Phát hiện thành quách của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình Phát hiện thành quách của vua Đinh Bộ Lĩnh ở Thái Bình Vua Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ. Sách Đại Việt Sử Ký toàn thư (tập 1 - trang 202 - NXB Văn hóa - Thông tin, năm 2004) viết: "Đinh Mão, năm thứ 17 (967) lúc ấy trong nước không có người đứng chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không thể thống xuất nhau. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin Trần Minh Công là người có đức mà không có con bèn cùng con là Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Bộ Lĩnh dung mạo khôi ngôi lạ thường, khí độ, mới nuôi làm con, đối đãi càng ngày càng hậu; rồi giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác đều được cả...''. “Vua Đinh Tiên Hoàng còn nhỏ mồ côi cha, mẹ là họ Đàm...". Theo thần tích miếu Lộc Thọ (làng Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) nơi thờ bà Đàm Thị (tục gọi là bà Thiềm Nương) thì sau khi về với sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố - Hải Khẩu, để ngăn chặn sự tiến công của các sứ quân Lữ Đường (ở vùng Tế Giang nay là Văn Giang – Hưng Yên), Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át) ở Đằng Châu (nay là Kim Động – Hưng Yên), Trần Minh Công đã lệnh cho Đinh Bộ Lĩnh về trấn giữ ở trang Thụy Thú. Miếu Lộc Thọ Cũng theo ngọc phả, thần tích ở miếu Lộc Thọ và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian vùng Duyên Hà xưa thì Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ. Qua khảo sát thực địa tại cánh đồng Nội Phủ, tương truyền xưa là nơi Đinh Bộ Lĩnh cùng các tướng đắp thành, đất để ngăn chặn sứ quân Phạm Phòng Ất và Lữ Đường từ Hưng Yên sang đánh. Lịch sử cũng đã từng ghi nhận trong thời kì loạn 12 sứ quân, hầu hết sau khi chiếm cứ các địa phương, họ (các sứ quân) đều cho xây, đắp thành lũy, lập doanh trại để tạo dựng lực lượng cho mình, điển hình như Nguyễn Khoan chiếm cứ huyện Lập Thạch, tướng Nguyễn Thủ Tiệp nắm giữ huyện Tiên Sơn, Nguyễn Siêu nắm giữ Đông Phù Liệt huyện Thanh Đàm. Nơi đâu cũng lập doanh trại, đồn thú, thu giữ binh quyền để mưu cầu việc lớn. Phế tích tường thành đất, được cho là thành lũy do vua Đinh Bộ Lĩnh đắp nên Thông qua ngọc phả, thần tích, miếu, đình, sắc phong thờ Đàm Thái Hậu (Thiềm Nương) và các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành… lại được các cụ già ở làng Lộc Thọ chỉ dẫn chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa tại vùng đất cánh đồng Nội Phủ để tìm dấu vết của tòa thành cổ. Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m. Mặt thành phía Đông, phía Nam, phía Tây đã bị san đào thành ruộng, chỉ còn duy nhất tường thành phía Bắc (mặc dù đã bị đào lấy đất để đắp đường) nhưng đến nay vẫn còn nhô cao lên khỏi mặt ruộng từ 1,3m đến 2m, bề mặt rộng từ 1,2m – 2m, chiều dài tường thành còn lại khoảng 200m - 300m. Các chòi canh xưa đã bị san bằng. Cánh đồng Nội Phủ, nơi có phế tích thành đất Mặt tường thành phía Bắc (cách sông Dời ( Dồi) khoảng 700m. Người làng cho biết cách nay 60-70 năm, tường thành vẫn dài khoảng 700 - 800m, mặt thành rộng từ 2 - 3m , cao 1,5m