Phật Nguyệt - Nữ tướng thủy quân Nhị vua Hai Bà Trưng uy trấn Động Đình hồ Phật Nguyệt - Nữ tướng thủy quân Nhị vua Hai Bà Trưng uy trấn Động Đình hồ Một tài liệu quý được các nhà nghiên cứu phát hiện khi điền giã ở Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết thêm về thân thế, sự nghiệp của Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt - một trong những nữ tướng tài danh thời Nhị vua Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Những dấu tích từ miền đất cổ Văn Lang Trước ngày Hội thảo khoa học "Họ Phí trong lịch sử dân tộc", do Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm chủ trì, tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 17/4/2010, Nhà giáo Nguyễn Mai Phương đưa tôi một tài liệu đặc biệt viết về Phật Nguyệt, Tả tướng thủy quân của Nhị vua Hai Bà Trưng, Tổng trấn Động Đình hồ. Phật Nguyệt là con gái của bà Phí Vang và ông Đinh Bôn, quê ở tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ ngày nay. Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan, tôi đã công bố những thông tin ban đầu về Bà trong cuộc hội thảo khoa học này. Sau hội thảo, chúng tôi cùng Thạc sĩ Nguyễn Văn Thục, Trưởng bộ môn Việt Nam học của trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, về quê hương của bà Phật Nguyệt thắp hương và tìm kiếm thêm tư liệu về Bà. Ngược dòng sông Thao, từ thị xã Phú Thọ đến tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba (Phú Thọ) chỉ chừng 20 cây số, chúng tôi đã đến miền cổ tích của nước Văn Lang thời vua Hùng dựng nước. Đến Vũ Ẻn, tôi mới biết, không chỉ có một làng thờ Phật Nguyệt, mà cả ba làng là Vũ Ẻn, Thanh Vân và Phượng Lĩnh đều thờ Bà. Nhân dân ở đây không ai dám gọi tên thật của Bà là Phật Nguyệt mà phải gọi tránh đi là Phật Ngoạt (tục kiêng tên húy). Tục thờ cúng Bà với những lễ nghi, sự kiêng kỵ trong khi tế lễ giống hệt nhau. Tuy nhiên những nơi thờ phụng Bà nay đã không còn nguyên vẹn. Di tích ở làng Vũ Ẻn chỉ còn mấy phiến đá kê chân cột rộng hàng mét; làng Thanh Vân chỉ còn lại hai tấm áo thêu rồng từ thời Nhà Nguyễn, hiện để trong tủ kính; làng Phượng Lĩnh chẳng còn lại vật gì... Thật đáng tiếc! Trong thời gian điền giã ở Thanh Ba, chúng tôi may mắn sưu tầm được một tài liệu quý, đó là bản "Trưng nữ vương triều công thần nhất vị âm phù, nhất vị đại vương Ngọc phả cổ lục" bằng chữ Hán viết về sự tích của bà Phật Nguyệt. Đây là tài liệu quan trọng đưa tôi đến huyền thoại về một nhân vật lịch sử của đất nước và dòng họ Đinh – Phí trong lịch sử dân tộc. Ngọc phả viết rằng: Ngày ấy tại làng Vũ Ẻn bên bờ sông Thao, có hai gia đình "Gia tư nghỉ cũng thường là bậc trung" nhưng lại là hai gia đình " Truyền gia thi lễ" trong làng. Đinh ông chuyên nghề làm thuốc, có người con trai tên là Đinh Bôn, Phí ông làm ruộng có cô con gái tên là Phí Vang, cả hai nam thanh nữ tú đều đã đến tuổi dựng vợ gả chồng. Hai gia đình bàn với nhau chọn ngày lành tháng tốt để xây dựng hạnh phúc trăm năm cho đôi lứa. Sau ngày cưới, hai vợ chồng Đinh Bôn và Phí Vang ra ở riêng, họ lại theo nghề cha mẹ bốc thuốc cứu người. Qua nhiều năm làm nghề, tiếng tăm của ông bà cũng vang khắp các vùng. Nhiều gia đình nghèo, không tiền nhưng bệnh nặng đã đến tìm ông bà nhờ chữa bệnh đều được cứu chữ, chăm sóc tận tình. Dù ông đã 50 tuổi, bà đã 40 nhưng cả hai vẫn bảo nhau cố tu nhân tích đức may chăng có được một mụn con nối dõi tông đường. Rồi một hôm, trời đã ra ân đối với ông bà... Sau mười tháng mang thai, vào ngày 3 tháng giêng năm Quý Mùi (23 sau công nguyên), bà sinh ra một người con gái. Nhìn cô bé môi đỏ, mặt phấn, mày ngài " Dung nghi nghiêm chỉnh, nhan sắc phi phương". Hai vợ chồng ông bà Đinh Bôn và Phí Vang mừng như bắt được vàng, hết sức yêu thương chăm sóc. Qua ba năm ông bà mới đặt tên con mình là Đinh Thị Nguyệt. Một hôm, khi đang bốc thuốc cho bà con trong làng, ông ngạc nhiên thấy một người không quen biết, xưng làm nghề tướng số đến thăm mình. Sau đôi ba câu chuyện, ông bà mời thầy xem tướng số cho con gái. Sau khi xem tướng số cho cô bé, vị thầy tướng khuyên ông bà lấy họ của ông là "Đinh", ghép với họ "Phí" của bà thành chữ "Phật", đổi chữ "Thị" thành chữ "Phật", rồi đặt tên con là "Phật Nguyệt". Vậy là ông bà đổi tên con gái từ "Đinh Thị Nguyệt" thành "Đinh Phật Nguyệt" như lời thầy dặn. Năm Phật Nguyệt lên bẩy tuổi, ông Đinh Bôn cho con gái vào học một ông thầy họ Lữ trong làng. Càng học, cô càng chứng tỏ mình là người thông minh tài trí hơn người. Năm Phật Nguyệt 15 tuổi, gia đình bỗng nhiên gặp cơn nguy biến bất thường khi cùng lúc mất cả cha lẫn mẹ. Phật Nguyệt lớn lên trong sự yeu thương, đùm bọc của dân làng. Ảnh bìa Ngọc phả, hai trang ruột Ngọc phả; bìa cuốn thần tích, 1 trang ruột thần tích làng Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) thờ Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt Luyện quân, ứng nghĩa, đuổi xâm lăng Năm 40, khi nàng Phật Nguyệt 17 tuổi, Thái thú nhà Hán là Tô Định gây nhiều điều tàn ác với nhân dân. Tận mắt chứng kiến mọi hành vi dã man của quân cướp nước với bà con trong làng, Phật Nguyệt vô cùng căm giận chúng. Nàng chỉ mong muốn kết giao với các trai làng tìm cách giết giặc. Biết cháu gái mình có ý nghĩ khác thường, cậu của Phật Nguyệt vốn là một thầy giáo trong làng, đã tìm cách khuyên nhủ, nhưng nàng không nghe, vẫn một lòng mộ quân đánh giặc. Sau nhiều lần thử thách, cậu của Phật Nguyệt đã bố trí để nàng gặp ba chàng trai từ nơi khác đến cùng nhau bàn mưu đánh giặc. Từ đấy trai tráng trong vùng, bạn bè của ba chàng trai và học trò của cậu Phật Nguyệt, đã tập hợp dưới trướng của nàng, họ lặng lẽ vào rừng luyện tập võ nghệ, binh pháp chờ thời. Cũng trong thời gian này, tại vùng Mê Linh, hai chị em Nhị chúa Mê Linh Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ nổi dậy chống lại Tô Định. Lời kêu gọi khởi nghĩa của hai bà đã đến vùng sơn lâm cùng cốc. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, anh thư hào kiệt Phật Nguyệt đã mộ được 2.000 quân đưa về trang trại của hai bà ứng nghĩa. Thấy vị tướng cũng là một cô gái có sức khỏe và tài trí, với đội quân đã được huấn luyện chu đáo, nhị vua Hai Bà Trưng đã nhận cả đoàn quân của Phật Nguyệt vào trướng của mình. Nhị vua Hai Bà phong cho anh thư hào kiệt Phật Nguyệt làm Tả tướng thủy quân, trấn giữ cả vùng sông Thao, lệnh cho Phật Nguyệt chặn không cho giặc kéo về kinh thành. Nhận lệnh, Tả tướng Phật Nguyệt mang 1.000 quân trấn giữ cả đường thủy lẫn bộ, cả phía Tây lẫn phía Nam sông Thao. Bà còn kéo quân đến tận phủ Lâm Thao để trấn giữ vùng đất này. Đến địa đầu trang Thanh Giao (vùng Hanh Cù, huyện Thanh Ba ngày nay), Phật Nguyệt thấy đây là nơi "Long hổ hoàng bảo", như hai vòng tay ôm ấp nhau, núi lại không cao, đi lại trên đường bộ và đường sông đều thuận lợi, bà liền truyền cho quân lính hạ trại, đóng quân chờ tiêu diệt quân nhà Hán. Đêm đó, bà vào ngôi miếu nhỏ bên đường làm lễ cầu thần linh thổ địa giúp bà đánh giặc và được báo mộng nhị vua Hai Bà Trưng là dòng dõi Vua Hùng, việc Bà mộ quân theo Vua Bà khởi nghĩa sẽ được thần linh giúp đỡ. Sáng ra, Bà nói với các cụ phụ lão rằng "Có lòng hậu đãi tôi, hãy nghe lời dặn của tôi, giữ cho nó bền vững muôn đời sau". Rồi Bà đưa