Trên nhiều tỉnh thành miền Bắc, nhớ công đức của đấng Tổ Trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam, đức vua Ngô Quyền đã lập nhiều đền, miếu, đình thờ phụng những nới đức vương đã từng đặt chân trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
Đình Hiền Lương, An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội
Đình Ngô Xá, hoặc Đình Nguyễn Xá Bồ Đề,
Bình Lục, Hà Nam. Thờ phụng Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
Đền Già -Dị Chế, Tiên Lữ,
Hưng Yên, Thờ phụng Ngô Quyền. Lễ 15/02 âm)
Đền Kê Lạc thờ Đức vua Ngô Quyền - Tiên Lữ, Hưng Yên Thờ Ngô Quyền, Hoàng hậu Dương Thị
Vy và 3 công chúa
Ban thờ Tây cung Hoàng phi vợ thứ ba của vua Ngô Quyền
Đình làng Nghĩa Chế (Tiên Lữ. Hưng Yên) nằm trong cụm di
tích bao gồm: đền Dị Chế (xã Dị Chế), đền Nghĩa Chế (xã Dị Chế) và đền Vương
(thị trấn Vương).
Sắc phong tại đình Nghĩa Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ do
vua Thiệu Trị ban năm thứ ba (ngày 28, tháng 11, năm 1843) với nội dung: “Sắc
ban cho xã Nghĩa Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên có ngôi đền thờ Tiền Ngô Vương
(1), Hậu Ngô Vương (2), Thiên Sách Vương (3). Sự tích ba vị Đại Vương đã rõ
theo Vua Minh Mệnh năm thứ 21(1840).
Nay Hoàng Đế mừng thọ 50 tuổi ra đạo sắc theo như trước mà
phụng sự. Đặc chuẩn cho xã thờ cúng như trước lấy đó ghi vào tự điển như
ngày vui của quốc gia”.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12.3 (tức 14 đến
16.2 âm lịch) để tưởng nhớ công lao Vua Ngô Quyền đã có công đánh tan quân Nam
Hán (năm 938), gìn giữ bờ cõi nước nhà và kỷ niệm ngày mất của ông.
Tương truyền, Ngô Quyền trên đường đi đánh giặc đã đóng quân
trên địa bàn huyện Tiên Lữ ngày nay, chiêu binh mãi mã và được đông đảo nhân
dân ủng hộ. Trai tráng thì tòng quân, phụ nữ người già thì góp lương thực, nhiều
ngày đêm cả làng nhộn nhịp giã bánh dày, làm chè lam tiếp thêm nguồn lương thực
cho nghĩa quân. Sau khi chiến thắng trở về, xưng Vương, 6 năm sau Vua Ngô Quyền
mất, nhân dân Tiên Lữ đã lập đền thờ, tưởng nhớ công lao.
Lễ hội diễn ra đồng loạt tại cụm di tích bao gồm: đền
Dị Chế (xã Dị Chế), đền Nghĩa Chế (xã Dị Chế) và đền Vương (thị trấn Vương). Điểm
thờ phụng chính là tại Dị Chế, tại đây còn có quần thể 7 ngôi đền nhỏ xung
quanh. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động phong phú. Phần lễ tổ chức
lễ cáo yết, lễ dâng hương và phần tế lễ, rước kiệu. Phần hội diễn ra nhiều trò
chơi dân gian bổ ích như: cờ người, cờ vua, chọi gà, hát văn… Lễ rước đưa kiệu
Vua Ngô Quyền qua các đền và về đền Dị Chế làm lễ chính. 5 năm một lần vào những
năm chẵn, lễ hội được tổ chức quy mô lớn với nghi lễ mổ trâu tế Vua, làm bánh
dày và chè lam đãi khách thập phương.
Nguồn: Tổng hợp từ InterNet