Nữ tướng Lê Chân – Tiền công Nội đô Hải Phòng, khai quốc công thần triều Trưng Nữ tướng Lê Chân – Tiền công Nội đô Hải Phòng, khai quốc công thần triều Trưng Anh thư hào kiệt Lê Chân (chữ Hán: 黎真; 20 - 43) danh tướng Nhị vua Hai Bà Trưng. Bà là người có công khai khẩn lập nên vùng đất An Biên (Quận Lê Chân) sau này phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi<span style="font-size:10.0pt;color:black;mso-ansi-language:PT-BR;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA" lang="PT-BR"> Nước ta bị bọn phong kiến Trung Hoa đô hộ hơn 1000 năm, từ năm 207 trước công nguyên, là năm Triệu Đà diệt nhà Thục, đến năm 906 là năm Khúc Thừa Dụ, người châu Hồng, lợi dụng chính quyền đô hộ nhà Đường suy yếu, xưng là Tiết độ sứ nắm giữ binh quyền châu Giao, nhà Đường buộc phải cho ông làm tĩnh Hải Tiết độ sứ và gia phong chức hàm Đồng bình chương sự. Trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta, chúng chia nước ta làm quận huyện của nước họ, bắt dân ta phải theo phong tục, luật lệ, văn tự ... của chính quốc, thậm chí cả việc sát phu hiếp phụ chúng cũng không từ. Với chính sách đồng hóa và những thủ đoạn thâm độc, tàn ác chúng đã đồng hóa được quốc gia dân tộc xung quanh. Nhưng dân Việt ta với truyền thống anh dũng quật cường với truyền thống văn hóa tốt đẹp bền vững được hun đúc suốt thời vua Hùng dựng nước, nhân dân ta liên tục chống trả, đối phó, dù nhiều lần bị dìm trong biển máu lại vùng đứng lên để cuối cùng ta lại là ta, giang sơn Việt do người Việt làm chủ với nền văn hiến rạng rỡ. Hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân ta luôn tùy thời cơ nổi lên chống bọn đô hộ, giành độc lập dân tộc, giành quyền sống, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, nhà Tiền Lý, Mai Hắc Đế, Bố Cái đại vương. Bốn cuộc khởi nghĩa lớn này có quy mô toàn quốc, đánh đổ được bọn quan lại cai trị, giành quyền tự chủ xây dựng chính quyền dân tộc ... Tuy giữ nước không được lâu nhưng các vị đều là những bậc anh hùng lỗi lạc, ghi lại những mốc son rực rỡ trong lịch sử dân tộc ta. Thành công và thất bại của các vị chính là những tiền đề để họ Khúc dấy nghiệp tự chủ, nhà Ngô dựng nền độc lập, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc ta, Bắc Nam "các đế nhất phương". Trong 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống đô hộ phương Bắc kể trên, các thế hệ cư dân Hải Phòng đều tham gia chiến đấu dưới nghĩa kỳ anh hùng dân tộc mà dấu vết còn lưu trong tâm trí nhân dâ, còn lưu lại trong thần tích, thần sắc ở đình miếu chốn quê hương hay nơi các vị đóng quân doanh hoặc chỉ huy tác chiến. Đặc điểm lịch sử nước ta do bị đô hộ quá dài, sử ký có muộn, sử Trung Quốc ghi lại không nhiều, có phần bóp méo xuyên tạc. Những trang "tâm sử" của dân ta có cái cốt lõi sự thực rất quý báu nếu người đọc, người viết sử viết lựa lọc, biết phân tích bằng quan điểm đúng, phương pháp đúng. Tận tín cũng như thành kiến phủ nhận đơn giản đều không nên. Với quan điểm, nhận thức như vậy, chúng tôi tìm hiểu các thế hệ cư dân Hải Phòng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. 1. Hải Phòng thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - gồm cả Hải Phòng nay - thời Hùng Vương dựng nước thuộc bộ Dương Tuyền, chỉ có sách Việt sử lược ghi là Thang Tuyền, (chữ Dương và chữ Thang hơi giống nhau nên dễ lầm). Theo tờ khai thần tích thần sắc của chức dịch làng Cao Đôi, tổng Cao Đôi, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (ký hiệu Viện Thông tin KHXH số Q.4o18/IX, 93) và làng Quảng Tân cùng tổng (ký hiệu số Q.4o18/IX, 93) thì tên cũ của 2 làng là Dương Tuyền trấn. Từ thông tin này có thể suy đoán lỵ sở của bộ Dương Tuyền đời Hùng đặt ở Tổng Cao Đôi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau này. Xét cách viết chữ tượng hình, chữ Dương chỉ vùng nào địa thế có núi ở bên trái, sườn núi phía phải nhận ánh sáng mặt trời khi nhô lên phía biển, Phạm Đình Hổ đã bàn kỹ trong bài xứ Hải Dương trong sách Vũ trung tùy bút của ông. Các di chỉ khảo cổ ở Cát Bà, Thủy Nguyên, An Lão ... xác định thời Hùng Vương dựng nước, nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng đã có cư dân Việt sinh tụ, làm ăn: Địa bàn Hải Phòng nay đã có trong bản đồ hành chính nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thời cổ. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh 100 con, chia 50 người theo cha xuống bể, 50 người theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản vùng Bách Việt (xem Lĩnh Nam chích quái). Đại Việt sử ký toàn biên chép: người Văn Lang làm nghề đánh cá, "bị thuồng luồng làm hại, tâu với vua, vua bèn bảo họ lấy mực vẽ hình thủy quái lên mình, từ đấu thuồng luồng không làm hại nữa. Tục người Bách Việt vẽ mình là bắt đầu từ đó". Sách Giao châu ngoại vực ký dẫn ở sách Thủy kinh chú chép về nước Văn Lang của Lạc Vương (tức Hùng Vương). "Giao Chỉ có ruộng lạc, trông nước triều lên xuống mà làm". Qua những ghi chép ít ỏi trong sử cũ cho ta những thông tin quan trọng, thời Hùng dân ta làm nghề đánh cá, trồng lúa nước. Hai nghề này gắn với vùng ven sông, ven biển. Họ phải chống chọi với thuồng luồng - tức các loài cá dữ, loài cá dữ giết hại được người chắc phải là cá biển, chứ không thể là cá nước ngọt. Còn làm lúa nước mà dựa vào thủy triều lên xuống để canh tác theo mùa vụ thì hẳn là vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là chủ yếu, vùng châu thổ Bắc bộ hiện nay chỉ mới phát hiện văn vật khảo cổ thời Hùng Vương ở địa bàn Hải Phòng, còn vùng ven bể của Thái Bình, Nam Định chưa thấy. Khi nhà Hán đô hộ nước ta, nhiều quan lại tham lam tàn bạo, nay sử Trung Quốc cũng không dấu nổi sự thực. Sách An Nam chí nguyên cho biết "trước kia vì những người làm thứ sử thấy đất Giao Châu có ngọc minh châu, lông chim trả, sừng tê, ngà voi hương lạ gỗ tốt là những vật quý, hết thẩy đều tham nhũng: hễ vơ vét đủ, lại xin người sang thay, cho nên lại dân đều chống cự. Đến khi thứ sử Giả Mạnh Kiên đến hơi rõ tình trạng, (dân) đều nói rằng: Các quan trước thu thuế nhiều, bắt góp nặng trăm họ khổ sở... Những vật quý mà bọn quan lại Trung Quốc vơ vét, hầu hết ở địa bàn Hải Phòng đều có, đặt biệt ngọc minh châu tốt thị quận Giao Chỉ, chỉ vùng Cát Bà mới có. Mãi đến ngày Pháp cai trị, địa chí cũ còn chép việc dân tổng Đại Trà, huyện Nghi Dương chuyên ra vùng Nghiêu