dân trong tỉnh và nhiều địa phương khác đến chiêm bái. Dù bị ngụy quyền Sài Gòn nhiều lần cản trở, ngăn cấm nhưng người dân Tân Hiệp một lòng giữ vững đền thờ, như cách bày tỏ lòng thành với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Năm 2004, Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Đông Bình được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh" và phê duyệt kinh phí hơn 500 triệu đồng trùng tu, tôn tạo và mở rộng lên gần 7.000m2. Sau đó, nhiều lần UBND tỉnh đã đầu tư thêm hàng tỉ đồng để làm hàng rào, xây bờ kè, trồng cây xanh, mở rộng di tích đền thờ lên 20.000m2. Năm 2010, Kiên Giang là 1 trong 9 địa phương trong cả nước được phép tổ chức lễ hội Quốc giỗ Hùng Vương theo nghi thức cấp quốc gia. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang cũng chọn là 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của tỉnh. Từ đó quy mô lễ giỗ cũng như tên tuổi ngôi đền được nhiều người trong vùng biết đến. Hiện đền thờ đang được trùng tu tôn tạo lần nữa với kinh phí hơn 40 tỉ đồng gồm 3 dãy nhà thờ, tái hiện lại phần hồn của Đền Hùng ở Phú Thọ vốn có ba đền là Hạ, Trung, Thượng. Hàng năm, vào hai ngày diễn ra lễ hội là mồng 9 và mồng 10 tháng ba âm lịch, hàng ngàn người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL lại tìm về Tân Hiệp, tìm về nơi thờ Quốc Tổ, dâng nén nhang bày tỏ lòng tri ân, tôn kính của người đồng bằng lên các vị Vua Hùng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tiết mục Trống hội tại lễ dâng hương Đền Hùng Tân Hiệp. Nghi thức dâng lễ vật vào Đền Hùng Tân Hiệp. Năm 2004, Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Đông Bình được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Năm 2010, Kiên Giang là 1 trong 9 địa phương trong cả nước được phép tổ chức lễ hội Quốc giỗ Hùng Vương theo nghi thức cấp quốc gia. Hàng năm, vào hai ngày diễn ra lễ hội là mồng 9 và mồng 10 tháng 3 âm lịch, hàng ngàn người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL lại tìm về Tân Hiệp, tìm về nơi thờ Quốc Tổ, dâng nén nhang bày tỏ lòng tri ân, tôn kính lên các vị Vua Hùng. Gian nhà thờ Hùng Vương ở Vĩnh Long Trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long, có một gian nhà thờ Quốc Tổ Hùng Vương và các bậc tiền hiền thời vua Hùng. Điểm đặc biệt của nơi thờ phụng này chính là gian nhà mang kiến trúc thuần Việt của người dân Nam Bộ với bộ cột kèo bằng danh mộc, mái ngói âm dương, ba gian rộng rãi thoáng mát. Các rui mè, bao lam, hoành phi được chạm trổ tinh xảo, mang dấu ấn một thời mở đất. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Được biết, gian nhà này vốn là nhà cổ, được ngành Văn hóa tỉnh mua về để trưng bày và làm gian nhà thờ Vua Hùng. Gian thờ chính thờ Quốc Tổ Hùng Vương được bày trí trang trọng, ấm cúng với tượng Vua Hùng uy nghiêm, cương trực, sau lưng là mặt trống đồng Đông Sơn được mô phỏng khá tinh xảo. Hằng năm ngày Giỗ Tổ được ngành Văn hóa tổ chức rất trang trọng. Hàng nghìn người dân mang lễ vật đến dâng Vua Hùng. Có thể là mâm xôi hay mâm cam, xoài vừa thu hoạch… Đã thành tục lệ nhiều năm qua, cứ mồng 1 Tết, gian nhà thờ Vua Hùng là điểm lãnh đạo và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đến dâng hương, báo công với Vua Hùng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nguồn: Báo Cần Thơ Ths Nguyễn Thy Ngà đăng Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tưởng nhớ và có nơi thờ cúng Vua Hùng vào những ngày lễ, người dân ở một số địa phương đã lập nên các đền thờ. Các đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân miền sông nước. Đền thờ Hùng Vương ở Kiên Giang Người dân ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, rất