Phủ Chúa Ba và Miếu Voi Phục, tổ Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thờ phụng Chiêu Dung Công chúa Lý Thị Ngọc Ba và 5 người con là 5 người con là Trình Xuân, Trình Duyên, Trình Nghiêm, Trình Lang và Trình Tiến.
Phủ Chúa Ba còn gọi là Đức Chúa Cụ, Phủ Chúa Tần thờ Bà Lý
Thị Ngọc Ba thời Hai Bà Trưng có 5 người con. Tương tự có bà Triệu Thị Khoan
Hòa ở Thanh Lãm là hậu duệ An Dương Vương Tần có 5 anh em Chàng Vịt theo Bà
Trưng. Còn ở đây bà Chúa Ba cũng có các con là 5 anh em họ Trình theo Bà Trưng
đánh trận thờ ở Miếu Voi Phục (Phú Lương Phú Lãm), còn phủ Bà còn gọi là Phủ
Chúa Tần.
Xưa, tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang có một
tù trưởng tên là Đặng Công Thành, kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc ... Năm năm
sau, ông bà về xã Kim Cốc, tổng Bài Trượng cư trú và sinh được 5 người con là
Trình Xuân, Trình Duyên, Trình Nghiêm, Trình Lang và Trình Tiến...
Như vậy 5 ông không gọi họ Đặng hay Lý mà lại gọi là Trình.
Trình là họ của Trình Thị Hoàng Hậu, Lữ Trĩ vợ của Triệu Vũ Đế, tức là chỉ ra
có mối quan hệ với Tần Triệu.
Năm các vị Trình 16 tuổi, Tô Định thái thú tàn bạo, Bà Chúa
Ba lãnh đạo nhân dân chống giặc ... Tại bến đò Tân Độ, thế giặc mạnh, bà và các
con rút lui về vùng Kim Cốc để củng cố lực lượng. Khi giặc bao vây bà phá vòng
vây rút lui, rồi về Chùa Hương Lan tu hành che mắt kẻ thù ... cũng tương tự Triệu
Thị Khoan Hòa về Chùa Thanh Lãm, hay Nhị vua Bà Trưng về chùa Bối Linh.
Đến khi Nhị vua Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, sáu mẹ con
lại tụ quân với Hai Bà Trưng, Bà được tôn là Lý Thị Ngọc Ba với ý đứng thứ 3
sau Trưng Trắc và Trưng Nhị ... Đánh tan Tô Định bà được phong là Chiêu Dung
Công Chúa.
Đất nước thanh bình,
sáu mẹ con về quê thăm mộ Đặng Công, rồi về Kim Cốc... Ngày mùng 6 bỗng nhiên
trời đất mịt mùng, trên sông các loài thủy tộc thuồng luồng, nghê kình nổi lên,
nhân dân thấy các vị xuống thuyền và không thấy trở lại.
Phủ Chúa Ba và Miếu Voi Phục