Hiện nay, tổng số di tích trên quê của Thánh Tam Giang, phường Vân Dương thành phố Bắc Ninh là 11 di tích, đại đa số thờ phụng Thánh Mẫu và các đức Thánh trong gia đình nhị danh tướng Trương Hống, Trương Hát, nhớ ơn công đức cao dày vì dân vì nước.
Số di tích được Nhà nước xếp hạng có 5 di tích (di tích
xếp hạng cấp Quốc gia là 2, di tích cấp tỉnh là 3). Các di tích trên
địa bàn phường Vân Dương được nhân dân phục dựng vào thời kỳ sau năm 1954, với
chất liệu chủ yếu bằng gỗ, kiểu kiến trúc theo lối truyền thống chữ Đinh, chữ
Nhất.Nguồn kinh phí trùng tu tu bổ các di tích chủ yếu được huy động từ nguồn vốn
xã hội hóa của nhân dân.
1. Nghè Chu Mẫu
Tứ vị đại vương bằng đá được tạo tác từ thời Nguyễn rất tinh xảo
Nghè Chu Mẫu vốn khởi dựng từ lâu đời, thời Nguyễn nghè được
trùng tu khá quy mô, Nghè Chu Mẫu hiện được tọa lạc trên diện tích đất
803m2, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât.
Nghè nằm ở vị trí đầu làng, phía Đông giáp khu công
nghiệp Quế Võ, các phía còn lại giáp khu dân cư. Phía trước nghè là
trục đường giao thông của khu, nơi họp chợ hàng ngày tại cửa nghè
phục vụ đời sống con em địa phương và số lao động trẻ đang sinh sống
tại đây.
Khuôn viên di tích rộng lớn được bao bọc bởi hệ thống tường
bao, bên trong sân lát gạch đỏ tạo nên không gian di tích vừa thoáng mát,
vừa thâm nghiêm, cổ kính.
Nghè nằm ở phía Đông Bắc của làng, mặt quay về hướng Đông,
bao gồm các công trình: Đại Đình, Hậu cung, cổng Nghi môn. Toà chính
có kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm Đại đình 3 gian 2 chái, vì nóc giá chiêng,
vì nách cốn mê có chạm rồng cuộn mây, trên bờ nóc trang trí hình “lưỡng long chầu
nguyệt”, con kìm, con sô. Hậu cung 3 gian, bộ khung gỗ táu to khoẻ được chạm khắc
hoa lá cách điệu.
Nghè Chu Mẫu thờ các vị thánh Tam Giang. Công trạng như
sau: “ Anh em Đức Thánh Tam Giang sinh ra ở làng Vân Mẫu. Khi lớn lên, gặp lúc
giặc Lương sang xâm lược nước ta.
Hai anh em danh tướng Trương Hống, Trương Hát theo Triệu
Quang Phục đánh giặc. Quang Phục mất, Lý Phật Tử chiếm ngôi. danh tướng Trương
Hống, Trương Hát không chịu khuất phục kẻ bán nước nên đã vứt bỏ nhung y trở về
vùng Viêm Xá (Diềm) làm ruộng.
Phật Tử cho vời hai ông ra làm quan, nhưng danh tướng Trương
Hống, Trương Hát nhất định từ chối. Bị bức Bách quá, họ phải đưa cả gia đình
lên vùng Đu Đuốm để sống. Ở đây cũng không yên, hai ông liền đóng thuyền gỗ
xuôi theo dòng sông Nguyệt Đức, đến ngã ba xà thì đục thuyền tuẫn tiết vào ngày
mồng 10 tháng 4.
Thượng đế biết chuyện vô cùng thương cảm, phong cho hai ông
làm thần, gọi là Long quân Phó sứ, coi quản vùng sông này và lệnh cho các làng
ven sông đó phải thờ làm thành Hoàng gọi là Thánh Tam Giang.
Sau này các ông âm
phù cho Lê Đại Hành, rồi Lý Thường Kiệt đánh giặc. Trương truyền bài thơ “
Tuyên ngôn độc lập Lần thứ nhất” là do hai ông đọc tại đền Xà trong một đêm
thanh vắng. Nghe tiếng thơ thần quân Tống hoảng sợ. Chịu rút về nước. Các triều
đình đều có sắc phong, ghi nhận, nhân dân đời đời hương khói tưởng niệm phụng
thờ.
Hàng năm vào ngày 14,15 tháng Tư là ngày giỗ đức
Thánh Mẫu (mẹ của Thánh Tam giang- bà Phùng Thị Nham), được tổ chức
cùng với Đền Vân Mẫu. Tuy nhiên, tại nghè, nhân dân địa phương mở cửa
nghè, để nhân dân vào thắp hương lễ thánh. Ngoài ra tại đây có các
ngày sóc vọng trong tháng.