đến hơn 2m. Các cụ Nguyễn Xuân Trà (78 tuổi), Bùi Văn Tôn (74 tuổi), Nguyễn Hữu Đợi (79 tuổi) cùng các cụ khác cho biết: Đã bao đời nay cánh đồng này vẫn được gọi là cánh đồng Nội Phủ. Khi đắp thành, quân đội nhà Đinh đã đào đất để đắp, hiện còn vết tích các ao, hồ (tương truyền xưa nằm ở trong thành), một số ao hồ đã bị san lấp làm ruộng. Mặt phía Nam của thành là đất bằng (nay là ruộng), phía Tây thành giáp Long Nái. Phía Đông gần giáp làng Chuẩn Cách (Xã Minh Tân, Hưng Hà). Phía Bắc giáp sông đồng Dời, con sông này là một nhánh chảy từ sông Luộc vào, đi qua xã Minh Tân (Hưng Hà). Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vòng qua làng Lộc Thọ, uốn lượn trước mặt thành đất xưa rồi chảy sang địa phận thuộc xã Minh Hòa, sau đó chảy ra sông Sa Lung rồi ra sông Tiên Hưng, chảy ra sông Diêm để ra của biển Diêm Điền (cửa sông Đại Toàn xưa). Sau Cách mạng tháng 8, ruộng đất được chia cho dân, hợp tác xã đã san lấp đất tường thành để lấy đất làm đường. Vì thế đến nay chỉ còn lại tường thành ở phía Bắc với độ dài khoảng 200 - 250m. Trong khu vực phế tích thành cổ, khi làm ruộng, lấy đất làm gạch dân làng vẫn đào được các đồ gốm, chum, lọ đựng nước đã bị vỡ nát. Phía Bắc thành nay còn địa danh cầu Giáp Diêm và cánh đồng Nội Phủ (tương truyền nơi ở của Đinh Bộ Lĩnh và mẹ). Cánh đồng Nội Quan tương truyền là nơi các tướng và quân lính nhà Đinh đóng doanh trại ở đó. Hướng Bắc giáp sông Dời còn có địa danh là dinh Đầu, tương truyền là đồn trại, tuyển quân lương của Đinh Bộ Lĩnh xưa. Cây đa được trồng trên tường thành Từ những tư liệu thần tích, thần phả, sắc phong nơi thờ Đàm Thái Hậu (bà Thiềm Nương) và các tướng lĩnh thời Đinh, kết hợp với điều tra thực địa chúng ta có thể khẳng định: Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã từng xây dựng tòa thành đất mang tính quân sự trên vùng đất làng Thú (Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Chắc chắn tòa thành xưa đã lợi dụng ưu thế sông nước tự nhiên của vùng đất Thụy Thú – Diên Hà xưa và sát vùng sông Luộc để tạo nên thành trì vững chắc, đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường từ Tế Giang (Văn Giang) và Đằng Châu (Kim Động) – Hưng Yên ngày nay đánh sang. Theo thần phả, thần tích ở làng Đô Kỳ (Đông Đô), làng Bái (xã Minh Tân) nơi thờ tướng Lê Hoàn nhà Đinh, thì Lê Hoàn đã từng đánh nhau với quân của Phạm Bạch Hổ tại vùng đất nói trên. Trên mặt tường thành xưa còn sót lại, dân làng đã trồng một cây đa với mục đích muốn giữ lại phế tích lịch sử xưa. Rất mong các nhà khoa học, khảo cổ học, Viện Lịch sử Việt Nam sớm tổ chức nghiên cứu, khảo sát thành đất của Đinh Bộ Lĩnh để đi tới kết luận chính xác và có ý kiến với chính quyền địa phương nên bảo tồn hiện trạng di tích lịch sử thời Đinh còn sót lại ở huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình. (Theo Nhà sử học Đặng Hùng - VTC News) Ths Nguyễn Thy Ngà Vua Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ. Sách Đại Việt Sử Ký toàn thư (tập 1 - trang 202 - NXB Văn hóa - Thông tin, năm 2004) viết: "Đinh Mão, năm thứ 17 (967) lúc ấy trong nước không có người đứng chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không thể thống xuất nhau. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin Trần Minh Công là người có đức mà không có con bèn cùng con là Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Bộ Lĩnh dung mạo khôi ngôi lạ thường, khí độ, mới nuôi làm con, đối đãi càng ngày càng hậu; rồi giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác đều được cả...''. “Vua Đinh Tiên Hoàng còn nhỏ mồ côi cha, mẹ là họ Đàm...".Theo thần tích miếu Lộc Thọ (làng Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) nơi thờ bà Đàm Thị (tục gọi là bà Thiềm Nương) thì sau khi về với sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố - Hải Khẩu, để ngăn chặn sự tiến công của các sứ quân Lữ Đường (ở vùng Tế Giang nay là Văn Giang – Hưng Yên), Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át) ở Đằng Châu (nay là Kim Động – Hưng Yên), Trần Minh Công đã lệnh cho Đinh Bộ Lĩnh về trấn giữ ở trang Thụy Thú. Miếu Lộc ThọCũng theo ngọc phả, thần tích ở miếu Lộc Thọ và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian vùng Duyên Hà xưa thì Đinh Bộ Lĩnh đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Phạm Thành, Lê Hoàn… về xây dựng đồn lũy ở trang Thụy Thú xưa (nay là xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình). Hiện nay vẫn còn ngôi miếu thờ Thái Hậu Đàm Thị (bà Thiềm Nương) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành tại làng Lộc Thọ.Qua khảo sát thực địa tại cánh đồng Nội Phủ, tương truyền xưa là nơi Đinh Bộ Lĩnh cùng các tướng đắp thành, đất để ngăn chặn sứ quân Phạm Phòng Ất và Lữ Đường từ Hưng Yên sang đánh.Lịch sử cũng đã từng ghi nhận trong thời kì loạn 12 sứ quân, hầu hết sau khi chiếm cứ các địa phương, họ (các sứ quân) đều cho xây, đắp thành lũy, lập doanh trại để tạo dựng lực lượng cho mình, điển hình như Nguyễn Khoan chiếm cứ huyện Lập Thạch, tướng Nguyễn Thủ Tiệp nắm giữ huyện Tiên Sơn, Nguyễn Siêu nắm giữ Đông Phù Liệt huyện Thanh Đàm. Nơi đâu cũng lập doanh trại, đồn thú, thu giữ binh quyền để mưu cầu việc lớn. Phế tích tường thành đất, được cho là thành lũy do vua Đinh Bộ Lĩnh đắp nênThông qua ngọc phả, thần tích, miếu, đình, sắc phong thờ Đàm Thái Hậu (Thiềm Nương) và các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành… lại được các cụ già ở làng Lộc Thọ chỉ dẫn chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa tại vùng đất cánh đồng Nội Phủ để tìm dấu vết của tòa thành cổ.Thực tế tại cánh đồng Nội Phủ còn sót lại phế tích của bức tường thành bằng đất (dân ở đây quen gọi là đường đất dài – vì tường thành cũ rất dài). Theo nhân dân địa phương thì thành đất xưa có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 700 - 800m, rộng khoảng 500 - 600m.Mặt thành phía Đông, phía Nam, phía Tây đã bị san đào thành ruộng, chỉ còn duy nhất tường thành phía Bắc (mặc dù đã bị đào lấy đất để đắp đường) nhưng đến nay vẫn còn nhô cao lên khỏi mặt ruộng từ 1,3m đến 2m, bề mặt rộng từ 1,2m – 2m, chiều dài tường thành còn lại khoảng 200m - 300m. Các chòi canh xưa đã bị san bằng.Cánh đồng Nội Phủ, nơi có phế tích thành đấtMặt tường thành phía Bắc (cách sông Dời ( Dồi) khoảng 