Phục dựng di tích Nghè Đằng Đông: 'Giữ hồn của làng cho đô thị' Phục dựng di tích Nghè Đằng Đông: 'Giữ hồn của làng cho đô thị' Nghè Đằng Đông là nơi diễn xướng nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi - di sản đã được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Căn cứ từ tư liệu ghi lại, xưa kia, đền Trấn Vũ vốn thuộc làng Ngọc Trì, gồm 3 ấp: ấp Đông Thượng thờ Quang Hiển Đào đại vương, ấp Đằng Đông thờ Linh Huệ đại vương, ấp Đằng Đường thờ Minh Thông Tả đại vương. Ba vị đại vương được thờ tại các Nghè (miếu). Qua thời gian, đều đã bị phá hủy, hiện chỉ còn dấu tích nghè Đằng Đông. Các nhà nghiên cứu và quản lý cho rằng phục dựng Nghè Đằng Đông là cần thiết nhưng một loạt công việc sẽ phải triển khai để tránh mắc sai lầm trong ứng xử với di sản. Người dân thành kính trước ban thờ Linh Huệ đại vương tại Nghè Đằng Đông. (Ảnh: PV/Vietnam+) Từ một trò chơi dân gian được trình diễn vào dịp lễ hội, nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ tại phường Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) đã vinh dự được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kéo co ngồi không chỉ là một trò chơi trong dịp lễ hội, mà còn là một nghi lễ thiêng liêng gắn liền với việc thờ tự các vị thần linh bảo hộ cho dân làng. Xưa kia, đền Trấn Vũ vốn thuộc làng Ngọc Trì, gồm 3 ấp: Ấp Đông Thượng thờ Quang Hiển Đào đại vương, Ấp Đằng Đông thờ Linh Huệ đại vương, Ấp Đằng Đường thờ Minh Thông Tả đại vương. Ba vị đại vương được thờ tại các Nghè (miếu). Qua thời gian, đều đã bị phá hủy, hiện chỉ còn dấu tích Nghè Đằng Đông. Ngày hội lớn của làng Ngọc Trì luôn có trò chơi kéo co luồn dây qua cột (kéo co ngồi). Theo các cụ trong làng thì trò chơi này xuất phát từ Nghè Đằng Đông nhưng khi Nghè bị phá, không còn nơi diễn xướng thì mới chuyển sang tổ chức ở đền Trấn Vũ. Trò chơi kéo co này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia năm 2015. Ngày 24/4, hội thảo khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa Nghè Đằng Đông đã diễn ra nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về việc phục hồi, quy hoạch di tích. Căn cốt lịch sử, văn hóa quan trọng Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, từ cuối thế kỷ 19, khuôn viên Nghè Đằng Đông đã là nơi luyện tập của nghĩa quân trong phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy. Đến thời kỳ tiền khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nghè Đằng Đông cũng chính là nơi hội họp của những người yêu nước ở địa phương, hưởng ứng chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, đi phá kho thóc cứu đói, là nơi tập trung lực lượng của nhân dân Ngọc Trì thì thành đi thu sổ sách của hương lý chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng. Giáo sư sử học Lê Văn Lan tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các hoạt động chiến tranh du kích đều liên quan hoặc diễn ra ở Nghè Đằng Đông, hầm bí mật được đào ngay dưới bệ thờ. Thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1966-1970, Nghè Đằng Đông là nơi đặt chỉ huy sở của Trung đoàn pháo cao xạ 220. Đài quan sát cao hơn 10m đặt ngay ở hậu cung của Nghè. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, dân quân tự vệ Ngọc Trì cũng đặt súng máy tại khuôn viên Nghè để đánh địch. “Như vậy Nghè Đằng Đông không chỉ đủ tiêu chuẩn để xếp hạng di tích cách mạng kháng chiến mà còn là căn cốt di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương,” giáo sư Lê Văn Lan khẳng định. [Nghi lễ kéo co: Khi các cộng đồng cùng kéo sợi dây đoàn kết gắn bó] Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng cần thiết phải phục hồi di tích Nghè Đằng Đông bởi đây là công trình kiến trúc mang di sản văn hóa dân dã, một sản phẩm của lịch sử gắn với quá trình phát triển, phản ánh trung thực bộ mặt xã hội nông thôn thủa trước. Nghè Đằng Đông hiện còn lưu giữ tượng thờ, ngai và nhiều đạo sắc phong từ thế kỷ 17. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+) Theo thống kê từ những sắc phong của triều đình nhà Lê, nhà Nguyễn, duệ hiệu của Linh Huệ đại vương có đến 51 mỹ tự. Thông thường, các vị thần khác chỉ có 4-6 mỹ tự, điều đó cho thấy công trạng với dân với nước của Ngài là rất lớn. Tuy nhiên, trải qua thời gian, sự tích lai lịch của Ngài đều đã thất lạc. “Chúng ta cần sự tồn tại của những công trình này không chỉ ở mặt vật chất mà quan trọng hơn là giá trị tinh thần, văn hóa. Nghè là kiến trúc thật sự của người dân còn đình thì gắn với nơi ban bố chính lệnh của triều đình,” ông Trần Lâm Biền nói. Việc phục dựng di tích là cần thiết tuy nhiên, ông cũng bày tỏ băn khoăn về cách làm, để giữ được thần thái văn hóa truyền thống, bảo tồn giá trị biểu tượng tâm linh, không mắc phải sai lầm đã xảy ra nhiều lần trong quá trình tôn tạo các di tích ở nước ta hiện nay. Cơ sở để nghiên cứu, phục dựng di tích Từ những nghiên cứu của mình, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học, cho biết Nghè Đằng Đông bị phá hủy trong thời gian gần đây (1964-1965) vì vậy ký ức về Nghè vẫn ở trong tâm thức người dân địa phương. Đó là một trong những yếu tố thuận lợi để phục dựng di tích. Do chiến tranh, đồ thờ và sắc phong của ba Nghè đều được đưa về thờ chung ở đền Trấn Vũ. Một số nhà dân ở phường Thạch Bàn vẫn đang cất giữ nhiều bộ phận kiến trúc và hiện vật của Nghè Đằng Đông như cửa hậu cung, chân cột, tượng chó đá... Thông thường, các thần chỉ được sắc phong từ 4-6 mỹ tự nhưng Linh Huệ đại vương được tôn vinh với 51 mỹ tự. (Ảnh: PV/Vietnam+) “Dựa trên những gì chúng ta thấy ở thực địa và trong ký ức người dân Ngọc Trì, các nhà khoa học có thể dựng lên được rõ ràng đầy đủ nền móng, quy mô, dạng thức kiến trúc của Nghè, đó là kiến trúc kiểu chữ ‘đinh’ gồm 5 gian nhà tiền tế, 3 gian hậu cung. Đó là những điều kiện và cơ sở thuận lợi để có thể dễ dàng tiến hành phục hồi nguyên trạng Nghè Đằng Đông,” tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ khẳng định. Tiến sỹ Bùi Thế Quân, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Long Biên, cho rằng để xác nhận giá trị di sản văn hóa đã từng tồn tại thì không thể không quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành như sử học, văn hóa học, dân tộc học, khảo cổ học…, cũng như nghiên cứu dựa trên chính sử và truyền thuyết, bác học và dân gian. “Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia văn hóa để chính quyền địa phương tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề nghị phục hồi di tích Nghè Đằng Đông đúng với Luật di sản văn hóa và các quy định liên quan,” ông Quân cho hay. Ông Quân nói thêm rằng với những dấu tích lịch sử, văn hóa có gắn bó mật thiết với Nghè Đằng Đông, nhất là những dấu ấn in đậm trong tâm trí người dân Ngọc Trì, việc khôi phục và phát huy giá trị di tích Nghè Đằng Đông là nguyện vọng chính đáng, thiết thực của quần chúng nhân dân và cũng rất phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Dấu tích giếng cổ tại Nghè Đằng Đông. (Ảnh: PV/Vietnam+) Ngày nay, nông thôn nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ trên con đường đô thị hóa. Thực tế là dù dấu tích làng xưa đã thay đổi nhưng hồn của làng thì vẫn còn đó. Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Xuân Đính, chuyên gia nghiên cứu về dân tộc học, cho rằng hồn của làng chính là ý thức của cộng đồng người dân về các giá trị chung của làng, các di tích lịch sử, văn hóa, ngoài ra còn là tâm thức về lãnh thổ, tục lệ, lễ hội. “Hồn của làng còn thể hiện ở quan niệm tâm linh về những vị thần bảo hộ, những nghi lễ, việc làng mà các gia đình được phân công thực hiện hàng năm. Tôi cho rằng các di tích, nơi thờ tự chính là cầu nối tâm linh gắn kết người dân. Phục dựng di tích chính là giữ hồn làng cho những địa phương đã bị đô thị hóa,” ông chia sẻ./. Minh Thu (Vietnam+) Nguồn: Vietnam+ Nghè Đằng Đông là nơi diễn xướng nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi - di sản đã được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Căn cứ từ tư liệu ghi lại, xưa kia, đền Trấn Vũ vốn thuộc làng Ngọc Trì, gồm 3 ấp: ấp Đông Thượng thờ Quang Hiển Đào đại vương, ấp Đằng Đông thờ Linh Huệ đại vương, ấp Đằng Đường thờ Minh Thông Tả đại vương. Ba vị đại vương được thờ tại các Nghè (miếu). Qua thời gian, đều đã bị phá hủy, hiện chỉ còn dấu tích nghè Đằng Đông. Các nhà nghiên cứu và quản lý cho rằng phục dựng Nghè Đằng Đông là cần thiết nhưng một loạt công việc sẽ phải triển khai để tránh mắc sai lầm trong ứng xử với di sản. Người dân thành kính trước ban thờ Linh Huệ đại vương tại Nghè Đằng Đông. (Ảnh: PV/Vietnam+)Từ một trò chơi dân gian được trình diễn vào dịp lễ hội, nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ tại phường Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) đã vinh dự được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Kéo co ngồi không chỉ là một trò chơi trong dịp lễ hội, mà còn là một nghi lễ thiêng liêng gắn liền với việc thờ tự các vị thần linh bảo hộ cho dân làng.Xưa kia, đền Trấn Vũ vốn thuộc làng Ngọc Trì, gồm 3 ấp: Ấp Đông Thượng thờ Quang Hiển Đào đại vương, Ấp Đằng Đông thờ Linh Huệ đại vương, Ấp Đằng Đường thờ Minh Thông Tả đại vương. Ba vị đại vương được thờ tại các Nghè (miếu). Qua thời gian, đều đã bị phá hủy, hiện chỉ còn dấu tích Nghè Đằng Đông.Ngày hội lớn của làng Ngọc Trì luôn có trò chơi kéo co luồn dây qua cột (kéo co ngồi). Theo các cụ trong làng thì trò chơi này xuất phát từ Nghè Đằng Đông nhưng khi Nghè bị phá, không còn nơi diễn xướng thì mới chuyển sang tổ chức ở đền Trấn Vũ. Trò chơi kéo co này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia năm 2015.Ngày 24/4, hội thảo khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa Nghè Đằng Đông đã diễn ra nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về việc phục hồi, quy hoạch di tích.Căn cốt lịch sử, văn hóa quan trọngTheo giáo sư sử học Lê Văn Lan, từ cuối thế kỷ 19, khuôn viên Nghè Đằng Đông đã là nơi luyện tập của nghĩa quân trong phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy. Đến thời kỳ tiền khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nghè Đằng Đông cũng chính là nơi hội họp của những người yêu nước ở địa phương, hưởng ứng chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, đi phá kho thóc cứu đói, là nơi tập trung lực lượng của nhân dân Ngọc Trì thì thành đi thu sổ sách của hương lý chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng. Giáo sư sử học Lê Văn Lan tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các hoạt động chiến tranh du kích đều liên quan hoặc diễn ra ở Nghè Đằng Đông, hầm bí mật được đào ngay dưới bệ thờ. Thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1966-1970, Nghè Đằng Đông là nơi đặt chỉ huy sở của Trung đoàn pháo cao xạ 220. Đài quan sát cao hơn 10m đặt ngay ở hậu cung của Nghè. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, dân quân tự vệ Ngọc Trì cũng đặt súng máy tại khuôn viên Nghè để đánh địch.“Như vậy Nghè Đằng Đông không chỉ đủ tiêu chuẩn để xếp hạng di tích cách mạng kháng chiến mà còn là căn cốt di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương,” giáo sư Lê Văn Lan khẳng định.[Nghi lễ kéo co: Khi các cộng đồng cùng kéo sợi dây đoàn kết gắn bó]Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng cần thiết phải phục hồi di tích Nghè Đằng Đông bởi đây là công trình kiến trúc mang di sản văn hóa dân dã, một sản phẩm của lịch sử gắn với quá trình phát triển, phản ánh trung thực bộ mặt xã hội nông thôn thủa trước. Nghè Đằng Đông hiện còn lưu giữ tượng thờ, ngai và nhiều đạo sắc phong từ thế kỷ 17. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)Theo thống kê từ những sắc phong của triều đình nhà Lê, nhà Nguyễn, duệ hiệu của Linh Huệ đại vương có đến 51 mỹ tự. Thông thường, các vị thần khác chỉ có 4-6 mỹ tự, điều đó cho thấy công trạng với dân với nước của Ngài là rất lớn. Tuy nhiên, trải qua thời gian, sự tích lai lịch của Ngài đều đã thất lạc.“Chúng ta cần sự tồn tại của những công trình này không chỉ ở mặt vật chất mà quan trọng hơn là giá trị tinh thần, văn hóa. Nghè là kiến trúc thật sự của người dân còn đình thì gắn với nơi ban bố chính lệnh của triều đình,” ông Trần Lâm Biền nói.Việc phục dựng di tích là cần thiết tuy nhiên, ông cũng bày tỏ băn khoăn về cách làm, để giữ được thần thái văn hóa truyền thống, bảo tồn giá trị biểu tượng tâm linh, không mắc phải sai lầm đã xảy ra nhiều lần trong quá trình tôn tạo các di tích ở nước ta hiện nay.Cơ sở để nghiên cứu, phục dựng di tíchTừ những nghiên cứu của mình, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học, cho biết Nghè Đằng Đông bị phá hủy trong thời gian gần đây (1964-1965) vì vậy ký ức về Nghè vẫn ở trong tâm thức người dân địa phương. Đó là một trong những yếu tố thuận lợi để phục dựng di tích.Do chiến tranh, đồ thờ và sắc phong của ba Nghè đều được đưa về thờ chung ở đền Trấn Vũ. Một số nhà dân ở phường Thạch Bàn vẫn đang cất giữ nhiều bộ phận kiến trúc và hiện vật của Nghè Đằng Đông như cửa hậu cung, chân cột, tượng chó đá... Thông thường, các thần chỉ được sắc phong từ 4-6 mỹ tự nhưng Linh Huệ đại vương được tôn vinh với 51 mỹ tự. (Ảnh: PV/Vietnam+)“Dựa trên những gì chúng ta thấy ở thực địa và trong ký ức người dân Ngọc Trì, các nhà khoa học có thể dựng lên được rõ ràng đầy đủ nền móng, quy mô, dạng thức kiến trúc của Nghè, đó là kiến trúc kiểu chữ ‘đinh’ gồm 5 gian nhà tiền tế, 3 gian hậu cung. Đó là những điều kiện và cơ sở thuận lợi để có thể dễ dàng tiến hành phục hồi nguyên trạng Nghè Đằng Đông,” tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ khẳng định.Tiến sỹ Bùi Thế Quân, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Long Biên, cho rằng để xác nhận giá trị di sản văn hóa đã từng tồn tại thì không thể không quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành như sử học, văn hóa học, dân tộc học, khảo cổ học…, cũng như nghiên cứu dựa trên chính sử và truyền thuyết, bác học và dân gian.“Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia văn hóa để chính quyền địa phương tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề nghị phục hồi di tích Nghè Đằng Đông đúng với Luật di sản văn hóa và các quy định liên quan,” ông Quân cho hay.Ông Quân nói thêm rằng với những dấu tích lịch sử, văn hóa có gắn bó mật thiết với Nghè Đằng Đông, nhất là những dấu ấn in đậm trong tâm trí người dân Ngọc Trì, việc khôi phục và phát huy giá trị di tích Nghè Đằng Đông là nguyện vọng chính đáng, thiết thực của quần chúng nhân dân và cũng rất phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Dấu tích giếng cổ tại Nghè Đằng Đông. (Ảnh: PV/Vietnam+)Ngày nay, nông thôn nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ trên con đường đô thị hóa. Thực tế là dù dấu tích làng xưa đã thay đổi nhưng hồn của làng thì vẫn còn đó.Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Xuân Đính, chuyên gia nghiên cứu về dân tộc học, cho rằng hồn của làng chính là ý thức của cộng đồng người dân về các giá trị chung của làng, các di tích lịch sử, văn hóa, ngoài ra còn là tâm thức về lãnh thổ, tục lệ, lễ hội.“Hồn của làng còn thể hiện ở quan niệm tâm linh về những vị thần bảo hộ, những nghi lễ, việc làng mà các gia đình được phân công thực hiện hàng năm. Tôi cho rằng các di tích, nơi thờ tự chính là cầu nối tâm linh gắn kết người dân. Phục dựng di tích chính là giữ hồn làng cho những địa phương đã bị đô thị hóa,” ông chia sẻ./.Minh Thu (Vietnam+)Nguồn: Vietnam+ Trở về đầu trang Nghè Đằng Đông phục dựng đền Trấn Vũ Thạch Bàn Long Biên Hà Nội 9 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10