2. Chùa Chu Mẫu
Chùa Chu Mẫu vốn được khởi dựng từ lâu đời và đã trải qua
nhiều lần trùng tu tôn tạo. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa
bị dỡ bỏ. Năm 1994 ngôi chùa được xây dựng khang trang bề thế như dáng vẻ hiện
nay trên nền đất của nghè.
Chùa Chu Mẫu hiện tọa lạc trên diện tích đất khoảng
3000m2, dùng chung khuôn viên với nghè. Phía Tây của chùa giáp đường liên
thôn, phía Nam giáp khu công nghiệp Quế Võ, hai phía Đông và phía Bắc giáp
khu dân cư. Toàn bộ khuôn viên chùa được xây tường bao bảo vệ, các công trình
kiến trúc khang trang tố hảo.
Hiện nay chùa Chu Mẫu được xây dựng trên nền đất của
Nghè, chùa có hướng nam, có mặt bằng kết cấu kiến trúc kiểu chữ
đinh. Công trình gồm Tam bảo và nhà mẫu.
Tòa Tam bảo gồm Tiền đường 3 gian, Thượng điện 1 gian. Bộ
khung làm bằng gỗ tứ thiết được liên kết bởi 6 hàng cột ngang 4 hàng cột dọc,
phần hoành rui bằng gỗ. Bộ vì nóc kiểu “con chồng giá chiêng”, bộ vì nách kiểu
“chồng rường”. Trên các bộ phận hầu như để trơn, ít trang trí đắp vẽ. Hệ thống
cửa được mở ở 3 gian giữa theo kiểu “thượng song hạ bản”. Bên cạnh công trình
chính là tòa nhà mẫu, đều được xây dựng theo dáng vẻ truyền thống, hài hòa với
kiến trúc của công trình chính.
Chùa thờ phật, thờ mẫu giống như bao ngôi chùa khác.
Người truyền phật pháp vào Việt nam đầu tiên đó là 1 tăng sĩ Ấn Độ qua
nhiều con đường khác nhau, điểm đầu tiên mà ngài tu luyện chính là
vùng núi Phật Tích ngày nay, vì vậy ngài được người dân Việt nam coi
là vị tổ thứ nhất và được thờ tại chùa.
Trải thời gian, tập tục thờ mẫu được du nhập và ăn
sâu vào đời sống người dân, vì vậy trong chùa còn có tục thờ mẫu,
cầu cho mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu , trong tục thờ mẫu có
nơi thờ tam phủ, có nơi thờ tứ phủ.
Chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo thờ đạo Phật của nhân
dân địa phương. Hằng năm, tại chùa tổ chức hội làng vào ngày 15 tháng
Giêng âm lịch. Ngoài ra trong chùa còn nhiều sự lệ khác như: lễ vía phật
Thích Ca xuất gia (8/2), lễ vía phật Quan Âm Bồ Tát thành đạo (19/6), vu lan
báo hiếu, ngày Phật đản (15 tháng 4)v.v… những ngày lễ hội tại chùa cũng là
ngày hội hát quan họ của làng. Vào ngày 15 tháng giêng các “liền anh, liền chị”
của làng ra chùa hát đối đáp quan họ với nhau, giao lưu văn hoá văn nghệ.
3. Đền Thánh Cô
Đền Thánh Cô được nhân dân xây dựng mới năm 2014 trên
khu đất rộng và thoáng ngay cạnh quốc lộ 18 hướng đi Bắc Ninh - Phả
Lại. Đền nằm bên kia đường quốc lộ 18, cách đó không xa là nghĩa
trang của tp Bắc Ninh (nghĩa trang Cầu Ngà).
Trước thời gian này, vùng đất đền hiện nay chỉ có
ngôi mộ nhỏ, lộ thiên, có bệ thờ xây bằng gạch, phía trên bệ thờ là
đồ thờ tự đơn giản, và theo lời người địa phương thì đây là mộ bà
Đạm Nương là con gái út của bà Phùng Thị Nhan, là em gái của đức
thánh Tam Giang.
Năm 2018, nhân dân đã công đức tiền của xây thêm nhà
khách, quy hoạch tường bao xung quanh, xây công trình phụ trợ di tích
và kè ao trước cửa Đền Thánh Cô.
Hiện nay đền nằm trên diện tích 4800m2, đã có sổ
đỏ. Đền nằm bên kia đường quốc lộ 18, phía trước đền là dòng Kim Khê
chảy qua địa bàn phường, phía sau là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn,
bên phải là nghĩa trang Cầu Ngà. Đền nằm ở xa khu dân cư. Tuy nhiên,
vào ngày lễ tuần rằm, người dân trong khu ra đền thắp hương lễ thánh.