tiền cho nhân dân mua ruộng, tu sửa ngôi miếu để bà con cúng lễ. Tiếp đó, nhị vua Hai Bà Trưng sai sứ giả đem chiếu chỉ, lệnh cho Bà đem quân đánh giặc ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). Sau trận đánh này, Hai Bà Trưng còn lệnh cho Phật Nguyệt tiến lên phía bắc, đánh và thu lại nhiều thành trì bị quân nhà Hán chiếm giữ, trong đó có vùng hồ Động Đình (thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Sau đó, Nhị vua Hai Bà Trưng đã phong cho bà làm Tổng trấn vùng Động Đình. Tượng thờ nữ tướng Phật Nguyệt - Tả tướng thủy quân của Hai Bà Trưng - tại đền An Dương (khu 21 xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ) Sử sách Lưu danh Sau chiến thắng, nhớ lời nguyện ước khi xưa với Thần linh, Phật Nguyệt tâu lên Hai Bà Trưng để vua Bà ban thưởng cho thần linh. Vua còn ban cho Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt vùng đất Thanh Ba làm thực ấp. Phật Nguyệt đã trở về thôn Thanh Giao thăm và chúc mừng các cụ bô lão và nhân dân trong vùng, bà lệnh cho quân sĩ sửa sang đền miếu, quét dọn doanh cư, giết trâu, lợn thết đãi nhân dân. Theo thần phả, giữa lúc bà con đang vui mừng với yến tiệc thì nữ tướng Phật Nguyệt bay lên trời rồi biến mất. Đó là ngày 12/12/ năm 43 tây lịch. Dân chúng lập biểu tâu lên triều đình, nhà vua sai người về hành lễ, phong sắc bách thần. Những ngày điền giã ở Thanh Ba – Phú Thọ, chúng tôi lại được nghe một truyền thuyết khác về sự hy sinh anh hùng của Phật Nguyệt. Chuyện đó như sau: Năm 43 Tây lịch, sau khi bị Hai Bà Trưng đánh chiếm lại 65 thành trì, vua nhà Hán nuôi trí phục thù, liền sai Mã Viện đem quân chiếm lại nước nam. Mã Viện lấy sông Thao là đường tiến công chiến lược, và giao cho Phó tướng là Lưu Long cho quân xuôi sông Thao tiến đánh Bạch Hạc. Biết được âm mưu của giặc, Phật Nguyệt đã chọn nhiều khúc sông hiểm yếu bố trí thủy quân và quân trên bộ phối hợp để chặn giặc. Nhiều trận quyết chiến giữa quân của Phật Nguyệt với quân của Mã Viện đã diễn ra ở khắp vùng thượng lưu sông Thao. Quân Mã Viện không thể tiến về Bạch Hạc như kế hoạch được. Sau nhiều ngày bị Phật Nguyệt chặn đánh trên sông, Lưu Long liền nghĩ ra kế khác. Chúng cho quân bản bộ bí mật vây chặt đại bản doanh của Phật Nguyệt. Đêm 10/12 năm 43, chúng tung quân phá đồn. Phật Nguyệt tả xung hữu đột, phá vỡ vòng vây của quân nhà Hán chạy thoát ra bờ sông Thao. Chạy được một quãng dài, ngoảnh lại đằng sau thấy quân tướng của mình đã bị quân của Lưu Long diệt hết, phía trước mặt, địch lại dùng đại quân chặn không thể chạy được nữa. Trước thế cùng, lực kiệt, bà kìm cương ngựa, ngửa mặt lên trời kêu to lên một tiếng, rồi thúc ngựa lao xuống dòng sông Thao. Ngày nay, tại đền thờ bà Phật Nguyệt ở làng Phượng Lĩnh còn lưu giữ có đôi câu đối về sự tích trận đánh ở vùng Động Đình hồ cũng như công lao của Bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như sau: "Tích trù Động Đình uy trấn Hán Phương lưu thanh sử lực phù Trưng" (Được dịch là: Sự tích hiển hách của bà còn lưu ở hồ Động Đình, uy ấy còn trấn mãi nhà Hán; Danh thơm về sức mạnh phù giúp Trưng Vương còn lưu truyền sử xanh). Trong những ngày đi Thanh Ba – Phú Thọ sưu tầm tư liệu về Phật Nguyệt, ngoài cuốn Ngọc phả viết về bà, chúng tôi đã tìm thấy cuốn Thần tích, thần sắc về ngôi đình làng Vũ Ẻn, thờ Phật Nguyệt là Nhân thần, trong đó có ghi lại nhiều sắc phong của các triều đại phong kiến đã phong cho bà. Như đời vua Lê Cảnh Hưng thứ bốn phong cho đình thờ bà ba đạo sắc, vua Cảnh Thịnh năm thứ nhất phong 2 đạo; vua Chiêu Thống năm đầu phong 2 đạo; vua Quang Trung năm thứ 4 phong 2 đạo; vua