700m. Người làng cho biết cách nay 60-70 năm, tường thành vẫn dài khoảng 700 - 800m, mặt thành rộng từ 2 - 3m , cao 1,5m đến hơn 2m. Các cụ Nguyễn Xuân Trà (78 tuổi), Bùi Văn Tôn (74 tuổi), Nguyễn Hữu Đợi (79 tuổi) cùng các cụ khác cho biết: Đã bao đời nay cánh đồng này vẫn được gọi là cánh đồng Nội Phủ.Khi đắp thành, quân đội nhà Đinh đã đào đất để đắp, hiện còn vết tích các ao, hồ (tương truyền xưa nằm ở trong thành), một số ao hồ đã bị san lấp làm ruộng. Mặt phía Nam của thành là đất bằng (nay là ruộng), phía Tây thành giáp Long Nái. Phía Đông gần giáp làng Chuẩn Cách (Xã Minh Tân, Hưng Hà). Phía Bắc giáp sông đồng Dời, con sông này là một nhánh chảy từ sông Luộc vào, đi qua xã Minh Tân (Hưng Hà). Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vòng qua làng Lộc Thọ, uốn lượn trước mặt thành đất xưa rồi chảy sang địa phận thuộc xã Minh Hòa, sau đó chảy ra sông Sa Lung rồi ra sông Tiên Hưng, chảy ra sông Diêm để ra của biển Diêm Điền (cửa sông Đại Toàn xưa).Sau Cách mạng tháng 8, ruộng đất được chia cho dân, hợp tác xã đã san lấp đất tường thành để lấy đất làm đường. Vì thế đến nay chỉ còn lại tường thành ở phía Bắc với độ dài khoảng 200 - 250m. Trong khu vực phế tích thành cổ, khi làm ruộng, lấy đất làm gạch dân làng vẫn đào được các đồ gốm, chum, lọ đựng nước đã bị vỡ nát.Phía Bắc thành nay còn địa danh cầu Giáp Diêm và cánh đồng Nội Phủ (tương truyền nơi ở của Đinh Bộ Lĩnh và mẹ). Cánh đồng Nội Quan tương truyền là nơi các tướng và quân lính nhà Đinh đóng doanh trại ở đó. Hướng Bắc giáp sông Dời còn có địa danh là dinh Đầu, tương truyền là đồn trại, tuyển quân lương của Đinh Bộ Lĩnh xưa. Cây đa được trồng trên tường thànhTừ những tư liệu thần tích, thần phả, sắc phong nơi thờ Đàm Thái Hậu (bà Thiềm Nương) và các tướng lĩnh thời Đinh, kết hợp với điều tra thực địa chúng ta có thể khẳng định: Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã từng xây dựng tòa thành đất mang tính quân sự trên vùng đất làng Thú (Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình).Chắc chắn tòa thành xưa đã lợi dụng ưu thế sông nước tự nhiên của vùng đất Thụy Thú – Diên Hà xưa và sát vùng sông Luộc để tạo nên thành trì vững chắc, đủ khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường từ Tế Giang (Văn Giang) và Đằng Châu (Kim Động) – Hưng Yên ngày nay đánh sang.Theo thần phả, thần tích ở làng Đô Kỳ (Đông Đô), làng Bái (xã Minh Tân) nơi thờ tướng Lê Hoàn nhà Đinh, thì Lê Hoàn đã từng đánh nhau với quân của Phạm Bạch Hổ tại vùng đất nói trên. Trên mặt tường thành xưa còn sót lại, dân làng đã trồng một cây đa với mục đích muốn giữ lại phế tích lịch sử xưa.Rất mong các nhà khoa học, khảo cổ học, Viện Lịch sử Việt Nam sớm tổ chức nghiên cứu, khảo sát thành đất của Đinh Bộ Lĩnh để đi tới kết luận chính xác và có ý kiến với chính quyền địa phương nên bảo tồn hiện trạng di tích lịch sử thời Đinh còn sót lại ở huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.(Theo Nhà sử học Đặng Hùng - VTC News) Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Vua Đinh Bộ Lĩnh Thái Bình thành quách Hưng Hà 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10