Hiện nay, ngoài phần mộ, còn có Đền thờ. Đền thờ
có kết cấu mặt bằng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm Đại bái 3 gian 2
chái, 4 mái đao cong, bộ khung bê tông được liên kết bởi các bộ vì
thượng giá chiêng, hạ kẻ. Hậu cung 1 gian, kiến trúc thượng giá
chiêng, khung gỗ lim.Nhà khách xây dựng bên phải Đền chính gồm 3 gian,
kiến trúc bình đầu, khung bê tông đơn giản, mái ngói.
Đền thờ Đạm Nương, người con gái thứ năm của bà
Phùng Thị Nham.
Đền mới được xây dựng mới nên các hoạt động tại
đền mới được tổ chức từ năm 2016 đến nay. Vào ngày 4/3 Âm lịch là
ngày giỗ đức thánh cô, nhân dân tổ chức ngày kỵ nhật tại đây. Phần
lễ chỉ tổ chức tế lễ và dâng hương lễ quả, không có phần hội.
4. Nhà Cố Trạch
Căn cứ tư liệu lịch sử cho biết Nhà Cố Trạch xây
dựng từ lâu đời, tương truyền đó là nhà ở của đức Mẫu khi xưa. Trước chỉ là
một lều cỏ, hàng ngày bà mẹ đi làm, tối về đây trú chân (Do tự dưng có thai
nên đi làm về đến đêm mới dám về đây ngủ, tránh sự diếc móc của mọi người). Sau
khi bà mất, để tưởng nhớ công ơn của bà đã sinh ra đức thánh Tam
Giang, nhân dân địa phương đã lấy nhà bà ở khi xưa làm nơi thờ tự.
Trải qua thời gian, Nhà Cố Trạch được nhân dân địa
phương tôn tạo mở rộng ngày càng khang trang và tố hảo hơn xưa.
Nhà Cố Trạch hiện nay có kết cấu kiến trúc kiểu chữ
nhị gồm Hậu cung và Tiền bái. Hậu cung là một căn nhà gạch 3 gian, lợp
ngói móc, phía trước trổ 3 cửa hình vòm, bên trong là các bệ thờ xây
gạch, xây thoáng gồm 7 hàng chồng lên nhau.
Cấu trúc khung nhà đơn giản, theo kiểu con chồng kẻ chuyền
trốn cột ở lòng nhà. Tiền bái được trùng tu năm 1994, bộ khung gỗ tứ
thiết được liên kết bởi 4 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, kiến trúc
thượng chồng giường, hạ kẻ ngồi.
Nhà khách 5 gian xây dựng năm 2002 nằm bên trái Nhà
Cố Trạch, mái lợp tôn.
Năm 2016 được sự nhất trí của chính quyền và
nhân dân, trong khuôn viên đất Nhà Cố Trạch, được xây dựng thêm 1 toà
nhà 3 gian để thờ bà Đạm Nương (Đạm Nương – người con gái út của
Thánh Mẫu Phùng Thị Nham) nằm ở bên trái nhà Cố Trạch. Toà nhà có
kiến trúc kiểu chữ đinh gồm 3 gian đại bái và 1 gian hậu cung, mái
ngói ta, tường hồi bít đốc, trổ cửa giữa.
Nhà Cố Trạch thờ Thánh Mẫu Phùng Thị Nham- người mẹ
sinh ra các đức thánh Tam Giang.
Hàng năm vào ngày 15/4 là ngày kỵ nhật của bà, tại
đây dân làng không tổ chức các hoạt động, mọi hoạt động chính được
tổ chức bên Đền Vân Mẫu cách nhà cố trạch khoảng 700m về phía Bắc,
còn tại Nhà Cố Trạch, tuy không tổ chức tế lễ nhưng nhân dân trong
làng đều đến thắp hương lễ bà cầu sức khoẻ và may mắn.
5. Đền Vân Mẫu
Theo tư liệu địa phương cho biết: đền khởi dựng sau khi đức
Mẫu qua đời. quy mô khá đồ sộ, phía trước là 5 gian nhà tiền tế, phần mộ bà
nằm ở giữa, phía sau là hậu cung, hai bên là hai giải vũ, các công trình
quay xung quanh mộ tạo không gian khép kín và thâm nghiêm.
Trải thời gian, có ông Lãnh Binh (người Tiên Sơn) đã cho
chuyển toàn bộ công trình vềphía sau, khi đó ngôi mộ lại ở phía trước, lộ
thiên. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1952, khu đền
bị huỷ hoại một số công trình, về sau một số công trình kiến trúc đền
đã được sử dụng làm các công trình của nhà máy sứ cách điện thuộc Bộ năng lượng,
ngôi mộ vẫn giữ nguyên, không bị ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh.
