Sau khi bị hãm hại, thi thể vua Đinh Tiên Hoàng được an táng trên đỉnh núi Mã Yên. Lăng mộ nằm ở nơi trũng xuống giữa hai ngọn đồi như hình yên ngựa. Ngoài yếu tố phong thủy, nơi vua yên nghỉ còn thể hiện tinh thần thượng võ về người suốt đời cưỡi trên lưng ngựa.
Núi Mã Yên là một di tích trong quần thể di tích cố đô Hoa
Lư, nằm ở phía trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Núi có hình chiếc yên ngựa khổng
lồ nên người xưa đặt tên chữ cho núi là Mã Yên Sơn.
Tương truyền vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi Mã Yên làm tiền án
cho cung điện của kinh đô Hoa Lư, ngày nay núi cũng là tiền án cho đền thờ vua
Đinh.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép lại năm 979, vua Đinh Tiên
Hoàng băng hà, triều đình an táng Ngài ở sơn lăng Trường Yên. Còn theo
truyền thuyết kể lại rằng sau khi vua Đinh mất, người ta đã làm 99 chiếc quan
tài đưa đi mai táng khắp nơi. Nhưng chỉ có trên núi Mã Yên là có lăng vua Đinh,
phải chăng đây là nơi “Quàn” một trong 99 quan tài đó.
Câu chuyện về nơi án táng Đinh Tiên Hoàng cũng là một bí ẩn
luôn khiến nhiều người tò mò. Một giả thiết cho rằng, sau khi nhà vua băng hà,
7 vị quan trung thần đã tự tay khâm liệm rồi chuyển qua cửa cung 99 chiếc quan
tài bằng đồng để đi chôn cất theo 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Khi an táng vua
về, 7 vị quan đã chung nhau chén rượu độc tuẫn tiết mang đi bí mật về ngôi mộ
thật.
Lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng nằm trên đỉnh núi Mã Yên (yên ngựa), thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
Phủ Khống nơi thờ 7 vị quan trung thần đã uống thuốc độc tuẫn
tiết sau khi chôn cất vua Đinh Tiên Hoàng để giữ kín bí mật.
Sau này, nơi chôn cất của vua Đinh được tiết lộ là nằm trên
đỉnh núi Mã Yên (yên ngựa). Đây là ngọn núi cao có thể quan sát được toàn bộ
kinh thành Hoa Lư, nhìn về phía tay trái là núi Ngọc núi rồng, phía trước mặt
là sông Hoàng Long. Nhiều tài liệu sử chép lại, các trung thần an táng vua Đinh
trên đỉnh Mã Yên với mong muốn, dù đã băng hà nhà vua vẫn được cưỡi trên lưng
ngựa, trị vì đất nước.
Từ dưới chân núi muốn lên được lăng vua Đinh Tiên Hoàng phải
vượt qua 265 bậc thang cheo leo dốc núi. Xưa kia, mộ là một nơi bí mật để cất
giấu kín thi hài vua nên khu đất trên đỉnh núi Mã Yên cây cối mọc um tùm. Mộ
cũng chỉ được đắp bằng những tảng đá đơn sơ. Nơi chôn cất vua Đinh nằm chính giữa
hai ngọn núi nhô cao trên đỉnh Mã Yên, khu đất này bằng phẳng nhìn từ xa như
chiếc yên ngựa.
Để lên được nơi nhà vua yên nghỉ phải vượt qua 265 bậc thang
trên những vách núi thẳng đứng.
Năm 1840, thời vua Minh Mạng thứ 21, nhà vua đã cho xây dựng
lại lăng vua Đinh. Lăng được làm bằng đá, kiến trúc đơn sơ, giản dị. Trước lăng
có dựng tấm bia đá “Đinh triều - Tiên Hoàng đế chi lăng”.
Xây dựng lăng vua Đinh trên đỉnh núi Mã Yên người xưa như muốn
đề cao tinh thần thượng võ của Ngài, tuy đã về nơi chín suối nhưng vua Đinh lúc
nào cũng ở trên yên ngựa.
Lăng vua Đinh được xây trên một mảnh đất khá bằng phẳng ở phần
võng xuống của chiếc yên ngựa trên đỉnh núi Mã Yên, cạnh lăng có một tấm bia
đá. Mặt trước văn bia có hàng chữ: “Đinh Tiên Hoàng đế chi lăng, Minh mệnh nhị
thấp thất niên, ngũ nguyệt sơ nhị nhật, phụng sắc kiến” ( Nghĩa là: Lăng của
vua Đinh Tiên Hoàng triều Đinh, ngày mồng 2 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)
phụng chỉ xây dựng).