Phong bắt đồi mồi, trai ngọc để làm đồ mỹ nghệ. Còn cá, muối phải nộp thuế, phải cung đốn cho quan lại, binh lính lúc ấy, dân vùng ven biển xứ Đông đều phải nộp. Năm Giáp Ngọ (34) niên hiệu Kiến Vũ thứ 10, Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Hắn là người tham lam, bạo ngược, thi hành luật lệnh vô cùng hà khắc nên dân ta vô cùng oán giận. (sử Tầu, sử ta đều ghi tội tham lam bạo ngược của Tô Định). Theo sách Quốc sử tiểu học lược biên (ký hiệu A 1327) của Trường Viễn Đông Bác cổ - tờ 9a), Thi Sách chồng Trưng Trắc làm quan lệnh ở Dương Tuyền mưu giết Tô Định, việc tiết lộ nên bị Định giết. Chi tiết này rất quan trọng, vì vợ chồng Thi Sách - Trưng Trắc thấy Tô Định tàn bạo tham lam bị dân ta oán ghét nên đã chuẩn bị khởi nghĩa. Việt tiết lộ, Tô Định ra tay trước. Theo Cúc Hương Hoàng Thúc Hội, tác giả sách Trưng Vương lịch sử "Thi Sách thương dân khổ sở, trước hết muốn dùng lối ôn hòa để khuyên can Tô Định, ông viết một bức thư mạnh mẽ gửi cho Thái thú. Thư đó xin lược dịch như sau: "Phương Nam này tuy nhỏ, nhưng ức vạn sinh linh đều là xích tử của triều đình. Người được đem cái đức hóa để bày tỏ ra, phải trước hết lấy việc yêu dân làm cốt". Nay ông coi việc trị dân, bắt tội người nói lời thẳng, người bày mưu hay; thưởng kẻ luồn lọt, kẻ nịnh hót, cho bọn hầu gái được dự việc nước, cho bọn tôi tớ được giữ quyền hành; tuy lúc nào cũng nói thương dân, mà ông làm hại kẻ dưới cứ mỗi ngày một tăng; rán mỡ dân để làm giàu cho mình, làm cho dân kiệt sức để thỏa lòng tham muốn; tự cho mình giàu mạnh, như ỷ vào thế gươm bén, không biết cơ khuynh bại cũng nguy như hạt sương buổi sáng dễ tan. Nếu không đổi chính sách cho rộng rãi thì mối nguy vong đến nơi rồi". Những lời cương trực và đầy vẻ dọa nạt ấy không những chẳng khiến Tô Định nghe theo mà còn làm cho hắn tức tối tìm cách hãm hại Thi Sách nữa. Khi đó mẹ vợ Thi Sách là Trần Thị Đoan, tức Man Thiện, cháu ngoại của Lạc Vương đã chiêu tập binh mã định dựng cờ khởi nghĩa. Thi Sách thấy Tô Thái thú không thèm để ý đến lời nói của mình cũng mộ một đội quân hưởng ứng cùng nhạc mẫu". Rõ ràng gia đình Man Thiện Thi Sách Trưng Trắc Trưng Nhị đã chuẩn bị sẵn 2 phương án hòa và chiến nên sau mới ứng phó kịp với tình hình. Tất nhiên với chính sách hà khắc lúc ấy. Tô Định không tha gì gia quyến, họ hàng người "nổi loạn" chống hắn. Họa tru di đã gần kề nên chị em Trưng Trắc phải phất cờ khởi nghĩa, dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Nghĩa quân hạ được 65 thành, bọn Tô Định phải chạy trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp, mang tính đồng khởi, thắng lợi nhanh chóng, vang dội, tất phải có chuẩn bị, có tổ chức, có kế hoạch, chứ không thể tự phát nổ ra và nguyên nhân cũng không chỉ vì "giận người tham bạo thù chồng chẳng quên", dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng không thể nhất tề đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ, chỉ vì Thái thú Tô Định sát hại một viên quan huyện ở Dương Tuyền. Đó chỉ là cái cớ, còn nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là bởi chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của nhà Đông Hán cộng với tính tham lam vô độ, hung ác của Thái thú Tô Định; là bởi tinh thần dân tộc, ý chí quật cường của nhân dân ta ngày ấy. Sau khi giành lại đất nước, Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Sử gia không ghi việc Hai Bà đặt quan lại, định quân đội, ban hành chính lệnh mới... Nhưng tất phải có, vì vua phải có người giúp việc ở trong triều, ngoài trấn, quân đội đương nhiên phải chấn chỉnh sắp xếp tập luyện, chính sách thuế khóa dao dịch phải đặt để yên lòng dân đã theo Hai Bà chống bọn đô hộ tham tàn, hà khắc. Có lẽ vì thế nên các nhà sử học đều đánh giá cao - rất cao sự kiện Đô kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. (Đại Nam quốc sử diễn ca). Năm Tân sửu (41) vua Hán Quang Vũ sai Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm Phó tướng cùng Đoàn Chí, Lâu thuyền tướng quân đem quân thủy bộ sang đánh Trưng Vương. Vua Hán còn sai các quận Trường Sa, Hợp Phố sắm sửa xe thuyền, sửa chữa cầu đường, khai thông khe nước, tích chứa lương ăn phục vụ cho đội quân của bọn Mã Viện. Mã Viện men theo đường bể - tức đường vùng Quảng Yên - Hải Phòng - Hải Dương mà tiến, quân thủy, quân bộ dựa vào nhau mà tiến qua trên một ngàn dặm mới đến hồ Lãng Bạc, gặp phục binh lớn của Trưng Vương, hai bên đánh nhau to, sau quân ta thất lợi lui vè giữ Cấm Khê. Mã Viện củng cố lực lượng, năm sau đem đại binh tấn công căn cứ Cấm Khê. Quân ta thất bại và tan rã, Hai Bà phải nhảy xuống sông tự tử. Quân triều Trưng rút về phía Nam, lập phòng tuyến ở vùng núi tỉnh Hà Nam bây giờ để chống giặc. Mã Viện tiếp tục tấn công, phá vỡ phòng tuyến, quân ta rút tiếp về quận Cửu Chân. Trận giao chiến ở huyện Cư Phong quân ta lại thua, Đô Dương và nhiều quân tướng bị sát hại, bị bắt. Mã Viện bình định được Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Qua truyền thuyết và thần phả đền miếu thờ các nhân vật thời Trưng Vương, thành phố Hải Phòng ngày ấy có nhiều nhân vật tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nổi bật là nữ tướng Lê Chân. Sự tích vị anh hùng này được ghi lại qua thần phả ở đền Suối tại quê gốc làng An Biên huyện Đông Triều, đình đền làng An Biên, huyện An Dương nơi lập ấp, làng Lạt Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam nơi tuẫn tiết… qua truyền thuyết nữ tướng lập sới vật luyện quân ở Hoàng Mai, Mai Động (Hà Nội), ở vùng núi Voi An Lão. Người đưa vào chính sử đầu tiên là cử nhân Ngô Giáp Đậu, soạn giả bộ sách Trung học lịch sử toát yếu khắc ván in năm 1901 đến năm 1951 Vũ Huy Chân đưa vào cuốn sách do ông tự xuất bản mang tên Những người không chết. Bài viết công phu, có chi tiết quan trọng về Lê Chân tổ chức phòng ngự ngăn quân Mã Viện từ địa đầu biên giới Đông Bắc, giao chiến 3 trận rồi mới rút dần về căn cứ Lãng Bạc. Lịch sử Việt Nam tập I do Uỷ ban KHXHVN xuất bản năm 1971 ghi "Để giữ vững các nơi hiểm yếu, Trưng Vương sai Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn Bắc. Đô Dương giữ Cửu Chân. Bà Lê Chân được giao trọng trách "Chưởng quản binh quyền nội bộ" đóng bản doanh ở Giao Chỉ" (tr.82-84). Với những nguồn tư liệu ở các địa phương khác nhau cùng viết về 1 nhân vật, có thể khẳng định vai trò nhân vật Lê Chân. Bản thần tích đền Nghè làng An Biên - Hải Phòng hiện lưu ở đền, cùng bản khai thần tích của Hộ phố Lê Xuân Nhự, theo yêu cầu của Hội Folklore Đông Dương năm 1938 và bia thần đạo đền Nghè tạo năm 191 hiện còn đều có nội dung thống nhất như sau: Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Anh thư hào kiệt Lê Chân - con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu quê ở trong Vẻn (An Biên), Đông Triều. Gia đình họ Lê chuyên nghề dạy học, làm thuốc, dốc lòng làm việc thiện, tránh điều ác, những việc làm cầu, dựng chùa, tô tượng, đúc chuông đều hết sức đóng góp, do đó được nhân dân trong vùng kính mến. Chỉ hiềm ông bà tuổi cao, muộn con nên rất lo lắng. Một hôm, hai vợ chồng thành tâm sửa lễ vật lên chùa Yên Tử làm lễ cầu tự. Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy 2 vị thiên sứ một vị mặc áo xanh tay cầm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cầm bảo kiếm dẫn ông lên thiên cung, ông bàng hoàng kinh sợ vội sụp lạy trước một vị đại quan ngồi trong điện, đầu đội mũ bách tinh, mình mặc áo bào vàng; bên trái bên phải mỗi bên có 1 vị quan tay cầm giấy bút. Ông Đạo văng vẳng nghe thấy lời truyền bảo: "Nhà ngươi có phúc lớn, tiếng đến thiên đình. Nay nhân có một tiên nữ phạm lỗi, Ngọc Hoàng sai đầy xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con nhà ngươi, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp. Bỗng chuông trống chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ. Vợ chồng ra về, một buổi sáng sớm, bà đi ra ngoài ấp thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, sinh được một gái (hôm ấy là ngày 08 tháng 02) má phấn môi son, mày ngài mắt phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhân cớ ướm chân nên đặt tên là Chân. Tháng lại ngày qua, tuổi vừa đôi tám, thông minh hơn người, độ lượng khác đời, cầm thi cung kiếm đều thạo, mọi người đều cho là bậc trai lạ trong giới nữ lưu. Đến tuổi 20, tài sắc vượt trội, khắp nơi nức tiếng, mối manh tấp nập, nhưng nàng đều từ tạ, gác bỏ ngoài tai những lời ong bướm. Lúc ấy, Tô Định nghe tiếng, muốn cưỡng ép lấy nàng, nàng không nghe. Qua ba bốn phen bị từ chối, Tô Định oán giận, tìm cách giết hại cha nàng. Nàng lập tức thu thập gia tư, ôm mối thù cha, tìm phương rửa hận, thề không đội trời chung với tên Tô Định. Nàng lánh đến huyện An Dương, nàng phát hiện ở vùng ven biển có đường thủy nối liền, lòng riêng mừng thầm, nghĩ được trời ban cho nơi che chở. Bèn trở về quê chiêu mộ nghĩa sĩ quen biết cùng họ hàng được vài chục người, cấp cho lương thực, nông cụ đến nơi đất mới khai khẩn cấy trồng để tích tụ lương thực. Qua 3 năm dựng thành một ấp, lấy tên quê gốc trang An Biên (sau đổi là xã), lại mở một chợ ở bên sông để tiện việc mua bán. Nàng ở đây chừng chục năm, thu nạp những người trốn tránh vì có thù với giặc hoặc không đường sinh sống, để trả thù cho cha. Nhưng nghĩ mình là một người con gái, chưa biết mưu tính thế nào thì may sao trời cao giúp đỡ, nhân dân muốn nổi loạn chống bọn tham tàn. Lúc ấy ở đạo Sơn Tây có một người con gái của vị quan họ Hùng tên là Trưng Trắc, căm giận Tô Định giết chồng là Thi Sách, mới cùng em là Trưng Nhị phát hịch kêu gọi anh tài trai gái khắp nơi khởi nghĩa giết Tô Định. Lê Chân được tin, lập tức mộ được hơn 100 thanh niên trai giá ở An Biên, An Dương làm quân thân tín, kéo về Sơn Tây. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai, nên rất ưng ý. Ngay hôm ấy phong là Thánh Chân công chúa, sai cất quân cùng Bình Khôi công chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định. Tô Định thua to, bỏ trốn về Bắc quốc. Nước Nam được bình định, Trưng Trắc tự lập làm vua, khao thưởng quân sĩ, ban khen công thần. Thánh Chân công chúa được ban thêm bổng lộc và sắc sai đem binh mã về trang An Biên dựng đồn binh đề phòng giặc Bắc. Công chúa vâng mệnh trở về làng cũ dựng đồn. Từ đó, thuyền buôn phương Bắc nhất thiết bị cấm, không được qua lại nơi này. Công chúa lại xuất tiền tài chẩn cấp cho dân. Chỉ vài năm vùng này trở nên giàu có, nhân khang vật thịnh, ai ai cũng đội ơn sâu, kính yêu công chúa như cha mẹ. Còn Tô Định trốn về nước dâng biểu tâu vua Hán, Hán Quang Vũ bèn cử Mã Viện làm Phục Ba tướng quân đem sang đánh nước ta để rửa nhục cũ. Lúc này vua Trưng mới ở ngôi được 3 năm, nghe tin Mã Viện sang xâm chiếm, bèn triệu tập các vị chỉ huy các đồn sở về Kinh đô bàn kế chống giặc. Thánh Chân công chúa nhận được chiếu, lập tức về kinh hết sức giúp vua đánh giặc. Quân Hán với số lượng lớn hơn, từng bước đánh bại quân đội triều Trưng . Nhà vua cùng các tướng lĩnh hoặc tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết, hoặc hy sinh trong trận tiền đến người cuối cùng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Thánh Chân công chúa sau khi trẫm mình sông tự thường rất linh ứng. Lúc này ở trang An Biên người và vật đều không được yên. Ban đêm mọi người mơ thấy công chúa trở về bảo: "Nay ta đã hết hạn ở dưới trần phải về chầu Thượng đế. Dân chúng nếu sớm ra bờ sông thấy có vật lạ nên rước về ấp thờ phụng, nếu không Hoàng Thiên trách phạt. Nhân dân tỉnh mộng, sớm hôm sau cùng ra bờ sông. Hôm ấy là mồng ba tháng giêng, bầu trời u ám, gió lớn mưa to, mặt nước sông cuộc sóng, thuồng luồng, rùa giải đua bơi, cá côn cá kình rẽ sóng. Bỗng thấy một phiến đá trôi từ từ ngược dòng, dân các nơi dâng lễ cầu lạy, nhưng phiến đá không trôi vào. Dân trang An Biên trông thấy, lại gặp đúng phiên chợ, vào sắm lễ vật. Nhưng chỉ còn một sóc cua bể và một mâm bún, bèn dâng lên hương án rồi cùng nhau sụp lạy. Bỗng phiến đá dạt vào; cùng nhau nhìn kỹ thì ra là một tháp đá, trên tháp có một miếu đá, trong miếu ghi hàng chữ Thánh Chân công chúa. Dân chúng cùng với người ở chợ rước phiến đá về ấp. Khi đến xứ Đồng Mạ có hình mộc, phiến đá rơi xuống, dân muốn di chuyển đến nơi khác nhưng không lay chuyển được nên làm đền quay về hướng Đông để thờ. Sau công chúa rất linh thiêng. Nhân thế dân ấp cứ đến ngày mồng 3 tháng giêng đến miếu hành lễ (lễ phẩm dùng cỗ chay, tế xong có ca hát, đấu vật). Từ đó cầu mưa được mưa, cầu gió được gió. Trải đến lúc vua Trần Anh Tông đi dẹp quân Chiêm vào cướp phá hải phận nước ta. Một hôm nhà vua hành quân qua địa phận An Biên thì vừa lúc mặt trời gác núi, vua cho dừng thuyền nghỉ. Đến đêm, vua mộng thấy một phụ nữ, xiêm áo chỉnh tề đến tâu vua rằng: "thiếp tôi vốn là tướng của vua Trưng bị giặc Hán sát hại. Sau khi mất, Thượng đế thương tình cho làm phúc thần xứ này. Nay hoàng đế ra quân dẹp giặc, thiếp tôi nguyện xin âm phù vận nước, giúp đỡ ba quân, đợi tin chiến thắng, thần thiếp cũng rửa được hận cũ". Nhà vua tỉnh giấc, ghi vào kim chương để xem ứng nghiệm ra sao. Đến khi tiến quân thuyền trôi như bay, đến thẳng đất Chiêm giao chiến, quân Chiêm thua to, chạy tan tác. Dẹp yên giặc giã, vua đem quân về triều xét công ban thưởng tướng sĩ có công, gia phong các thần, ban sắc cho Thánh Chân công chua, lại ban thêm tên hiệu đẹp là Nam Hải uy linh, sai đem rước sắc về xã An Biên huyện An Dương làm lễ, cấp cho xã An Biên 100 quan tiền để sửa sang đền miếu thờ tự. Từ đó về sau thường linh ứng giúp nước che chở cho dân, các triều đại đều có phong tặng, hương khói lưu truyền mãi mãi. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ở Đền Nghè - tức An Biên cổ miếu - còn rất nhiều câu đối của các nhà nho soạn: 1. Lĩnh biểu phù vương nữ tướng uy thanh lừng đất Bắc An Biên hiển thánh dị nhân linh tích dậy trời Nam 2. Thánh đức quang huy, Tượng lĩnh cao huyền thiên nhật nguyệt Thiên ân đàm chí, Cấm giang trường dẫn vạn niên xuân. Nghĩa là: Đức cả sáng ngời Tượng lĩnh đời đời soi sáng ánh nguyệt Ơn cao nhuần thấm. Cờm giang mãi mãi thắm mầu xuân 3. Tướng vi trung, vi trinh uy chấn Nam phiên lẫm liệt Trưng triều hưng đại nghiệp. Quận thủ dân thủ thổ doanh thành biên địa nguy nga Lê thánh khởi sùng từ. Nghĩa là: Vẹn trung trinh, oán dậy trời Nam, giúp Trưng chúa dựng cơ đồ to lớn Giữ dân nước, trấn yên đất Tổ, Sơn Lê bà xây đền miếu cao sang. 4. Thiên thọ giang sơn hổ lược lang thao sinh nữ tướng. Địa vô Nam Bắc gia huyền hỗ tất tụng thần hưu Nghĩa là: Trời giữ vững non sông, sinh gái lược thao ngôi chánh tướng Đất không chia Nam Bắc, khắp dân ca tụng nhớ ơn thần. 5. Đồng trụ đáo kim thành vãng tích Thạch bàn chung cổ hiển linh thanh. Nghĩa là: Nay kể chi cột đồng chuyện cũ Xưa còn bàn đá để danh thiêng. 6. Khoáng thổ kỳ công hách hách cổ Trưng Vương tướng. Trung thiên chính khí dương dương kim Nam Hải thần. Nghĩa là: Xưa là tướng Trưng Triều công lạ lẫy lừng trên cõi đất. Nay nên thần Nam Hải, khí thiêng lồng lộng ngất khuôn trời. 7. Nam giao đế giáng thần tiên nữ. Đông Hán tâm hàn quắc thước ông. Nghĩa là: Trời sai tiên xuống Nam giao Lão cừ Đông Hán cũng nao núng lòng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tác phẩm - Những người không chết - của Vũ Huy Chân xuất bản năm 1951 viết về 1 số nhân vật lịch sử nước ta bằng văn vần theo thể vịnh sử, chú thích cẩn thận tỉ mỉ, có nhiều thông tin, rất tiếc tác giả không nêu xuất xứ nguồn tài liệu tham khảo. Nhưng những chi tiết khác rất phù hợp với chính sử. Trong đó có bài Lê Chân (Thánh Chân công chúa) Thuộc Bắc trời Nam buổi khó khăn, An Biên nữ hiệp có Lê Chân. Thù cha giận kẻ gây oan trái, Nhục nước xui ai nhớ nợ nần. Giúp ban cân thoa đôi chúa Thánh. Nên tài lương đống một công thần. Bảng văn tay thảo lo tìm tướng, Cuộc vật thân bầy để kén quân. Đóng bộ bào hồng coi lẫm liệt, Sử cây gươm bạc thấy siêu quần. Một phen tiến đánh như mưa bão, Tô Định không còn dám chống ngăn. Hơn sau mươi thành về chủ cũ, Tiếng tăm lừng lẫy khắp xa gần. Đến sau giặc Hán sang miền Lạng, Mã Viện còn thua đến mấy lần. Lại phải tràn sang do lối bể. Quân ta ô hợp vỡ tan dần, Xa hồ Lãng Bạc lên dòng Hát. Tôi chúa đều gieo lãnh cõi trần. Trong phần chú thích, Vũ Huy Chân cho rằng: Lê Chân dựng trang An Biên, khi Trưng Vương lên làm vua, trang An Biên trở thành đồn An Biên đẻ phòng giặc Bắc, sau khi bà mất dân lập miếu thờ ở đồn cũ - tức đền Nghè nay. Lê Chân giúp Trưng Trắc việc văn từ và yết bảng mộ tướng sĩ - khi sắp khởi sự. Bà còn lập võ trường ở đất đình Hoàng Mai (ở gần Hà Nội) để luyện quân… vật là môn võ hoàn toàn Việt Nam và tục đánh vật khởi điểm từ đó. Quân Mã Viện đến Lạng Sơn, Lê Chân lợi dụng nơi hiểm yếu ấy đánh địch nhiều trận khiến cho Mã Viện phải dùng một cánh quân cầm cự, còn bại quân theo đường bể tiến đánh Lãng Bạc. Vì kém thao luyện, ít khí giới lương thực, quân ta thua, phải rút về Cẩm Khê, lại thua. Chúa tôi đều tuẫn tiết ở cửa Hát, Vũ Huy Chân còn kể các nữ tướng giúp Trưng Trắc theo thứ tự sau: Trưng Nhị, Lê Chân, Hoàng Thiếu Hoa, Nguyễn Đào Nương (vợ Cao Doãn) Phùng Thị Chinh (vợ Đinh Lượng) Bát Nàn (vợ Trương Quán) Phạm Thị Côn người Thượng Lỗi, Mỹ Lộc Nam Định - còn nam tướng ngoài chồng các nữ tướng có Tam Quang, Đô Dương. Đô Dương sử có nhắc đến - còn Tam Quang chưa rõ. Các nữ tướng trên có thần tích và đền miếu thờ. Vậy theo thần tích đền Nghè (Hải Phòng) đền Suối (Đông Triều) miếu Lạt Sơn Kim Bảng (Hà Nam) cùng sử gia Ngô Giáp Đậu, Vũ Huy Chân như đã nêu, cùng truyền thuyết vùng núi Voi (An Lão) đều cho rằng Lê Chân lập trang An Biên ở nội thành Hải Phòng nay. Bà tham gia cuộc khởi nghĩa Mê Linh rất sớm là tướng tài được vua Trưng tin cẩn, giúp vua lo việc từ hàn, chưởng quản binh quyền nội bộ, lo việc bố phòng miền ven biển - hải tần phòng thủ - bà đã chỉ huy chặn đoàn quân Mã Viện theo đường ven biển tiến vào Lãng Bạc - Vũ Huy Chân còn thêm, nữ tướng chặn Mã Viện ở Châu Ôn, Lạng Sơn nữa. Việc tổ chức luyện quân bằng môn vật, Vũ Huy Chân cho là sới vật ở Hoàng Mai, tài liệu của Uỷ ban thể dục thể thao giới thiệu môn vật, xuất bản năm 1971 cũng ghi Lê Chân mở sới vật ở Hoàng Mai, Mai Động. Thần đền Lạt Sơn chép Nữ tướng đóng đồn trên núi Dát Bân, chặn quân Mã Viện. Sau quân địch dùng kế tuyệt lương, Ngài cho binh sĩ bí mật rút rồi gieo mình xuống sông Ngân, quyết không chịu sa vào tay giặc. Ở đền Lạt Sơn hiện còn đôi câu đối cổ: Phổ phúc, quang thùy Ngân Thủy nguyệt. Không nguyên trường chiếu Tượng Sơn vân; do Dương Đình Ứng cung tiến. Những cứ liệu trên cho ta thấy Lê Chân đã chuẩn bị lực lượng khá sớm và tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngay từ đầu, có nhiều công lao do vậy giữ chức trách quan trọng trong triều đại Trưng Vương so với các thủ lĩnh quân khởi nghĩa khác trên địa bàn Hải Phòng nay. Lê Chân cung với ba chị em họ Tạ, Đào Quang, Nguyễn Minh ở Tiên Lãng; Phạm Đàm, Long Lang, Trương Quan (?) ở Vĩnh Bảo; ba anh em họ Trương, Sĩ Quyền ở Thủy Nguyên; mẹ con Ngũ Đạo tướng quâ ở An Lão; Lệnh Bá Chính Trọng, Hoàng Độ ở An Dương đã chỉ huy nhân dân địa phương Hải Phòng nay tham gia