Minh Mạng năm thứ 2 phong 1 đạo; vua Thiệu Trị năm thứ 4 phong 2 đạo; vua Tự Đức năm thứ 3 phong 1 đạo…các đời vua Nhà Nguyễn sau, đời nào cũng có sắc phong cho Bà. Mặt trước, mặt sau áo thêu rồng từ thời Nguyễn tại đền thờ Phật Nguyệt Tả tướng thủy quân ở làng Thanh Vân (Thanh Ba, Phú Thọ) Dấu tích vị nữ tướng trên đất Trung Hoa Trở về Hà Nội, chúng tôi lại tìm được một tài liệu do Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ, người Pháp gốc Việt, thành viên của Tổ chức y tế thế giới, Giám đốc Trung Quốc sự vụ viện Pháp Á (Paris, Pháp), viết về bà Phật Nguyệt trong tác phẩm "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng Triết học, bằng di tích và hệ thống AND". Tài liệu Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ viết: "Trong những năm 1978 – 1979, khi dẫn đoàn y khoa nghiên cứu tại các tỉnh cực nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, tôi tìm ra khắp các tỉnh này không ít thì nhiều đều có thờ đạo Vua Bà. Khắp bốn tỉnh tôi ghi chú được hơn trăm đền miếu thờ những tướng lĩnh thời Vua Bà. Bây giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ Nam nhiều di tích về thờ đạo Vua Bà hơn. Tại thư viện Bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám, chép về sự tích "Nữ vương Phật Nguyệt" như sau: ... Vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu, Long Nhương tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai Nữ vương Phật Nguyệt làm Tổng trấn hồ Động Đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú ra nghênh chiến cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Ngu My, một tay nhổ núi Thái Sơn đánh quân Hán chết xác lấp sông Trường Giang, hồ Động Đình… ta nhân ngày lành viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối: "Tích trù Động Đình uy trấn Hán Danh lưu thanh sử lực phù Trưng" (Nghĩa là: Một trận Động Đình uy rung Hán/Tên còn trong sử sức phù Trưng)". Như vậy cả Ngọc phả viết về bà Phật Nguyệt ở Thanh Ba (Phú Thọ) của Việt Nam và Sự tích Nữ vương Phật Nguyệt, Tổng trấn hồ Động Đình, lưu giữ tại thư viện Bảo tồn di tích cổ của vùng Hồ Nam (Trung Quốc), đều viết về bà Phật Nguyệt. Thêm một điều thú vị là đôi câu đối thờ nữ tướng Phật Nguyệt tại làng Phượng Lĩnh giống với đôi câu đối được Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ chép lại từ tài liệu trong thư viện vùng Hồ Nam. Chúng tôi đã ngược dòng sông Thao lên tới vùng Lào Cai ngày nay để tiếp tục tìm kiếm tư liệu về bà. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin sau khi cho chúng tôi xem những mũi tên đồng của thời dựng nước, các loại tiền của người Việt cổ thu được ven sông Hồng (thượng nguồn của sông Thao) đoạn chảy qua Lào Cai, đã hướng dẫn chúng tôi nên tìm kiếm tư liệu về Bà ở một số nơi thuộc khu vực Vân Nam (Trung Quốc), hy vọng sẽ còn nhiều tư liệu mới về Bà Phật Nguyệt. Tài liệu tham khảo: 1. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1. 2. Đại Việt sử ký tiền biên. 3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. 4. Đại cương lịch sử Việt Nam. 5. Tiến trình lịch sử Việt Nam. 6. Lịch sử cổ đại Việt Nam. 7. Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung – Đại. 8. Ngọc phả cổ lục. 9. Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương. 10. Văn hóa dân gian vùng Thanh Ba. 11. Thần tích, thần sắc làng Vũ Ẻn tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba Phú Thọ. 12. Nữ tướng Hai Bà Trưng. 13. Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt. 14. Thử tìm lại biên giới cổ của Việt nam bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống AND. 15. Tính danh học Việt Nam. Nguồn: Phụ nữ Việt Nam Ths Nguyễn Thy Ngà Một tài liệu quý được các nhà nghiên cứu phát hiện khi điền giã ở Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết thêm về thân thế, sự nghiệp của Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt - một trong những nữ tướng tài danh thời Nhị vua Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Những dấu tích từ miền đất cổ Văn LangTrước ngày Hội thảo khoa học "Họ Phí trong lịch sử dân tộc", do Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm chủ trì, tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 17/4/2010, Nhà giáo Nguyễn Mai Phương đưa tôi một tài liệu đặc biệt viết về Phật Nguyệt, Tả tướng thủy quân của Nhị vua Hai Bà Trưng, Tổng trấn Động Đình hồ. Phật Nguyệt là con gái của bà Phí Vang và ông Đinh Bôn, quê ở tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ ngày nay. Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan, tôi đã công bố những thông tin ban đầu về Bà trong cuộc hội thảo khoa học này.Sau hội thảo, chúng tôi cùng Thạc sĩ Nguyễn Văn Thục, Trưởng bộ môn Việt Nam học của trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, về quê hương của bà Phật Nguyệt thắp hương và tìm kiếm thêm tư liệu về Bà.Ngược dòng sông Thao, từ thị xã Phú Thọ đến tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba (Phú Thọ) chỉ chừng 20 cây số, chúng tôi đã đến miền cổ tích của nước Văn Lang thời vua Hùng dựng nước. Đến Vũ Ẻn, tôi mới biết, không chỉ có một làng thờ Phật Nguyệt, mà cả ba làng là Vũ Ẻn, Thanh Vân và Phượng Lĩnh đều thờ Bà. Nhân dân ở đây không ai dám gọi tên thật của Bà là Phật Nguyệt mà phải gọi tránh đi là Phật Ngoạt (tục kiêng tên húy). Tục thờ cúng Bà với những lễ nghi, sự kiêng kỵ trong khi tế lễ giống hệt nhau.Tuy nhiên những nơi thờ phụng Bà nay đã không còn nguyên vẹn. Di tích ở làng Vũ Ẻn chỉ còn mấy phiến đá kê chân cột rộng hàng mét; làng Thanh Vân chỉ còn lại hai tấm áo thêu rồng từ thời Nhà Nguyễn, hiện để trong tủ kính; làng Phượng Lĩnh chẳng còn lại vật gì... Thật đáng tiếc!Trong thời gian điền giã ở Thanh Ba, chúng tôi may mắn sưu tầm được một tài liệu quý, đó là bản "Trưng nữ vương triều công thần nhất vị âm phù, nhất vị đại vương Ngọc phả cổ lục" bằng chữ Hán viết về sự tích của bà Phật Nguyệt. Đây là tài liệu quan trọng đưa tôi đến huyền thoại về một nhân vật lịch sử của đất nước và dòng họ Đinh – Phí trong lịch sử dân tộc.Ngọc phả viết rằng: Ngày ấy tại làng Vũ Ẻn bên bờ sông Thao, có hai gia đình "Gia tư nghỉ cũng thường là bậc trung" nhưng lại là hai gia đình " Truyền gia thi lễ" trong làng. Đinh ông chuyên nghề làm thuốc, có người con trai tên là Đinh Bôn, Phí ông làm ruộng có cô con gái tên là Phí Vang, cả hai nam thanh nữ tú đều đã đến tuổi dựng vợ gả chồng. Hai gia đình bàn với nhau chọn ngày lành tháng tốt để xây dựng hạnh phúc trăm năm cho đôi lứa.Sau ngày cưới, hai vợ chồng Đinh Bôn và Phí Vang ra ở riêng, họ lại theo nghề cha mẹ bốc thuốc cứu người. Qua nhiều năm làm nghề, tiếng tăm của ông bà cũng vang khắp các vùng. Nhiều gia đình nghèo, không tiền nhưng bệnh nặng đã đến tìm ông bà nhờ chữa bệnh đều được cứu chữ, chăm sóc tận tình.Dù ông đã 50 tuổi, bà đã 40 nhưng cả hai vẫn bảo nhau cố tu nhân tích đức may chăng có được một mụn con nối dõi tông đường. Rồi một hôm, trời đã ra ân đối với ông bà...Sau mười tháng mang thai, vào ngày 3 tháng giêng năm Quý Mùi (23 sau công nguyên), bà sinh ra một người con gái. Nhìn cô bé môi đỏ, mặt phấn, mày ngài " Dung nghi nghiêm chỉnh, nhan sắc phi phương". Hai vợ chồng ông bà Đinh Bôn và Phí Vang mừng như bắt được