Sau hoà bình lập lại, ngôi đền vẫn được nhân dân địa
phương quan tâm, hương khói. Năm 1989, nhà máy sứ cách điện di dời, đền
được tu bổ tôn tạo với uy mô khang trang to đẹp hơn trước. Đền có kiến
trúc 3 gian 2 chái 4 máo đao cong, bộ khung gỗ lim chắc chắn, gồm 4
hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, kiến trúc kiểu chồng rường giá
chiêng.
Năm 2012 nhân dân địa phương xây mới toà Tiền tế phía
trước mộ đức thánh mẫu, quy hoạch xây tường bao xung quanh mộ , tường
bao bằng đá kiểu lục giác. Toà tiền tế có kiến trúc 2 tầng 8 mái
đao cong, bộ khung gỗ lim, được liên kết bởi bộ vì thượng giá chiêng,
hạ kẻ ngồi, mái ngói ta.
Hiện nay Đền Mẫu (tức là Mẹ Đức Thánh) nằm trên một khu đất
cao, ở phía Tây Bắc của làng Vân Mẫu, phía trước là dòng Tào Khê và
cánh đồng làng, bên phải là khu đô thị đang xây dựng, phía sau đền là
trụ sở UBND phường. Đền nằm ở vị trí cảnh quan đẹp thoáng mát, đất
đai đã có sổ đỏ, không có sự tranh chấp xâm lấn đất đai.
Đền thờ đức thánh Mẫu, là bà Phùng Thị Nhan người
sinh ra các đức thánh Tam Giang, người quê gốc Vân Mẫu xưa tức Hai Vân
ngày nay..
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư Âm Lịch
hàng năm. Truyền rằng đây là ngày mất của đức thánh mẫu. Để tưởng
nhớ công ơn thánh mẫu, ngay từ ngày 14 tháng Tư, chính quyền địa
phương đã tập trung mở cửa đền bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt.
Chuẩn bị đồ lễ. Sáng 15/ tháng Tư chính quyền các cấp và nhân dân
địa phương tập trung tại đền lễ đức Thánh Mẫu để thực hiện nghi lễ.
6. Chùa Hai Vân -Linh Quang tự
Chùa vốn được khởi dựng từ lâu đời, là trung tâm thờ Phật của
nhân dân địa phương, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, chùa bị
phá. Năm 2003, chùa Hai Vân được xây mới trên nền đất cũ chùa xưa để
thờ phật.
Hiện nay chùa bao gồm các công trình như: Tam bảo, nhà Tổ,
nhà Mẫu, …cùng vườn tược cây cối thâm nghiêm.
Năm 2004, nhân dân đảo lại ngói, năm 2018 nhân dân cùng
với nhà sư trụ trì xây cổng Tam quan, kè ao chùa, xây lầu quan âm,
Tháp trước toà tam bảo bằng nguồn vốn xã hội hoá 300 triệu đồng.
Chùa Hai Vân hiện tọa lạc tại thửa đất có diện tích 600m2. Mặt
trước của chùa giáp danh với trục đường liên xã đi Đại Phúc, Khắc Niệm,
Nam Sơn, ngoài ra phía trước chùa còn có ao đã được xây kè xung quanh
tạo không gian cảnh quan đẹp, trong ao chùa có xây lầu quan âm, tượng
quan âm đứng. Các phía còn lại giáp khu dân cư. Theo lời các cụ cao
niên cho biết xưa kia, đình và chùa giáp nhau, trong thời gian kháng
chiến, đình chùa bị phá huỷ, những năm gần đây nhân dân khôi phục lại
chùa, còn đình chưa khôi phục lại vì đời sống người dân còn khó
khăn, hiện nay cạnh chùa là đất đình khi xưa, trong khuôn viên đất đình
vẫn còn 1 tấm bia đá cổ. Trong tương lai, nguyện vọng của chính quyền
và nhân dân địa phương sẽ trùng tu lại ngôi đình xưa để thờ thánh.
Các công trình kiến trúc của chùa bao gồm: Tam quan, Gác
chuông, Tam bảo, nhà tổ, nhà mẫu cùng một số công trình phụ trợ khác.
Tam bảo là công trình kiến trúc chính của chùa có kết cấu kiểu
chữ Đinh gồm 5 gian 2 dĩ Tiền đường và 2 gian Thượng điện. Tiền đường được xây
theo lối bình đầu bít đốc, mái lợp ngói mũi, trên bờ nóc đắp nổi tên chùa “Linh
Quang tự”. Bộ khung gỗ lim chắc khoẻ được liên kết bởi 4 hàng cột ngang, 5 hàng
cột dọc, vì nóc “giá chiêng chồng rường”, vì nách “kẻ ngồi”. Trên các cấu kiện
kiến trúc như con rường, bẩy hiên, các bộ vì được chạm khắc hình hoa lá cách điệu.
