Quán Hương Ngải được xây từ thời Hán Trung Vương, Chiêu Liệt Hoàng Đế Lưu Bị, thờ phụng Thành hoàng làng là Tam Vị Chu Công giúp dân lập làng, đánh nhau với Mạnh Hoạch và hy sinh. Quán thuộc xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Quán Hương Ngải là một trong bốn hành cung được Tam Vị Chu
Công chọn gồm Hương Ngải, Đại Đồng, Kim Quan, Chi Quan. Quán thờ Tam Vị Chu
Công giúp dân lập làng, đánh nhau với Mạnh Hoạch và hy sinh, làm Thành Hoàng.
Hương Ngải trước 1945 là một xã thuộc huyện Thạch Thất, phủ
Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến 1975 thuộc tỉnh Hà
Sơn Bình. Từ 1978 đến 1991 nhập vào thủ đô Hà Nội.
Từ 1991 lại trở về với tỉnh Hà Tây. Từ 1-8-2008 thuộc TP Hà
Nội. Xã trước đây bao gồm 4 thôn: Nậu Thượng, Nậu Trong, Nậu Hạ và Nậu Tư. Nay
được phân lại thành 9 thôn, đánh số từ 1 đến 9.
Địa giới xã phía bắc giáp xã Phụng Thượng và xã Tam Hiệp
(huyện Phúc Thọ), phía đông giáp xã Canh Nậu, phía nam giáp xã Chàng Sơn, phía
tây giáp thị trấn Liên Quan và xã Phú Kim. Xã Hương Ngải có diện tích 4,8 km²,
dân số năm 1999 là 7.195 người, mật độ dân số đạt 1.499 người/km².
Theo các cụ già trong làng kể lại, Hương Ngải tên Nôm là Kẻ
Ngái, bởi vì ngày xưa có rất nhiều cây ngái ở xung quanh. Cái tên Hương Ngải
cũng có gốc gác từ mùi hoa của loài cây ấy. Khi cây ngái nở hoa, hương thơm
lan toả khắp vùng nên dân gian đặt tên làng là "Hương Ngái”, dần dần
âm "Ngái” bị đọc chệch đi thành "Ngải”.
Làng Hương Ngải có lịch sử hình thành từ thời Bắc
thuộc: Tam vị Đại vương đã có công trong việc thành lập và bảo vệ làng
nên được dân tôn thờ làm thành hoàng.
Hiện nay trong Quán Làng vẫn lưu giữ được 9 đạo sắc phong
cho các Ngài qua các triều đại: sớm nhất năm Cảnh Hưng 44 thời Lê (1784), tiếp
đến là Quang Trung 4 thời Tây Sơn (1791), muộn nhất là Duy Tân 3 thời Nguyễn
(1910).
Cạnh nghề nông, Hương Ngải còn nổi tiếng là vùng đất khoa
bảng. Hương ước quy định cấp ruộng học điền, giấy bút cho những trẻ thông
minh nhà nghèo, miễn giảm phu phen tạp dịch cho những trò giỏi của làng.
Ngoài đình, quán, chùa, miếu… làng có đủ văn chỉ, võ chỉ, văn bia, văn
chuông.
Hương Ngải vẫn còn những bia đá có từ thời Nguyễn. Tấm
bia Đại khoa khắc ghi những tên tuổi: Liêu Hiến Chương, Liêu Hiến Quang đỗ Thái
học sinh triều Lý, Đỗ Hịch đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân; Phí Thạc đỗ Đệ
nhị giáp tiến sĩ xuất thân triều Mạc Minh Đức; Đỗ Thê đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ
xuất thân triều Lê Chính Hoà; Nguyễn Đăng Huân đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất
thân triều Nguyễn Minh Mệnh. Nơi đây cũng chính là quê hương của nhà giáo tân học
và lương y Nguyễn Tử Siêu (1898—1965).
Quán Làng
Theo Ngọc phả thì Quán Làng ra đời từ thời Bắc thuộc với
2 làng kề bên là Thúy Lai và Canh Nậu, cùng thờ ba vị quan họ Chu vốn là ba
anh em ruột gốc người Trung Quốc. Ba vị đã mua ruộng hậu ở vùng này và có
công trong việc an dân, về sau được tôn làm thành hoàng làng.
Quán toạ lạc trên thế đất hình "chữ Tam" (三).
Cuộc trùng tu năm 1993 giữ gần nguyên vẹn kiến trúc cũ trên diện tích
4375 m2. Du khách đi từ ngoài vào qua nghi môn, sân rồi đến bên toà đình.
Mặt bằng xây dựng có hình "chữ Lập" (立) bao gồm hậu cung, đại
bái và tiền tế. Lễ hội làng chính thức diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng 7 âm lịch
hàng năm.
Trong Quán Làng còn bảo tồn được bức hoành phi viết bốn
chữ "Mỹ tục khả phong” do vua Tự Đức ban tặng. Đây là nơi thực dân Pháp
phải ký văn bản bàn giao tỉnh Sơn Tây về cho chính quyền Việt Minh. Tới
thập niên 2000 Quán Làng đã được tu bổ, trở thành một khu vực rộng rãi với
bia tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng đã bị Pháp tử hình tại đây ngày 28-5-1949.
Năm 2009, UBND thành
phố Hà Nội đã công nhận Quán Làng là di tích kiến trúc nghệ thuật, cùng với Cầu
Nghinh tức Quán Bảy Cây hay Quán Nghinh. Tại các xóm còn có văn chỉ, võ
chỉ và hai ngôi đình được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng Di tích văn hoá từ
ngày 10-8-2005 là đình Giang và đình Đông Thanh, cũng thờ Tam vị Đại
vương họ Chu.