vàng, hết sức yêu thương chăm sóc. Qua ba năm ông bà mới đặt tên con mình là Đinh Thị Nguyệt.Một hôm, khi đang bốc thuốc cho bà con trong làng, ông ngạc nhiên thấy một người không quen biết, xưng làm nghề tướng số đến thăm mình. Sau đôi ba câu chuyện, ông bà mời thầy xem tướng số cho con gái. Sau khi xem tướng số cho cô bé, vị thầy tướng khuyên ông bà lấy họ của ông là "Đinh", ghép với họ "Phí" của bà thành chữ "Phật", đổi chữ "Thị" thành chữ "Phật", rồi đặt tên con là "Phật Nguyệt". Vậy là ông bà đổi tên con gái từ "Đinh Thị Nguyệt" thành "Đinh Phật Nguyệt" như lời thầy dặn.Năm Phật Nguyệt lên bẩy tuổi, ông Đinh Bôn cho con gái vào học một ông thầy họ Lữ trong làng. Càng học, cô càng chứng tỏ mình là người thông minh tài trí hơn người.Năm Phật Nguyệt 15 tuổi, gia đình bỗng nhiên gặp cơn nguy biến bất thường khi cùng lúc mất cả cha lẫn mẹ. Phật Nguyệt lớn lên trong sự yeu thương, đùm bọc của dân làng. Ảnh bìa Ngọc phả, hai trang ruột Ngọc phả; bìa cuốn thần tích, 1 trang ruột thần tích làng Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) thờ Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt Luyện quân, ứng nghĩa, đuổi xâm lăngNăm 40, khi nàng Phật Nguyệt 17 tuổi, Thái thú nhà Hán là Tô Định gây nhiều điều tàn ác với nhân dân. Tận mắt chứng kiến mọi hành vi dã man của quân cướp nước với bà con trong làng, Phật Nguyệt vô cùng căm giận chúng. Nàng chỉ mong muốn kết giao với các trai làng tìm cách giết giặc. Biết cháu gái mình có ý nghĩ khác thường, cậu của Phật Nguyệt vốn là một thầy giáo trong làng, đã tìm cách khuyên nhủ, nhưng nàng không nghe, vẫn một lòng mộ quân đánh giặc. Sau nhiều lần thử thách, cậu của Phật Nguyệt đã bố trí để nàng gặp ba chàng trai từ nơi khác đến cùng nhau bàn mưu đánh giặc. Từ đấy trai tráng trong vùng, bạn bè của ba chàng trai và học trò của cậu Phật Nguyệt, đã tập hợp dưới trướng của nàng, họ lặng lẽ vào rừng luyện tập võ nghệ, binh pháp chờ thời.Cũng trong thời gian này, tại vùng Mê Linh, hai chị em Nhị chúa Mê Linh Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ nổi dậy chống lại Tô Định. Lời kêu gọi khởi nghĩa của hai bà đã đến vùng sơn lâm cùng cốc. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, anh thư hào kiệt Phật Nguyệt đã mộ được 2.000 quân đưa về trang trại của hai bà ứng nghĩa. Thấy vị tướng cũng là một cô gái có sức khỏe và tài trí, với đội quân đã được huấn luyện chu đáo, nhị vua Hai Bà Trưng đã nhận cả đoàn quân của Phật Nguyệt vào trướng của mình. Nhị vua Hai Bà phong cho anh thư hào kiệt Phật Nguyệt làm Tả tướng thủy quân, trấn giữ cả vùng sông Thao, lệnh cho Phật Nguyệt chặn không cho giặc kéo về kinh thành.Nhận lệnh, Tả tướng Phật Nguyệt mang 1.000 quân trấn giữ cả đường thủy lẫn bộ, cả phía Tây lẫn phía Nam sông Thao. Bà còn kéo quân đến tận phủ Lâm Thao để trấn giữ vùng đất này. Đến địa đầu trang Thanh Giao (vùng Hanh Cù, huyện Thanh Ba ngày nay), Phật Nguyệt thấy đây là nơi "Long hổ hoàng bảo", như hai vòng tay ôm ấp nhau, núi lại không cao, đi lại trên đường bộ và đường sông đều thuận lợi, bà liền truyền cho quân lính hạ trại, đóng quân chờ tiêu diệt quân nhà Hán.