Nối với gian giữa Tiền đường là hai gian Thượng điện liên kết bởi 3 hàng cột
ngang, 2 hàng cột dọc, vì nóc “giá chiêng chồng rường”.
Ngày hội chùa được nhân dân tổ chức vào 15 tháng Giêng
hàng năm. Vào ngày này, nhân dân mở cửa chùa, sắm lễ vật dâng
tam bảo cầu cho gia đình được mạnh khoẻ, tối 15 tháng Giêng nhà sư
trụ trì cùng phật tử tụng kinh . Ngoài ra còn có ngày vào hè (15 tháng
4), ngày ra hè (15 tháng 7), ngày giỗ tổ (7 tháng 2). Trong những ngày này và
các ngày tuần rằm, mồng một hàng tháng đông đảo phật tử địa phương tới chùa
dâng hương, lễ phật cầu may.
7. Đình Rẫy
Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết: đầu thời Lê, đình
xây dựng trên khu đất phía Tây của làng,giáp chùa hiện nay. Đến cuối thời
Lê, dân làng đã chuyển dịch ngôi đình sang sát liền chùa và xây dựng thành một
ngôi đình lớn.
Đình xưa có quy mô to lớn gồm Tiền Tế 7 gian, Đại Đình 7
gian và 3 gian Hậu cung, hai bên là hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu, bộ khung gỗ
lim chắc khoẻ, nghệ thuật trang trí chạm khắc tinh xảo. Ở giữa là lòng giếng,
hai bên sàn đình lắp hệ thống sàn gỗ.
Năm 1947, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, đình đã
bị phá dỡ hoàn toàn. Năm 1990, nhân dân đã dựng tạm ngôi đình nhỏ 3 gian trên
nền đất mới (ở giữa làng như hiện nay). Đặc biệt vào năm 2019, với truyền
thống hướng về nguồn cội, nhân dân địa phương đã góp công, góp của tu sửa lại
ngôi đình với dáng vẻ kiến trúc truyền thống tại vị trí như hiện nay.
Đình hiện tọa lạc tại thửa đất có diện tích 300m2, đất đã có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đình nằm giáp trục đường giao thông
chính của khu Hai Vân, các phía còn lại giáp khu dân cư, đất di tích
hẹp không có sân vườn, cây cối mà chỉ có duy nhất toà đại bái.
Đình thờ thánh Tam Giang. Truyền thuyết có nội dung như
sau: Trương Hống, Trương Hát sinh ra trong một gia đình gồm năm anh em, bốn
trai, một gái. Ba người còn lại trong gia đình là Trương Lừng, Trương Lẫy, và
người con gái là Trương Đạm Nương.
Di sản gắn với di tích đình chính là lễ hội hàng
năm tại đây. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng Tám hàng năm, ngay
từ mùng 4, đình được mở cửa bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Sáng
mùng 5 làng tổ chức tế thánh, mùng 6 là ngày chính hội, dân làng
tổ chức tế lễ tại đình.
Về phần hội có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức
như đu, vật, cờ tướng, chọi gà, hát quan họ. Ngoài ngày hội chính
còn có ngày sự lệ như ngày mùng 4/1 lễ kỳ yên, ngày 6/2 Xuân tế,
ngày 10/4 giỗ thánh, ngày sóc vọng trong tháng.
8. Đình Lãm Dương
Đình Lãm Dương vốn xây dựng từ lâu đời, nhưng đến khoảng đầu
thế kỷ XIX phải qua một lần trùng tu tôn tạo lớn. Khi đó ngôi đình bao gồm nhiều
công trình kiến trúc đồ sộ, phía trước là nhà Tiền tế xây kiểu phương đình 8
mái chồng diêm đao cong uốn lượn thanh thoát nhẹ nhàng - công trình này còn bảo
tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
Phía sau là toà Đại đình 5 gian 2 trái với hệ thống cột gỗ
lim to khoẻ chạm khắc cầu kỳ, toàn bộ sàn đình ghép ván cao thoáng. Nằm ở hai
bên đình còn có hai dãy Giao lương, mỗi dãy 3 gian có hành lang nối liền vào
nhà Tiền tế. Ngoài ra trong khuôn viên ngôi đình còn có sân, vườn trước cửa có
3 cây gạo lớn và 1 cây đa cổ thụ toả bóng che kín ngôi đình. Chính nhờ những
công trình kiến trúc tạo tác đẹp và cảnh quan sầm uất mà đình Lãm Dương luôn là
niềm tự hào của người dân địa phương, nơi tôn nghiêm phụng thờ thành hoàng làng
và duy trì các phong tục tập quán của quê hương.
