Việt Yên là một vùng đất cổ. Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Việt Yên thuộc huyện Tây Vu, bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Thời Bắc thuộc, Việt Yên vẫn thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ.
Trên địa bàn huyện Việt Yên có hàng chục đình đền thờ phụng
Thánh Tam giang và các dũng tướng, đã tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc
trong thời kỳ Bắc Thuộc, nổi bật nhất có đình Sen Hồ thuộc địa phận hành chính
của thị trấn Nếnh.
Đình Sen Hồ, một di tích kiến trúc, nghê thuật nổi tiếng của
trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc địa phận hành chính của thị trấn Nếnh, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang.
Khu di tích toạ lạc trên một thế đất đắc địa phong thuỷ,
nhìn về phía Tây Nam; trước cửa đình có khu ao làng rộng lớn. Với địa thế sơn
thuỷ hữu tình đã tạo nên sự uy linh cổ kính cho vùng đất nơi đây.
Ao đình Sen Hồ
Đình Sen Hồ được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ
XVII-XVIII), khi đó được Tả đô đốc, Hán Quận công Thân Công Tài công đức làm
đình. Trải qua bao biến cố của thời gian và những thăng trầm của lịch sử, đình
Sen Hồ đã nhiều lần được tu bổ tôn tạo, tuy nhiên đến nay ngôi Đình vẫn giữ được
những giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc riêng.
Năm 2013, đình Sen Hồ được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao
xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đình là nơi nuôi giấu
cán bộ hoạt động cách mạng, là kho bảo quản quân trang, quân lượng cung cấp cho
tiền tuyến; trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đình là nơi đào tạo cho nhiều
thế hệ học sinh trưởng thành tham gia công tác khắp mọi miền đất nước.
Đình Sen Hồ là nơi thờ Đức Thánh Tam Giang, người có công
đánh đuổi giặc Lương (thế kỷ VI) ra khỏi bờ cõi nước ta, đem lại cuộc sống bình
yên cho muôn dân. Ngoài ra còn thờ Diên Bình Công chúa (con gái vua Lý Thánh
Tông).
Đình được xây dựng với bình đồ kiến trúc kiểu chữ
"Đinh". Tòa tiền đình được xây dựng gồm ba gian, hai trái với bốn vì
chính, hai vì chái, mỗi vì 6 chân cột; Tòa hậu cung gồm hai gian, bên trong có
đặt án thờ, trên án thờ có nhiều đồ thờ như bài vị, mũ, giá văn, long đao… Về
nghệ thuật trạm khắc của ngội Đình rất tinh sảo, trên khung mái Đình chủ yếu được
trạm khắc ở bốn bức cốn ở xà nách của hai vì gian giữa toad tiền đình, nội dung
tập trung ở các đề tài:
Mảng cốn thứ nhất là đề tài tứ linh “long, ly, quy, phượng”;
Mảng cốn thứ hai là đỡ các đầu hoành là các lá cúc dây cách điệu tạo nên hình
tượng “long vân đại hội”; Mảng cốn thứ ba cũng mang đề tài tứ linh nhưng hình
tượng rồng được thay thế băng lá cúc “long hóa cúc”; Mảng cốn thứ tư là đề tài
tứ quý rõ ràng cùng với hó văn kỷ hà; Mảng cốn thứ năm ở trước tòa hậu cung là
hình “lưỡng long chầu nguyệt”.
Hiện nay, trong di tích đình Sen Hồ, ngoài những kết cấu kiến
trúc, các mảng trạm khắc tinh tế còn lưu giữ một số hiện vật, đồ thờ tự có giá
trị lịch sử văn hóa như: Nguồn di sản hán nôm là những bức đại tự, hoành phi,
câu đối ca ngợi cảnh đẹp và người được thờ ở đình…. Ngoài những giá trị lịch sử
về văn hoá vật thể, đình Sen Hồ còn là nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Hàng
năm, lễ hội đình Sen Hồ được tổ chức vào hai ngày mùng 5 tháng Giêng và 10
tháng 4 âm lịch.
Đình Giá Sơn, Ninh Sơn, thờ phụng 4 vị Đại tướng: Trương Hống,
Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
Đình Mai Vũ, Ninh Sơn, Thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống,Trương Hát,Trương Thị Đạm Nương), Trịnh
Trương Kiều, Trịnh Tương Nương (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
Đình Nội Ninh, Ninh Sơn, Đình làng Nội Ninh thờ Trương Hống. Đình xưa còn được gọi là Đình Má, được đặt
nóc vào ngày 12 tháng Chạp năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hoà thứ 13 (1692),
cách đây trên 300 năm. Đình Nội Ninh được công nhận là Di tích lịch sử - Văn
hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang.
Đình Sen Hồ, Thị trấn Nếnh, Đình Sen Hồ là nơi thờ Đức Thánh Tam Giang, Diên Bình Công chúa (con
gái vua Lý Thánh Tông) và Thân Công Tài. Đình được khởi dựng vào thời Lê
Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII), khi đó được Tả đô đốc, Hán Quận
công Thân Công Tài (sau này cũng là một vị Thành hoàng làng)
công đức làm đình.
Đình Quang Biểu, Quang Châu, Đình thờ Thánh Tam Giang (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
Đình Thổ Hà Vân Hà, Đình thờ Thân Cảnh Phúc
Đình Thượng Lát, Tiên Sơn, Thờ Thánh Tam Giang và Tiến sĩ Vũ Cẩn (Di tích Kiến
trúc nghệ thuật cấp tỉnh)
Đình Hạ Lát, Tiên Sơn, Đình thờ Thánh Tam Giang
Đình Thần Chúc, Tiên Sơn, Đình thờ Thánh Tam Giang
Đình Yên Ninh, Thị Trấn Nếnh, Đình thờ Thánh Tam Giang và Cao Sơn -
Quý Minh (Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh)
Đình Khả Lý Thượng, Quảng Minh, Đình thờ Thánh Tam Giang (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)