Mặt sau văn bia có hàng chữ: “Hàm Nghi nguyên niên, cửu nguyệt,
nhị thập tứ nhật trùng tu Tiên đế lăng” (Nghĩa là: Năm đầu tiên Hàm Nghi (1885)
ngày 24/9 trùng tu lăng tiên đế). Để tham quan lăng vua Đinh du khách leo qua
265 bậc đá lên đỉnh núi Mã Yên, từ đây du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh khu
di tích cố đô Hoa Lư.
Lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi Mã Yên.
Từ lăng vua Đinh trên đỉnh núi Mã Yên có thể quan sát toàn bộ kinh thành Hoa Lư xưa
Dưới chân núi Mã Yên đi về phía Nam, du khách thấy núi có
hình như chiếc ngai, nên núi có tên chữ là Hoàn Ỷ sơn. Ở giữa chiếc ngai đá khổng
lồ đó người xưa xây lăng vua Lê Đại Hành với quan niệm rằng tuy vua Lê đã khuất
nhưng lúc nào Ngài cũng còn ngồi trên ngai vàng (Vua Lê Đại Hành ở ngôi 25 năm,
Ngài cũng là ông vua có thời gian trị vì lâu năm trong các triều đại phong kiến
Việt Nam).
Cạnh lăng vua Lê có một tấm bia đá với nội dung: “Lê Đại
Hành hoàng đế lăng, Minh Mệnh nhị thập thất niên, ngũ nguyệt sơ nhị nhật sắc kiến”
(Nghĩa là: Lăng hoàng đế Lê Đại Hành, ngày mồng 2 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 21
(1840) sắc chỉ xây dựng).
Theo phong thủy của người xưa, lăng vua Đinh và lăng vua Lê
đều ở vào nơi được gọi là “Huyệt đế vương” và rất có thể đây chính là nơi an
táng thi hài vua Đinh và vua Lê sau khi các Ngài băng hà. Mỗi khi có dịp về
thăm di tích cố đô Hoa Lư, du khách lên núi Mã Yên thăm lăng vua Đinh, vua Lê
thắp nén hương thơm tưởng nhớ công đức của các Ngài – những vị anh hùng kiệt xuất
đã có công lớn trong buổi đầu đấu tranh dựng nước và giữ nước./.
Ngày nay, lăng vua Đinh đã được trùng tu tôn tạo gọn
gàng, sạch đẹp hơn xưa. 265 bậc đá được xây dựng chắc chắn, cây cối đường lên,
xung quanh lăng được phát quang và cử người trông coi, nhan khói cho vua. Mỗi
năm có hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, thắp nhang thành kính vua Đinh.
Lăng được xây bằng đá ở một khoảng đất hẹp giữa các phiến đá, có quy mô kiến trúc nhỏ và giản dị.
Lăng gồm có một bệ thờ ở phía trước, mộ phần được bao quanh bằng tường thấp ở phía sau. Bình phong hậu có hình rồng chầu nguyệt.
Nơi xây lăng vua Đinh Tiên Hoàng là khoảng đất võng xuống thấp mà dân
gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng được xây ở đây với hàm ý vị hoàng
đế vĩ đại như vẫn ngồi trên yên ngựa để bảo vệ đất nước.
Bên trái lăng có một nhà bia, bên trong là tấm bia đá có đề chữ: "Đinh
triều, Tiên Hoàng để chi lăng, Minh Mạng nhị thập nhất niên ngũ nguyệt,
sơ nhị nhật phụng sắc kiến". Mặt sau bia cũng có đề "Hàm Nghi nguyên
niên cửu nguyệt, nhị thập tứ nhật trùng tu tiên đế lăng".
Lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 và đến năm Hàm Nghi thứ nhất có trùng tu lại.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, lăng mộ vua Đinh trên núi Hoa Yên
chỉ là một công trình mang ý nghĩa tưởng niệm do người đời sau xây
dựng. Nơi an nghỉ thật sự của vua Đinh Tiên Hoàng cho đến nay vẫn là một
ẩn số.
Nguồn: Kiến Thức