Năm 1946 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ
trương “tiêu thổ kháng chiến” toàn bộ toà Đại đình, 2 dãy Giao lương của đình
Lãm Dương bị hạ dải, nhiều đồ tế tự cũng vì đó mà thất lạc, mất mát. Với tinh
thần gìn giữ các di sản văn hoá của quê hương nhân dân Lãm Dương đã kiên quyết
gìn giữ toà Tiền tế và cất giấu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị.
Năm 1993 được sự đồng ý và giúp đỡ của các cấp chính quyền,
nhân dân hai thôn Lãm Làng và Lãm Trại lại cùng nhau xây dựng lại ngôi đình
trên nền đất cũ. Toà Tiền tế được sửa sang, dựng lại Đại đình, nhiều đồ tế tự
cũng được sưu tầm, phục chế bổ xung cho di tích ngày càng phong phú.
Nhìn chung mặc dù đã trải qua nhiều năm tháng dưới sự tác động
khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh, đình Lãm Dương vẫn luôn được nhân
dân địa phương gìn giữ. Ngày nay các công trình kiến trúc được bảo tồn và tôn tạo
khang trang, nhiều tài liệu hiện vật được bảo quản và bổ xung làm cho di tích
ngày càng khang trang, xứng đáng là trung tâm tín ngưỡng văn hoá của quê hương.
Đình Lãm Dương nằm trên sườn phía Bắc của dãy núi Dạm thuộc
địa phận thôn Lãm Làng. Hiện tại khuôn viên khu di tích không lớn (rộng 424m2).
Phía sau là đường lên núi, bên phải có nhà dân, bên trái là một ngõ nhỏ và ngôi
chùa của làng. Toà đình gồm có 2 công trình kiến trúc chính là Tiền tế và
Đại đình nằm song song, mặt quay về hướng Bắc.
Trước mặt toà đình là khu nhà văn hoá của thôn Lãm Làng và
đường liên thôn chạy liền kề với Tiền tế nối với các làng xã xung quanh.
Toà Tiền tế của đình Lãm Dương có kết cấu độc đáo, công
trình được các nghệ nhân xưa tạo tác theo kiểu phương đình, bình đồ gần vuông.
Chiều dài là 10,2m, chiều rộng là 7,8m. Toàn bộ kết cấu gỗ của công trình được
làm bằng gỗ lim gồm 4 chiếc cột cái lớn ở 4 góc chính giữa, xung quanh gồm có
12 cột con liên kết với cột cái theo kết cấu con chồng toả mái về 4 hướng.
Đặc biệt trong lối kiến trúc này những người thợ xưa đã khéo
léo dựng lên 4 cây cột cái lớn và cao, bên trên tạo thành một bộ 4 mái nhỏ cũng
toả ra 4 phía và ngăn cách với bộ mái dưới bằng dải cổ diêm thông thoáng, kết hợp
với các góc đao uốn lượn nhịp nhàng tạo như hình bông sen nở rộng. Trên
các kết cấu gỗ của công trình đều có chạm khắc hoa văn trang trí, tập trung chủ
yếu trên các đầu bẩy, con chồng.
Ngoài ra nghệ thuật trang trí kiến trúc còn được thể hiện ở
lối vẽ bích hoạ trên những mảng tường cổ diêm, làm bằng chất liệu truyền thống (
vôi,rơm, cát, mật). Mặt trước Tiền tế trên phần cổ diêm vẽ 4 Đại tự chữ Hán
“Quang Nhạc Khí”, bên trong bốn mặt đều vẽ các chủ đề lưỡng long chầu nhật,
“long, ly, quy, phượng”; “thông, cúc, trúc, mai” v.v. Trên hai câu đầu có khắc
chữ Hán: “Hoàng triều Thành Thái thập tam niên tuế thứ Tân Sửu bát nguyệt cát
nhật” cho thấy công trình đã được tu tạo vào ngày tốt tháng 8 năm Tân Sửu đời
vua Thành Thái năm thứ 13 (1901).
Hai bên mặt hồi công trình Tiền tế được xây tường kín chỉ
duy có mặt trước được mở ra 3 cửa với những bộ ván ghép theo kiểu bức bàn. Bài
trí đồ thờ trong Tiền tế khá đơn giản, phía trên xà hạ có treo một bức quấn thư
chạm nổi 4 mỹ tự do vua ban tặng “Mỹ tục khả gia” và bài minh bằng chữ Hán. Bên
gian hồi có đặc bộ kiệu bát cống khá lớn được chạm khắc cầu kỳ là hiện vật cổ
làm đầu thế kỷ XX.