tự hào vì có Đền thờ Hùng Vương khang trang, uy nghiêm luôn nghi ngút khói hương suốt 56 năm qua. Đền thờ được xây dựng vào năm 1957, rộng khoảng 80m2, có 3 gian một chái, tường gạch, cột bê tông cốt thép, mái tôn. Những năm đầu thành lập, chỉ có người dân trong làng Đông Bình đến cúng tế vào các dịp lễ Tết, nhất là ngày Giỗ Tổ. Sau đó, người dân trong tỉnh và nhiều địa phương khác đến chiêm bái. Dù bị ngụy quyền Sài Gòn nhiều lần cản trở, ngăn cấm nhưng người dân Tân Hiệp một lòng giữ vững đền thờ, như cách bày tỏ lòng thành với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Năm 2004, Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Đông Bình được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh" và phê duyệt kinh phí hơn 500 triệu đồng trùng tu, tôn tạo và mở rộng lên gần 7.000m2. Sau đó, nhiều lần UBND tỉnh đã đầu tư thêm hàng tỉ đồng để làm hàng rào, xây bờ kè, trồng cây xanh, mở rộng di tích đền thờ lên 20.000m2. Năm 2010, Kiên Giang là 1 trong 9 địa phương trong cả nước được phép tổ chức lễ hội Quốc giỗ Hùng Vương theo nghi thức cấp quốc gia. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang cũng chọn là 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của tỉnh. Từ đó quy mô lễ giỗ cũng như tên tuổi ngôi đền được nhiều người trong vùng biết đến. Hiện đền thờ đang được trùng tu tôn tạo lần nữa với kinh phí hơn 40 tỉ đồng gồm 3 dãy nhà thờ, tái hiện lại phần hồn của Đền Hùng ở Phú Thọ vốn có ba đền là Hạ, Trung, Thượng. Hàng năm, vào hai ngày diễn ra lễ hội là mồng 9 và mồng 10 tháng ba âm lịch, hàng ngàn người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL lại tìm về Tân Hiệp, tìm về nơi thờ Quốc Tổ, dâng nén nhang bày tỏ lòng tri ân, tôn kính của người đồng bằng lên các vị Vua Hùng. Tiết mục Trống hội tại lễ dâng hương Đền Hùng Tân Hiệp. Nghi thức dâng lễ vật vào Đền Hùng Tân Hiệp. Năm 2004, Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Đông Bình được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Năm 2010, Kiên Giang là 1 trong 9 địa phương trong cả nước được phép tổ chức lễ hội Quốc giỗ Hùng Vương theo nghi thức cấp quốc gia. Hàng năm, vào hai ngày diễn ra lễ hội là mồng 9 và mồng 10 tháng 3 âm lịch, hàng ngàn người dân Kiên Giang và các tỉnh ĐBSCL lại tìm về Tân Hiệp, tìm về nơi thờ Quốc Tổ, dâng nén nhang bày tỏ lòng tri ân, tôn kính lên các vị Vua Hùng. Gian nhà thờ Hùng Vương ở Vĩnh Long Trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long, có một gian nhà thờ Quốc Tổ Hùng Vương và các bậc tiền hiền thời vua Hùng. Điểm đặc biệt của nơi thờ phụng này chính là gian nhà mang kiến trúc thuần Việt của người dân Nam Bộ với bộ cột kèo bằng danh mộc, mái ngói âm dương, ba gian rộng rãi thoáng mát. Các rui mè, bao lam, hoành phi được chạm trổ tinh xảo, mang dấu ấn một thời mở đất. Được biết, gian nhà này vốn là nhà cổ, được ngành Văn hóa tỉnh mua về để trưng bày và làm gian nhà thờ Vua Hùng. Gian thờ chính thờ Quốc Tổ Hùng Vương được bày trí trang trọng, ấm cúng với tượng Vua Hùng uy nghiêm, cương trực, sau lưng là mặt trống đồng Đông Sơn được mô phỏng khá tinh xảo. Hằng năm ngày Giỗ Tổ được ngành Văn hóa tổ chức rất trang trọng. Hàng nghìn người dân mang lễ vật đến dâng Vua Hùng. Có thể là mâm xôi hay mâm cam, xoài vừa thu hoạch… Đã thành tục lệ nhiều năm qua, cứ mồng 1 Tết, gian nhà thờ Vua Hùng là điểm lãnh đạo và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đến dâng hương, báo công với Vua Hùng. Nguồn: Báo Cần ThơThs Nguyễn Thy Ngà đăng Trở về đầu trang Đền Vua Hùng đồng bằng sông Cửu Long Giỗ tổ Hùng Vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10