cuộc khởi nghĩa, góp phần chứng minh tính nhân dân cũng như nguyên nhân khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ths Nguyễn Thy Nga đăng tải Anh thư hào kiệt Lê Chân (chữ Hán: 黎真; 20 - 43) danh tướng Nhị vua Hai Bà Trưng. Bà là người có công khai khẩn lập nên vùng đất An Biên (Quận Lê Chân) sau này phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi Nước ta bị bọn phong kiến Trung Hoa đô hộ hơn 1000 năm, từ năm 207 trước công nguyên, là năm Triệu Đà diệt nhà Thục, đến năm 906 là năm Khúc Thừa Dụ, người châu Hồng, lợi dụng chính quyền đô hộ nhà Đường suy yếu, xưng là Tiết độ sứ nắm giữ binh quyền châu Giao, nhà Đường buộc phải cho ông làm tĩnh Hải Tiết độ sứ và gia phong chức hàm Đồng bình chương sự. Trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta, chúng chia nước ta làm quận huyện của nước họ, bắt dân ta phải theo phong tục, luật lệ, văn tự ... của chính quốc, thậm chí cả việc sát phu hiếp phụ chúng cũng không từ. Với chính sách đồng hóa và những thủ đoạn thâm độc, tàn ác chúng đã đồng hóa được quốc gia dân tộc xung quanh. Nhưng dân Việt ta với truyền thống anh dũng quật cường với truyền thống văn hóa tốt đẹp bền vững được hun đúc suốt thời vua Hùng dựng nước, nhân dân ta liên tục chống trả, đối phó, dù nhiều lần bị dìm trong biển máu lại vùng đứng lên để cuối cùng ta lại là ta, giang sơn Việt do người Việt làm chủ với nền văn hiến rạng rỡ. Hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân ta luôn tùy thời cơ nổi lên chống bọn đô hộ, giành độc lập dân tộc, giành quyền sống, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, nhà Tiền Lý, Mai Hắc Đế, Bố Cái đại vương. Bốn cuộc khởi nghĩa lớn này có quy mô toàn quốc, đánh đổ được bọn quan lại cai trị, giành quyền tự chủ xây dựng chính quyền dân tộc ... Tuy giữ nước không được lâu nhưng các vị đều là những bậc anh hùng lỗi lạc, ghi lại những mốc son rực rỡ trong lịch sử dân tộc ta. Thành công và thất bại của các vị chính là những tiền đề để họ Khúc dấy nghiệp tự chủ, nhà Ngô dựng nền độc lập, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc ta, Bắc Nam "các đế nhất phương". Trong 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống đô hộ phương Bắc kể trên, các thế hệ cư dân Hải Phòng đều tham gia chiến đấu dưới nghĩa kỳ anh hùng dân tộc mà dấu vết còn lưu trong tâm trí nhân dâ, còn lưu lại trong thần tích, thần sắc ở đình miếu chốn quê hương hay nơi các vị đóng quân doanh hoặc chỉ huy tác chiến. Đặc điểm lịch sử nước ta do bị đô hộ quá dài, sử ký có muộn, sử Trung Quốc ghi lại không nhiều, có phần bóp méo xuyên tạc. Những trang "tâm sử" của dân ta có cái cốt lõi sự thực rất quý báu nếu người đọc, người viết sử viết lựa lọc, biết phân tích bằng quan điểm đúng, phương pháp đúng. Tận tín cũng như thành kiến phủ nhận đơn giản đều không nên. Với quan điểm, nhận thức như vậy, chúng tôi tìm hiểu các thế hệ cư dân Hải Phòng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. 1. Hải Phòng thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - gồm cả Hải Phòng nay - thời Hùng Vương dựng nước thuộc bộ Dương Tuyền, chỉ có sách Việt sử lược ghi là Thang Tuyền, (chữ Dương và chữ Thang hơi giống nhau nên dễ lầm). Theo tờ khai thần tích thần sắc của chức dịch làng Cao Đôi, tổng Cao Đôi, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (ký hiệu Viện Thông tin KHXH số Q.4o18/IX, 93) và làng Quảng Tân cùng tổng (ký hiệu số Q.4o18/IX, 93) thì tên cũ của 2 làng là Dương Tuyền trấn. Từ thông tin này có thể suy đoán lỵ sở của bộ Dương Tuyền đời Hùng đặt ở Tổng Cao Đôi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau này. Xét cách viết chữ tượng hình, chữ Dương chỉ vùng nào địa thế có núi ở bên trái, sườn núi phía phải nhận ánh sáng mặt trời khi nhô lên phía biển, Phạm Đình Hổ đã bàn kỹ trong bài xứ Hải Dương trong sách Vũ trung tùy bút của ông. Các di chỉ khảo cổ ở Cát Bà, Thủy Nguyên, An Lão ... xác định thời Hùng Vương dựng nước, nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng đã có cư dân Việt sinh tụ, làm ăn: Địa bàn Hải Phòng nay đã có trong bản đồ hành chính nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thời cổ. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh 100 con, chia 50 người theo cha xuống bể, 50 người theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản vùng Bách Việt (xem Lĩnh Nam chích quái). Đại Việt sử ký toàn biên chép: người Văn Lang làm nghề đánh cá, "bị thuồng luồng làm hại, tâu với vua, vua bèn bảo họ lấy mực vẽ hình thủy quái lên mình, từ đấu thuồng luồng không làm hại nữa. Tục người Bách Việt vẽ mình là bắt đầu từ đó". Sách Giao châu ngoại vực ký dẫn ở sách Thủy kinh chú chép về nước Văn Lang của Lạc Vương (tức Hùng Vương). "Giao Chỉ có ruộng lạc, trông nước triều lên xuống mà làm". Qua những ghi chép ít ỏi trong sử cũ cho ta những thông tin quan trọng, thời Hùng dân ta làm nghề đánh cá, trồng lúa nước. Hai nghề này gắn với vùng ven sông, ven biển. Họ phải chống chọi với thuồng luồng - tức các loài cá dữ, loài cá dữ giết hại được người chắc phải là cá biển, chứ không thể là cá nước ngọt. Còn làm lúa nước mà dựa vào thủy triều lên xuống để canh tác theo mùa vụ thì hẳn là vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là chủ yếu, vùng châu thổ Bắc bộ hiện nay chỉ mới phát hiện văn vật khảo cổ thời Hùng Vương ở địa bàn Hải Phòng, còn vùng ven bể của Thái Bình, Nam Định chưa thấy. Khi nhà Hán đô hộ nước ta, nhiều quan lại tham lam tàn bạo, nay sử Trung Quốc cũng không dấu nổi sự thực. Sách An Nam chí nguyên cho biết "trước kia vì những người làm thứ sử thấy đất Giao Châu có ngọc minh châu, lông chim trả, sừng tê, ngà voi hương lạ gỗ tốt là những vật quý, hết thẩy đều tham nhũng: hễ vơ vét đủ, lại xin người sang thay, cho nên lại dân đều chống cự. Đến khi thứ sử Giả Mạnh Kiên đến hơi rõ tình trạng, (dân) đều nói rằng: Các quan trước thu thuế nhiều, bắt góp nặng trăm họ khổ sở... Những vật quý mà bọn quan lại Trung Quốc vơ vét, hầu hết ở địa bàn Hải Phòng đều có, đặt biệt ngọc minh châu tốt thị quận Giao Chỉ, chỉ vùng Cát Bà mới có. Mãi đến ngày Pháp cai trị, địa chí cũ còn chép việc dân tổng Đại Trà, huyện Nghi Dương chuyên ra vùng Nghiêu Phong bắt đồi mồi, trai ngọc để làm đồ mỹ nghệ. Còn cá, muối phải nộp thuế, phải cung đốn cho quan lại, binh lính lúc ấy, dân vùng ven