Phía sau Tiền tế là Đại đình gồm có 3 gian và 1 gian Hậu
cung nối vào tạo bình đồ kiến trúc hình chữ Đinh. Công trình kiến trúc này mới
được nhân dân tu tạo năm 1993 do đó có kết cấu kiến trúc nhỏ và đơn giản. Các cấu
kiện vì kèo, cột đều làm bằng gỗ xoan bào trơn đóng bén.
Hậu cung được xây như hình “chuôi vồ”, bên trong xây bệ thờ
cao trên có đặt tượng 4 vị thành hoàng, ở giữa có một hòm sắc trong đựng 1 đạo
sắc phong của vua Duy Tân ban tặng năm 1909. Trên cao trong cùng bày ngay ngắn
bốn bộ bài vị trên có chạm khắc hoa văn, sơn son thếp vàng và ghi thần vị của
các vị thần. Đây là những đồ thờ được tạo tác từ thời Nguyễn.
Ngoài các đồ tế tự nêu trên trong đình Lãm Dương còn lưu giữ
nhiều tài liệu hiện vật khác phục vụ cho việc tế lễ, rước hội ...
Đình Lãm Dương là trung tâm tín ngưỡng văn hoá của nhân dân
địa phương, nơi thờ thành hoàng là 4 anh em đức Thánh Tam Giang. Căn cứ vào các
tài liệu lịch sử và thần tích về Thánh Tam Giang cũng như hệ thống di tích
trong vùng thì đây chính là quê hương phát tích của các ngài.... Chính nhờ vào
những công lao to lớn đó mà các vị thánh Tam Giang đã được 372 làng trong xứ
Kinh Bắc tôn thờ làm thành hoàng, trong đó Đình Lãm Dương vinh dự là một địa điểm
trong quần thể các di tích ở quê hương của các Đức thánh.
Hàng năm cứ đến ngày mồng 5 tháng Giêng, ngày 15 tháng Tư
dân làng lại tổ chức hành hương, rước kiệu về làm lễ tế thần tại Đền Vân Mẫu.
Trong những ngày diễn ra lễ hội dân làng thường tập trung ra đình tế lễ thành
hoàng và tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc.
9. Chùa Lãm Dương - Lãm Sơn tự
Chùa Lãm Dương vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời
Nguyễn, chùa được tôn tạo lạivà còn để lại dấu ấn kiến trúc điêu
khắc.Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá dỡ hai gian thượng
điện. Năm 1946 dân làng cùng đóng góp tiền của xây dựng lại chùa lấy
nơi thờ phật. Đến năm 1995, dân làng phục dựng lại 2 gian thượng điện,
trải qua thời gian, chùa vẫn tồn tại với vẻ khang trang như hiện nay.
Chùa Lãm Dương nằm trên thửa đất số 382/737. Chùa có
hướng Đông Nam, bên phải chùa là đình, một công trình kiến trúc điêu
khắc có giá trị được bảo lưu từ thời Nguyễn. Hiện tại di tích chùa
Lãm Dương bao gồm các công trình Tam bảo, Nhà mẫu. Tam bảo có kết
cấu kiến trúc kiểu chữ đinh gồm Tiền đường 3 gian, thượng điện 2 gian.
Tiền đường 3 gian, bộ khung gỗ lim được liên kết bởi
các bộ vì gồm 5 hàng cột dọc và 6 hàng cột ngang, mái ngói ta,
tường hồi bít đốc theo kiểu bình đầu bít đốc tay ngai, hai cột đồng
trụ 2 bên, cửa mở 3 gian hướng Bắc, trên tất cả con rường đều chạm
nổi hoa lá cách điệu, tại gian giữa có chạm hai bức cốn chạm nổi
kênh bong với đề tài Long Vân điêu luyện nghệ thuật. Thượng điện 2
gian, vì nóc kiểu con chồng giá chiêng, liên kết với 3 hàng cột dọc
và 4 hàng cột ngang, tường hồi 2 bên và tường hậu xây bít đốc
Cũng giống như các ngôi chùa khác, chùa Lãm Dương
thờ phật, thờ mẫu. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Ở
đây các ngày tuần rằm, mồng một, các ngày lễ, tết nguyên đán, tết nguyên tiêu,
vu lan báo hiếu, ngày Phật đản (15 tháng 4) rằm tháng Bảy...nhân dân địa phương
tới chùa dâng lễ phật, gửi gắm ước vọng cho bản thân và gia đình.
10.Đình Vân Trại (Di tích LSVH cấp tỉnh- Quyết định số1802/QĐ-UBND
ngày18/02/2007)
Đình vốn được khởi dựng từ lâu đời. Trong kháng chiến chống
Pháp, đình đã bị phá hủy một phần, tuy nhiên đến năm 1972 nhân dân buộc phải dỡ
bỏ tòa Đại bái, chỉ còn lại phần Hậu cung. Năm 1990 nhân dân địa phương phục dựng
lại tòa Đại bái. Gần đây năm 2016 được xây dựng lại theo lối kiến trúc truyền thống
và tồn tại đến nay.