Đêm đó, bà vào ngôi miếu nhỏ bên đường làm lễ cầu thần linh thổ địa giúp bà đánh giặc và được báo mộng nhị vua Hai Bà Trưng là dòng dõi Vua Hùng, việc Bà mộ quân theo Vua Bà khởi nghĩa sẽ được thần linh giúp đỡ. Sáng ra, Bà nói với các cụ phụ lão rằng "Có lòng hậu đãi tôi, hãy nghe lời dặn của tôi, giữ cho nó bền vững muôn đời sau". Rồi Bà đưa tiền cho nhân dân mua ruộng, tu sửa ngôi miếu để bà con cúng lễ.Tiếp đó, nhị vua Hai Bà Trưng sai sứ giả đem chiếu chỉ, lệnh cho Bà đem quân đánh giặc ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). Sau trận đánh này, Hai Bà Trưng còn lệnh cho Phật Nguyệt tiến lên phía bắc, đánh và thu lại nhiều thành trì bị quân nhà Hán chiếm giữ, trong đó có vùng hồ Động Đình (thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Sau đó, Nhị vua Hai Bà Trưng đã phong cho bà làm Tổng trấn vùng Động Đình.Tượng thờ nữ tướng Phật Nguyệt - Tả tướng thủy quân của Hai Bà Trưng - tại đền An Dương (khu 21 xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ)Sử sách Lưu danh Sau chiến thắng, nhớ lời nguyện ước khi xưa với Thần linh, Phật Nguyệt tâu lên Hai Bà Trưng để vua Bà ban thưởng cho thần linh. Vua còn ban cho Tả tướng thủy quân Phật Nguyệt vùng đất Thanh Ba làm thực ấp.Phật Nguyệt đã trở về thôn Thanh Giao thăm và chúc mừng các cụ bô lão và nhân dân trong vùng, bà lệnh cho quân sĩ sửa sang đền miếu, quét dọn doanh cư, giết trâu, lợn thết đãi nhân dân.Theo thần phả, giữa lúc bà con đang vui mừng với yến tiệc thì nữ tướng Phật Nguyệt bay lên trời rồi biến mất. Đó là ngày 12/12/ năm 43 tây lịch. Dân chúng lập biểu tâu lên triều đình, nhà vua sai người về hành lễ, phong sắc bách thần.Những ngày điền giã ở Thanh Ba – Phú Thọ, chúng tôi lại được nghe một truyền thuyết khác về sự hy sinh anh hùng của Phật Nguyệt. Chuyện đó như sau:Năm 43 Tây lịch, sau khi bị Hai Bà Trưng đánh chiếm lại 65 thành trì, vua nhà Hán nuôi trí phục thù, liền sai Mã Viện đem quân chiếm lại nước nam. Mã Viện lấy sông Thao là đường tiến công chiến lược, và giao cho Phó tướng là Lưu Long cho quân xuôi sông Thao tiến đánh Bạch Hạc. Biết được âm mưu của giặc, Phật Nguyệt đã chọn nhiều khúc sông hiểm yếu bố trí thủy quân và quân trên bộ phối hợp để chặn giặc. Nhiều trận quyết chiến giữa quân của Phật Nguyệt với quân của Mã Viện đã diễn ra ở khắp vùng thượng lưu sông Thao. Quân Mã Viện không thể tiến về Bạch Hạc như kế hoạch được.Sau nhiều ngày bị Phật Nguyệt chặn đánh trên sông, Lưu Long liền nghĩ ra kế khác. Chúng cho quân bản bộ bí mật vây chặt đại bản doanh của Phật Nguyệt. Đêm 10/12 năm 43, chúng tung quân phá đồn. Phật Nguyệt tả xung hữu đột, phá vỡ vòng vây của quân nhà Hán chạy thoát ra bờ sông Thao. Chạy được một quãng dài, ngoảnh lại đằng sau thấy quân tướng của mình đã bị quân của Lưu Long diệt hết, phía trước mặt, địch lại dùng đại quân chặn không thể chạy được nữa. Trước thế cùng, lực kiệt, bà kìm cương ngựa, ngửa mặt lên trời kêu to lên một tiếng, rồi thúc ngựa lao xuống dòng sông Thao.Ngày nay, tại đền thờ bà Phật Nguyệt ở làng Phượng Lĩnh còn lưu giữ có đôi câu đối về sự tích trận đánh ở vùng Động Đình hồ cũng như công lao của Bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như sau:"Tích trù Động Đình uy trấn HánPhương lưu thanh sử lực phù Trưng"(Được dịch là: Sự tích hiển hách của bà còn lưu ở hồ Động Đình, uy ấy còn trấn mãi nhà Hán; Danh thơm về sức mạnh phù giúp Trưng Vương còn lưu truyền sử xanh).Trong những ngày đi Thanh Ba – Phú Thọ sưu tầm tư liệu về Phật Nguyệt, ngoài cuốn Ngọc phả viết về bà, chúng tôi đã tìm thấy cuốn Thần tích, thần sắc về ngôi đình làng Vũ Ẻn, thờ Phật Nguyệt là Nhân thần, trong đó có ghi lại nhiều sắc phong của các triều đại phong kiến đã phong cho bà. Như đời vua Lê Cảnh Hưng thứ bốn phong cho đình thờ bà ba đạo sắc, vua Cảnh Thịnh năm thứ nhất phong 2 đạo; vua Chiêu Thống năm đầu phong 2 đạo; vua Quang Trung năm thứ 4 phong 2 đạo; vua Minh Mạng năm thứ 2 phong 1 đạo; vua Thiệu Trị năm thứ 4 phong 2 đạo; vua Tự Đức năm thứ 3 phong 1 đạo…các đời vua Nhà Nguyễn sau, đời nào cũng có