biển xứ Đông đều phải nộp. Năm Giáp Ngọ (34) niên hiệu Kiến Vũ thứ 10, Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Hắn là người tham lam, bạo ngược, thi hành luật lệnh vô cùng hà khắc nên dân ta vô cùng oán giận. (sử Tầu, sử ta đều ghi tội tham lam bạo ngược của Tô Định). Theo sách Quốc sử tiểu học lược biên (ký hiệu A 1327) của Trường Viễn Đông Bác cổ - tờ 9a), Thi Sách chồng Trưng Trắc làm quan lệnh ở Dương Tuyền mưu giết Tô Định, việc tiết lộ nên bị Định giết. Chi tiết này rất quan trọng, vì vợ chồng Thi Sách - Trưng Trắc thấy Tô Định tàn bạo tham lam bị dân ta oán ghét nên đã chuẩn bị khởi nghĩa. Việt tiết lộ, Tô Định ra tay trước. Theo Cúc Hương Hoàng Thúc Hội, tác giả sách Trưng Vương lịch sử "Thi Sách thương dân khổ sở, trước hết muốn dùng lối ôn hòa để khuyên can Tô Định, ông viết một bức thư mạnh mẽ gửi cho Thái thú. Thư đó xin lược dịch như sau: "Phương Nam này tuy nhỏ, nhưng ức vạn sinh linh đều là xích tử của triều đình. Người được đem cái đức hóa để bày tỏ ra, phải trước hết lấy việc yêu dân làm cốt". Nay ông coi việc trị dân, bắt tội người nói lời thẳng, người bày mưu hay; thưởng kẻ luồn lọt, kẻ nịnh hót, cho bọn hầu gái được dự việc nước, cho bọn tôi tớ được giữ quyền hành; tuy lúc nào cũng nói thương dân, mà ông làm hại kẻ dưới cứ mỗi ngày một tăng; rán mỡ dân để làm giàu cho mình, làm cho dân kiệt sức để thỏa lòng tham muốn; tự cho mình giàu mạnh, như ỷ vào thế gươm bén, không biết cơ khuynh bại cũng nguy như hạt sương buổi sáng dễ tan. Nếu không đổi chính sách cho rộng rãi thì mối nguy vong đến nơi rồi". Những lời cương trực và đầy vẻ dọa nạt ấy không những chẳng khiến Tô Định nghe theo mà còn làm cho hắn tức tối tìm cách hãm hại Thi Sách nữa. Khi đó mẹ vợ Thi Sách là Trần Thị Đoan, tức Man Thiện, cháu ngoại của Lạc Vương đã chiêu tập binh mã định dựng cờ khởi nghĩa. Thi Sách thấy Tô Thái thú không thèm để ý đến lời nói của mình cũng mộ một đội quân hưởng ứng cùng nhạc mẫu". Rõ ràng gia đình Man Thiện Thi Sách Trưng Trắc Trưng Nhị đã chuẩn bị sẵn 2 phương án hòa và chiến nên sau mới ứng phó kịp với tình hình. Tất nhiên với chính sách hà khắc lúc ấy. Tô Định không tha gì gia quyến, họ hàng người "nổi loạn" chống hắn. Họa tru di đã gần kề nên chị em Trưng Trắc phải phất cờ khởi nghĩa, dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Nghĩa quân hạ được 65 thành, bọn Tô Định phải chạy trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp, mang tính đồng khởi, thắng lợi nhanh chóng, vang dội, tất phải có chuẩn bị, có tổ chức, có kế hoạch, chứ không thể tự phát nổ ra và nguyên nhân cũng không chỉ vì "giận người tham bạo thù chồng chẳng quên", dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng không thể nhất tề đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ, chỉ vì Thái thú Tô Định sát hại một viên quan huyện ở Dương Tuyền. Đó chỉ là cái cớ, còn nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là bởi chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của nhà Đông Hán cộng với tính tham lam vô độ, hung ác của Thái thú Tô Định; là bởi tinh thần dân tộc, ý chí quật cường của nhân dân ta ngày ấy. Sau khi giành lại đất nước, Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Sử gia không ghi việc Hai Bà đặt quan lại, định quân đội, ban hành chính lệnh mới... Nhưng tất phải có, vì vua phải có người giúp việc ở trong triều, ngoài trấn, quân đội đương nhiên phải chấn chỉnh sắp xếp tập luyện, chính sách thuế khóa dao dịch phải đặt để yên lòng dân đã theo Hai Bà chống bọn đô hộ tham tàn, hà khắc. Có lẽ vì thế nên các nhà sử học đều đánh giá cao - rất cao sự kiện Đô kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. (Đại Nam quốc sử diễn ca). Năm Tân sửu (41) vua Hán Quang Vũ sai Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm Phó tướng cùng Đoàn Chí, Lâu thuyền tướng quân đem quân thủy bộ sang đánh Trưng Vương. Vua Hán còn sai các quận Trường Sa, Hợp Phố sắm sửa xe thuyền, sửa chữa cầu đường, khai thông khe nước, tích chứa lương ăn phục vụ cho đội quân của bọn Mã Viện. Mã Viện men theo đường bể - tức đường vùng Quảng Yên - Hải Phòng - Hải Dương mà tiến, quân thủy, quân bộ dựa vào nhau mà tiến qua trên một ngàn dặm mới đến hồ Lãng Bạc, gặp phục binh lớn của Trưng Vương, hai bên đánh nhau to, sau quân ta thất lợi lui vè giữ Cấm Khê. Mã Viện củng cố lực lượng, năm sau đem đại binh tấn công căn cứ Cấm Khê. Quân ta thất bại và tan rã, Hai Bà phải nhảy xuống sông tự tử. Quân triều Trưng rút về phía Nam, lập phòng tuyến ở vùng núi tỉnh Hà Nam bây giờ để chống giặc. Mã Viện tiếp tục tấn công, phá vỡ phòng tuyến, quân ta rút tiếp về quận Cửu Chân. Trận giao chiến ở huyện Cư Phong quân ta lại thua, Đô Dương và nhiều quân tướng bị sát hại, bị bắt. Mã Viện bình định được Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Qua truyền thuyết và thần phả đền miếu thờ các nhân vật thời Trưng Vương, thành phố Hải Phòng ngày ấy có nhiều nhân vật tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nổi bật là nữ tướng Lê Chân. Sự tích vị anh hùng này được ghi lại qua thần phả ở đền Suối tại quê gốc làng An Biên huyện Đông Triều, đình đền làng An Biên, huyện An Dương nơi lập ấp, làng Lạt Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam nơi tuẫn tiết… qua truyền thuyết nữ tướng lập sới vật luyện quân ở Hoàng Mai, Mai Động (Hà Nội), ở vùng núi Voi An Lão. Người đưa vào chính sử đầu tiên là cử nhân Ngô Giáp Đậu, soạn giả bộ sách Trung học lịch sử toát yếu khắc ván in năm 1901 đến năm 1951 Vũ Huy Chân đưa vào cuốn sách do ông tự xuất bản mang tên Những người không chết. Bài viết công phu, có chi tiết quan trọng về Lê Chân tổ chức phòng ngự ngăn quân Mã Viện từ địa đầu biên giới Đông Bắc, giao chiến 3 trận rồi mới rút dần về căn cứ Lãng Bạc. Lịch sử Việt Nam tập I do Uỷ ban KHXHVN xuất bản năm 1971 ghi "Để giữ vững các nơi hiểm yếu, Trưng Vương sai Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn Bắc. Đô Dương giữ Cửu Chân. Bà Lê Chân được giao trọng trách "Chưởng quản binh quyền nội bộ" đóng bản doanh ở Giao Chỉ" (tr.82-84). Với những nguồn tư liệu ở các địa phương khác nhau cùng viết về 1 nhân vật, có thể khẳng định vai trò nhân vật Lê Chân. Bản thần tích đền Nghè làng An Biên - Hải Phòng hiện lưu ở đền, cùng bản khai thần tích của Hộ phố Lê Xuân Nhự, theo yêu cầu của Hội Folklore Đông Dương năm 1938 và bia thần đạo đền Nghè tạo năm 191 hiện còn đều có nội dung thống nhất như sau: Anh thư hào kiệt Lê Chân - con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu quê ở trong Vẻn (An Biên), Đông Triều. Gia đình họ Lê chuyên nghề dạy học, làm thuốc, dốc lòng làm việc thiện, tránh điều ác, những việc làm cầu, dựng chùa, tô tượng, đúc chuông đều hết sức đóng góp, do đó được nhân dân trong vùng kính mến. Chỉ hiềm ông bà tuổi cao, muộn con nên rất lo lắng. Một hôm, hai vợ chồng thành tâm sửa lễ vật lên chùa Yên Tử làm lễ cầu tự. Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy 2 vị thiên sứ một vị mặc áo xanh tay cầm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cầm bảo kiếm dẫn ông lên thiên cung, ông bàng hoàng kinh sợ vội sụp lạy trước một vị đại quan ngồi trong điện, đầu đội mũ bách tinh, mình mặc áo bào vàng; bên trái bên phải mỗi bên có 1 vị quan tay cầm giấy bút. Ông Đạo văng vẳng nghe thấy lời truyền bảo: "Nhà ngươi có phúc lớn, tiếng đến thiên đình. Nay nhân có một tiên nữ phạm lỗi, Ngọc Hoàng sai đầy xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con nhà ngươi, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp. Bỗng chuông trống chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ. Vợ chồng ra về, một buổi sáng sớm, bà đi ra ngoài ấp thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, sinh được một gái (hôm ấy là ngày 08 tháng 02) má phấn môi son, mày ngài mắt phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhân cớ ướm chân nên đặt tên là Chân. Tháng lại ngày qua, tuổi vừa đôi tám, thông minh hơn người, độ lượng khác đời, cầm thi cung kiếm đều thạo, mọi người đều cho là bậc trai lạ trong giới nữ lưu. Đến tuổi 20, tài sắc vượt trội, khắp nơi nức tiếng, mối manh tấp nập, nhưng nàng đều từ tạ, gác bỏ ngoài tai những lời ong bướm. Lúc ấy, Tô Định nghe tiếng, muốn cưỡng ép lấy nàng, nàng không nghe. Qua ba bốn phen bị từ chối, Tô Định oán giận, tìm cách giết hại cha nàng. Nàng lập tức thu thập gia tư, ôm mối thù cha, tìm phương rửa hận, thề không đội trời chung với tên Tô Định. Nàng lánh đến huyện An Dương, nàng phát hiện ở vùng ven biển có đường thủy nối liền, lòng riêng mừng thầm, nghĩ được trời ban cho nơi che chở. Bèn trở về quê chiêu mộ nghĩa sĩ quen biết cùng họ hàng được vài chục người, cấp cho lương thực, nông cụ đến nơi đất mới khai khẩn cấy trồng để tích tụ lương thực. Qua 3 năm dựng thành một ấp, lấy tên quê gốc trang An Biên (sau đổi là xã), lại mở một chợ ở bên sông để tiện việc mua bán. Nàng ở đây chừng chục năm, thu nạp những người trốn tránh vì có thù với giặc hoặc không đường sinh sống, để trả thù cho cha. Nhưng nghĩ mình là một người con gái, chưa biết mưu tính thế nào thì may sao trời cao giúp đỡ, nhân dân muốn nổi loạn chống bọn tham tàn. Lúc ấy ở đạo Sơn Tây có một người con gái của vị quan họ Hùng tên là Trưng Trắc, căm giận Tô Định giết chồng là Thi Sách, mới cùng em là Trưng Nhị phát hịch kêu gọi anh tài trai gái khắp nơi khởi nghĩa giết Tô Định. Lê Chân được tin, lập tức mộ được hơn 100 thanh niên trai giá ở An Biên, An Dương làm quân thân tín, kéo về Sơn Tây. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai, nên rất ưng ý. Ngay hôm ấy phong là Thánh Chân công chúa, sai cất quân cùng Bình Khôi công chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định. Tô Định thua to, bỏ trốn về Bắc quốc. Nước Nam được bình định, Trưng Trắc tự lập làm vua, khao thưởng quân sĩ, ban khen công thần. Thánh Chân công chúa được ban thêm bổng lộc và sắc sai đem binh mã về trang An Biên dựng đồn binh đề phòng giặc Bắc. Công chúa vâng mệnh trở về làng cũ dựng đồn. Từ đó, thuyền buôn phương Bắc nhất thiết bị cấm, không được qua lại nơi này. Công chúa lại xuất tiền tài chẩn cấp cho dân. Chỉ vài năm vùng này trở nên giàu có, nhân khang vật thịnh, ai ai cũng đội ơn sâu, kính yêu công chúa như cha mẹ. Còn Tô Định trốn về nước dâng biểu tâu vua Hán, Hán Quang Vũ bèn cử Mã Viện làm Phục Ba tướng quân đem sang đánh nước ta để rửa nhục cũ. Lúc này vua Trưng mới ở ngôi được 3 năm, nghe tin Mã Viện sang xâm chiếm, bèn triệu tập các vị chỉ huy các đồn sở về Kinh đô bàn kế chống giặc. Thánh Chân công chúa nhận được chiếu, lập tức về kinh hết sức giúp vua đánh giặc. Quân Hán với số lượng lớn hơn, từng bước đánh bại quân đội triều Trưng . Nhà vua cùng các tướng lĩnh hoặc tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết, hoặc hy sinh trong trận tiền đến người cuối cùng. Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân Thánh Chân công chúa sau khi trẫm mình sông tự thường rất linh ứng. Lúc này ở trang An Biên người và vật đều không được yên. Ban đêm mọi người mơ thấy công chúa trở về bảo: "Nay ta đã hết hạn ở dưới trần phải về chầu Thượng đế. Dân chúng nếu sớm ra bờ sông thấy có vật lạ nên rước về ấp thờ phụng, nếu không Hoàng Thiên trách phạt. Nhân dân tỉnh mộng, sớm hôm sau cùng ra bờ sông. Hôm ấy là mồng ba tháng giêng, bầu trời u ám, gió lớn mưa to, mặt nước sông cuộc sóng, thuồng luồng, rùa giải đua bơi, cá côn cá kình rẽ sóng. Bỗng thấy một phiến đá trôi từ từ ngược dòng, dân các nơi dâng lễ cầu lạy, nhưng phiến đá không trôi vào. Dân trang An Biên trông thấy, lại gặp đúng phiên chợ, vào sắm lễ vật. Nhưng chỉ còn một sóc cua bể và một mâm bún, bèn dâng lên hương án rồi cùng nhau sụp lạy. Bỗng phiến đá dạt vào; cùng nhau nhìn kỹ thì ra là một tháp đá, trên tháp có một miếu đá, trong miếu ghi hàng chữ Thánh Chân công chúa. Dân chúng cùng với người ở chợ rước phiến đá về ấp. Khi đến xứ Đồng Mạ có hình mộc, phiến đá rơi xuống, dân muốn di chuyển đến nơi khác nhưng không lay chuyển được nên làm đền quay về hướng Đông để thờ. Sau công chúa rất linh thiêng. Nhân thế dân ấp cứ đến ngày mồng 3 tháng giêng đến miếu hành lễ (lễ phẩm dùng cỗ chay, tế xong có ca hát, đấu vật). Từ đó cầu mưa được mưa, cầu gió được gió. Trải đến lúc vua Trần Anh Tông đi dẹp quân Chiêm vào cướp phá hải phận nước ta. Một hôm nhà vua hành quân qua địa phận An Biên thì vừa lúc mặt trời gác núi, vua cho dừng thuyền nghỉ. Đến đêm, vua mộng thấy một phụ nữ, xiêm áo chỉnh tề đến tâu vua rằng: "thiếp tôi vốn là tướng của vua Trưng bị giặc Hán sát hại. Sau khi mất, Thượng đế thương tình cho làm phúc thần xứ này. Nay hoàng đế ra quân dẹp giặc, thiếp tôi nguyện xin âm phù vận