Đình hiện tọa lạc trên diện tích đất 609m2. Đất đã có giấy
chứng nhận quyền sử dụng. Đình quay theo hướng Tây, các phía Bắc, Nam giáp nhà
dân.
Đình hiện có kiến trúc kiểu chữ Nhất gồm tòa Đại bái 1 gian
2 chái4 mái đao cong. Bộ khung được làm bằng chất liệu mới to khỏe vững
chãi liên kết bởi 4 hàng cột ngang và 2 hàng cột dọc. Bộ vì kết cấu theo kiểu
“con chồng giá chiêng”. Hệ thống cửa mở ở 1 gian giữa theo kiểu “thượng song hạ
bản”, hướng Tây. Phần mái lợp ngói.
Đình thờ Cao Sơn Đại Vương. Theo thần tích còn lưu
giữ tại địa phương cho biết: Cao Sơn Đại Vương là vị tướng thời Hùng
Vương có công đánh giặc Thục, được vua ban sắc phong “Hiệp Linh phù
Chính phu uy quách tĩnh hùng tuấn trác vỹ cao sơn thượng đẳng thần”.
Lễ hội truyền thống tại đền được tổ chức từ ngày 12 tháng
Giêng âm lịch hàng năm. Ngày chính hội nhân dân địa phương tổ chức tế lễ, dâng
vật phẩm tế đức Thánh. Lễ hội có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân
và chính quyền địa phương.
Xưa kia trong lễ hội có tục kiêng đọc tên húy của đức thánh
nhưng nay tục lệ này không còn được duy trì nữa. Sau phần lễ là phần hội với
nhiều trò chơi dân gian và văn nghệ đặc sắc như: Hát quan họ trên thuyền, chọi
gà, đấu vật, cờ tướng, tổ tôm điếm...
11. Chùa Vân Trại
Chùa vốn được khởi dựng từ lâu đời có quy mô kiến
trúc to lớn, đến thời Nguyễn, chùa được tôn tạo lạivà còn để lại
dấu ấn kiến trúc điêu khắc.Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị
phá dỡ. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, dân làng cùng đóng góp tiền
của xây dựng lại chùa lấy nơi thờ phật. Đến năm 1998, dân làng phục
dựng lại chùa, trải qua thời gian, chùa vẫn tồn tại với vẻ khang
trang như hiện nay.
Hiện tại chùa Vân Trạicó diện tích đất là1731m2.
Chùa có hướng Tây Nam, xung quanh là khu dân cư đông đúc, trù mật, một
công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị mang phong cách truyền
thống, cạnh chùa là núi Lãm Sơn, dãy núi chạy dài khoảng 2km, sườn
núi bên kia là xã Nam Sơn gắn liền với hệ thống di tích từ thời Lý.
Hiện tại di tích chùa Vân Trại bao gồm các công
trình Tam bảo, Nhà mẫu, Nhà Khách. Tam bảo có kết cấu kiến trúc
kiểu chữ đinh gồm Tiền đường 3 gian, thượng điện 2 gian. Tiền đường 3
gian, bộ khung gỗ lim được liên kết bởi các bộ vì gồm 5 hàng cột
dọc và 6 hàng cột ngang, mái ngói ta, tường hồi bít đốc theo kiểu
bình đầu bít đốc tay ngai, hai cột đồng trụ 2 bên, cửa mở 3 gian
hướng Bắc, trên tất cả con rường đều chạm nổi hoa lá cách điệu, tại
gian giữa có chạm hai bức cốn chạm nổi kênh bong với đề tài Long Vân
điêu luyện nghệ thuật. Thượng điện 2 gian, vì nóc kiểu con chồng giá
chiêng, liên kết với 3 hàng cột dọc và 4 hàng cột ngang, tường hồi 2
bên và tường hậu xây bít đốc.
Nhà mẫu: 1 gian, nằm bên trái toà tam bảo, kiến trúc
vì kèo đơn giản, quá giang gác tường.
Nhà khách: 5 gian nằm bên trái toà tam bảo, kết cấu
vì kèo đơn giản, quá giang gác tường.
Cũng giống như các ngôi chùa khác, chùa Lãm Dương
thờ phật, thờ mẫu. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Ở
đây các ngày tuần rằm, mồng một, các ngày lễ, tết nguyên đán, tết nguyên tiêu,
vu lan báo hiếu, ngày Phật đản (15 tháng 4) rằm tháng Bảy...nhân dân địa phương
tới chùa dâng lễ phật, gửi gắm ước vọng cho bản thân và gia đình.
Nguồn: UBND phường Vân Dương