sắc phong cho Bà. Mặt trước, mặt sau áo thêu rồng từ thời Nguyễn tại đền thờ Phật Nguyệt Tả tướng thủy quân ở làng Thanh Vân (Thanh Ba, Phú Thọ) Dấu tích vị nữ tướng trên đất Trung HoaTrở về Hà Nội, chúng tôi lại tìm được một tài liệu do Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ, người Pháp gốc Việt, thành viên của Tổ chức y tế thế giới, Giám đốc Trung Quốc sự vụ viện Pháp Á (Paris, Pháp), viết về bà Phật Nguyệt trong tác phẩm "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng Triết học, bằng di tích và hệ thống AND". Tài liệu Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ viết: "Trong những năm 1978 – 1979, khi dẫn đoàn y khoa nghiên cứu tại các tỉnh cực nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, tôi tìm ra khắp các tỉnh này không ít thì nhiều đều có thờ đạo Vua Bà. Khắp bốn tỉnh tôi ghi chú được hơn trăm đền miếu thờ những tướng lĩnh thời Vua Bà. Bây giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ Nam nhiều di tích về thờ đạo Vua Bà hơn. Tại thư viện Bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám, chép về sự tích "Nữ vương Phật Nguyệt" như sau: ... Vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu, Long Nhương tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai Nữ vương Phật Nguyệt làm Tổng trấn hồ Động Đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú ra nghênh chiến cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Ngu My, một tay nhổ núi Thái Sơn đánh quân Hán chết xác lấp sông Trường Giang, hồ Động Đình… ta nhân ngày lành viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:"Tích trù Động Đình uy trấn HánDanh lưu thanh sử lực phù Trưng"(Nghĩa là: Một trận Động Đình uy rung Hán/Tên còn trong sử sức phù Trưng)".Như vậy cả Ngọc phả viết về bà Phật Nguyệt ở Thanh Ba (Phú Thọ) của Việt Nam và Sự tích Nữ vương Phật Nguyệt, Tổng trấn hồ Động Đình, lưu giữ tại thư viện Bảo tồn di tích cổ của vùng Hồ Nam (Trung Quốc), đều viết về bà Phật Nguyệt. Thêm một điều thú vị là đôi câu đối thờ nữ tướng Phật Nguyệt tại làng Phượng Lĩnh giống với đôi câu đối được Giáo sư Bác sĩ Trần Đại Sĩ chép lại từ tài liệu trong thư viện vùng Hồ Nam.Chúng tôi đã ngược dòng sông Thao lên tới vùng Lào Cai ngày nay để tiếp tục tìm kiếm tư liệu về bà. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin sau khi cho chúng tôi xem những mũi tên đồng của thời dựng nước, các loại tiền của người Việt cổ thu được ven sông Hồng (thượng nguồn của sông Thao) đoạn chảy qua Lào Cai, đã hướng dẫn chúng tôi nên tìm kiếm tư liệu về Bà ở một số nơi thuộc khu vực Vân Nam (Trung Quốc), hy vọng sẽ còn nhiều tư liệu mới về Bà Phật Nguyệt.Tài liệu tham khảo:1. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1.2. Đại Việt sử ký tiền biên.3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.4. Đại cương lịch sử Việt Nam.5. Tiến trình lịch sử Việt Nam.6. Lịch sử cổ đại Việt Nam.7. Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung – Đại.8. Ngọc phả cổ lục.9. Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương.10. Văn hóa dân gian vùng Thanh Ba.11. Thần tích, thần sắc làng Vũ Ẻn tổng Mạn Lạn huyện Thanh Ba Phú Thọ.12. Nữ tướng Hai Bà Trưng.13. Những khám phá mới, nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt.14. Thử tìm lại biên giới cổ của Việt nam bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống AND.15. Tính danh học Việt Nam. Nguồn: Phụ nữ Việt NamThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Nhị vua Hai Bà Trưng Tả tướng Thủy quân Phật Nguyệt tướng quân 3 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10