nước, giúp đỡ ba quân, đợi tin chiến thắng, thần thiếp cũng rửa được hận cũ". Nhà vua tỉnh giấc, ghi vào kim chương để xem ứng nghiệm ra sao. Đến khi tiến quân thuyền trôi như bay, đến thẳng đất Chiêm giao chiến, quân Chiêm thua to, chạy tan tác. Dẹp yên giặc giã, vua đem quân về triều xét công ban thưởng tướng sĩ có công, gia phong các thần, ban sắc cho Thánh Chân công chua, lại ban thêm tên hiệu đẹp là Nam Hải uy linh, sai đem rước sắc về xã An Biên huyện An Dương làm lễ, cấp cho xã An Biên 100 quan tiền để sửa sang đền miếu thờ tự. Từ đó về sau thường linh ứng giúp nước che chở cho dân, các triều đại đều có phong tặng, hương khói lưu truyền mãi mãi. Ở Đền Nghè - tức An Biên cổ miếu - còn rất nhiều câu đối của các nhà nho soạn: 1. Lĩnh biểu phù vương nữ tướng uy thanh lừng đất Bắc An Biên hiển thánh dị nhân linh tích dậy trời Nam 2. Thánh đức quang huy, Tượng lĩnh cao huyền thiên nhật nguyệt Thiên ân đàm chí, Cấm giang trường dẫn vạn niên xuân. Nghĩa là: Đức cả sáng ngời Tượng lĩnh đời đời soi sáng ánh nguyệt Ơn cao nhuần thấm. Cờm giang mãi mãi thắm mầu xuân 3. Tướng vi trung, vi trinh uy chấn Nam phiên lẫm liệt Trưng triều hưng đại nghiệp. Quận thủ dân thủ thổ doanh thành biên địa nguy nga Lê thánh khởi sùng từ. Nghĩa là: Vẹn trung trinh, oán dậy trời Nam, giúp Trưng chúa dựng cơ đồ to lớn Giữ dân nước, trấn yên đất Tổ, Sơn Lê bà xây đền miếu cao sang. 4. Thiên thọ giang sơn hổ lược lang thao sinh nữ tướng. Địa vô Nam Bắc gia huyền hỗ tất tụng thần hưu Nghĩa là: Trời giữ vững non sông, sinh gái lược thao ngôi chánh tướng Đất không chia Nam Bắc, khắp dân ca tụng nhớ ơn thần. 5. Đồng trụ đáo kim thành vãng tích Thạch bàn chung cổ hiển linh thanh. Nghĩa là: Nay kể chi cột đồng chuyện cũ Xưa còn bàn đá để danh thiêng. 6. Khoáng thổ kỳ công hách hách cổ Trưng Vương tướng. Trung thiên chính khí dương dương kim Nam Hải thần. Nghĩa là: Xưa là tướng Trưng Triều công lạ lẫy lừng trên cõi đất. Nay nên thần Nam Hải, khí thiêng lồng lộng ngất khuôn trời. 7. Nam giao đế giáng thần tiên nữ. Đông Hán tâm hàn quắc thước ông. Nghĩa là: Trời sai tiên xuống Nam giao Lão cừ Đông Hán cũng nao núng lòng. Tác phẩm - Những người không chết - của Vũ Huy Chân xuất bản năm 1951 viết về 1 số nhân vật lịch sử nước ta bằng văn vần theo thể vịnh sử, chú thích cẩn thận tỉ mỉ, có nhiều thông tin, rất tiếc tác giả không nêu xuất xứ nguồn tài liệu tham khảo. Nhưng những chi tiết khác rất phù hợp với chính sử. Trong đó có bài Lê Chân (Thánh Chân công chúa) Thuộc Bắc trời Nam buổi khó khăn, An Biên nữ hiệp có Lê Chân. Thù cha giận kẻ gây oan trái, Nhục nước xui ai nhớ nợ nần. Giúp ban cân thoa đôi chúa Thánh. Nên tài lương đống một công thần. Bảng văn tay thảo lo tìm tướng, Cuộc vật thân bầy để kén quân. Đóng bộ bào hồng coi lẫm liệt, Sử cây gươm bạc thấy siêu quần. Một phen tiến đánh như mưa bão, Tô Định không còn dám chống ngăn. Hơn sau mươi thành về chủ cũ, Tiếng tăm lừng lẫy khắp xa gần. Đến sau giặc Hán sang miền Lạng, Mã Viện còn thua đến mấy lần. Lại phải tràn sang do lối bể. Quân ta ô hợp vỡ tan dần, Xa hồ Lãng Bạc lên dòng Hát. Tôi chúa đều gieo lãnh cõi trần. Trong phần chú thích, Vũ Huy Chân cho rằng: Lê Chân dựng trang An Biên, khi Trưng Vương lên làm vua, trang An Biên trở thành đồn An Biên đẻ phòng giặc Bắc, sau khi bà mất dân lập miếu thờ ở đồn cũ - tức đền Nghè nay. Lê Chân giúp Trưng Trắc việc văn từ và yết bảng mộ tướng sĩ - khi sắp khởi sự. Bà còn lập võ trường ở đất đình Hoàng Mai (ở gần Hà Nội) để luyện quân… vật là môn võ hoàn toàn Việt Nam và tục đánh vật khởi điểm từ đó. Quân Mã Viện đến Lạng Sơn, Lê Chân lợi dụng nơi hiểm yếu ấy đánh địch nhiều trận khiến cho Mã Viện phải dùng một cánh quân cầm cự, còn bại quân theo đường bể tiến đánh Lãng Bạc. Vì kém thao luyện, ít khí giới lương thực, quân ta thua, phải rút về Cẩm Khê, lại thua. Chúa tôi đều tuẫn tiết ở cửa Hát, Vũ Huy Chân còn kể các nữ tướng giúp Trưng Trắc theo thứ tự sau: Trưng Nhị, Lê Chân, Hoàng Thiếu Hoa, Nguyễn Đào Nương (vợ Cao Doãn) Phùng Thị Chinh (vợ Đinh Lượng) Bát Nàn (vợ Trương Quán) Phạm Thị Côn người Thượng Lỗi, Mỹ Lộc Nam Định - còn nam tướng ngoài chồng các nữ tướng có Tam Quang, Đô Dương. Đô Dương sử có nhắc đến - còn Tam Quang chưa rõ. Các nữ tướng trên có thần tích và đền miếu thờ. Vậy theo thần tích đền Nghè (Hải Phòng) đền Suối (Đông Triều) miếu Lạt Sơn Kim Bảng (Hà Nam) cùng sử gia Ngô Giáp Đậu, Vũ Huy Chân như đã nêu, cùng truyền thuyết vùng núi Voi (An Lão) đều cho rằng Lê Chân lập trang An Biên ở nội thành Hải Phòng nay. Bà tham gia cuộc khởi nghĩa Mê Linh rất sớm là tướng tài được vua Trưng tin cẩn, giúp vua lo việc từ hàn, chưởng quản binh quyền nội bộ, lo việc bố phòng miền ven biển - hải tần phòng thủ - bà đã chỉ huy chặn đoàn quân Mã Viện theo đường ven biển tiến vào Lãng Bạc - Vũ Huy Chân còn thêm, nữ tướng chặn Mã Viện ở Châu Ôn, Lạng Sơn nữa. Việc tổ chức luyện quân bằng môn vật, Vũ Huy Chân cho là sới vật ở Hoàng Mai, tài liệu của Uỷ ban thể dục thể thao giới thiệu môn vật, xuất bản năm 1971 cũng ghi Lê Chân mở sới vật ở Hoàng Mai, Mai Động. Thần đền Lạt Sơn chép Nữ tướng đóng đồn trên núi Dát Bân, chặn quân Mã Viện. Sau quân địch dùng kế tuyệt lương, Ngài cho binh sĩ bí mật rút rồi gieo mình xuống sông Ngân, quyết không chịu sa vào tay giặc. Ở đền Lạt Sơn hiện còn đôi câu đối cổ: Phổ phúc, quang thùy Ngân Thủy nguyệt. Không nguyên trường chiếu Tượng Sơn vân; do Dương Đình Ứng cung tiến. Những cứ liệu trên cho ta thấy Lê Chân đã chuẩn bị lực lượng khá sớm và tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngay từ đầu, có nhiều công lao do vậy giữ chức trách quan trọng trong triều đại Trưng Vương so với các thủ lĩnh quân khởi nghĩa khác trên địa bàn Hải Phòng nay. Lê Chân cung với ba chị em họ Tạ, Đào Quang, Nguyễn Minh ở Tiên Lãng; Phạm Đàm, Long Lang, Trương Quan (?) ở Vĩnh Bảo; ba anh em họ Trương, Sĩ Quyền ở Thủy Nguyên; mẹ con Ngũ Đạo tướng quâ ở An Lão; Lệnh Bá Chính Trọng, Hoàng Độ ở An Dương đã chỉ huy nhân dân địa phương Hải Phòng nay tham gia cuộc khởi nghĩa, góp phần chứng minh tính nhân dân cũng như nguyên nhân khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Ths Nguyễn Thy Nga đăng tải Trở về đầu trang Danh tướng Lê Chân Tiền công Nội đô An Biên Hải Phòng 6.25 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10