Quán Thượng - Quán Hạ là nơi thờ Thành Hoàng làng là 3 anh em Cao Hiển Hồ. 3 vị tướng đã giúp Đinh Tiên Hoàng làm nền đế nghiệp, tham gia thống nhất đất nước qua việc dẹp loạn Thập Nhị sứ quân, lập nên nước Đại Cổ Việt vào năm Mậu Thìn.
Đồng Lư là một làng nhỏ nằm ngay ven đê sông Đáy,
cách trung tâm thị trấn Quốc Oai khoảng 2km nằm ở phía Đông Nam của
huyện. Nơi đây có cụm di tích: Cây đa - Quán Thượng - Quán Hạđã được Bộ
văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa cấp Quốc gia, tại văn
băn số 1460/QĐ-VH ngày 28/06/1996.
Làng Đồng Lư xưa
có tên là Đỗng Lô Trang là nơi người việt cổ sinh sống từ rất sớm
với nền văn minh khá phát triển. Đến thế kỷ XIX thì Đồng Lư thuộc
tổng Tiên Lữ, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai. Nhưng từ năm 1948 đến năm
2008, Đồng Lư xát nhập với hai làng Yên Nội và Dương Cốc thành xã
Đồng Quang huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Quán Thượng - Quán Hạ là nơi thờ Thành Hoàng làng.
Tương truyền Thành Hoàng làng là 3 anh em Cao Hiển Hồ. 3 vị tướng đã
giúp Đinh Tiên Hoàng làm nền đế nghiệp, tham gia thống nhất đất nước
qua việc dẹp loạn Thập Nhị sứ quân, lập nên nước Đại Cổ Việt vào
năm Mậu Thìn (năm 968).
Chiến công của 3 anh em Cao Hiển Hồ gắn với việc thu
phục sứ quân Ngô Nhật Khánh ở đất Đường Lâm - Sơn Tây, cho nên đến tận
ngày nay, làng Đồng Lư vẫn còn để lại nhiều dấu tích như: Mả Quan,
Đồng Thây … và đã phát hiện nhiều mảnh gốm cổ, nhiều chum lọ chôn
cất trong các di chỉ mộ Hán có niên đại gần 2000 năm.
Thần tích chép rằng: Vào mùa xuân năm Canh Thìn (930)
có ông Cao Hiển và bà Lã Thị Ả ở hương Vạn Kỳ, huyện Gia Định phủ
Thuận An Đạo Kinh Bắc nhà vốn rất nghèo làm nghề đánh cá trên Sông
Hai ông bà rất thích làm việc thiện, cho dù việc thiện đó có nhỏ
đến đâu ông bà cũng làm. Một hôm, hai ông
bà chài lưới trên sông Như Nguyệt, kéo được 15 dật vàng.
Từ đấy 2 ông bà làm ăn cứ khấm khá mãi lên nên cuộc
sống rất khá giả. Hiềm nỗi 2 ông bà đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa
có con. Ông vẫn thường nói “Tiền rừng gạo bể” mà không có con thì
sống không được vui. Ông bàn với bà đi tìm nơi cầu tự. Hai ông bà nghe
nói ở đền Hữu Linh, Trang Sơn Lộ là nơi linh ứng cầu gì được nấy,
bèn cùng nhau sắm sửa lễ vật đến đó để cầu tự.
Sớm hôm sau, ông bà làm lễ tạ rồi xuống thuyền cùng
với hai người vạn chài xuôi dòng Sông Hát. Thuyền đang đi, trời bỗng
nhiên tối sầm lại như đêm và một trận gió lớn ập đến. Lúc này
thuyền chở ông bà đến địa phận Trang Sơn Lộ, hai người ngẩng đầu
nhìn lên trời thấy có đám mây màu vàng hướng vào bà mà hạ xuống.
Bà vợ hoảng sợ, nằm miên man, sau đó bà có mang.
Tháng 2 năm Quý Tỵ (933), bà hạ sinh được 3 người con
trai sau khi bà sinh con sư trụ trì chùa Cao đã chuyển bà xuống quán
phía dưới chùa. Còn ba đứa trẻ con của vợ chồng Cao Hiển thì lớn
lên thành ba chàng trai khỏe mạnh rồi theo Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn
12 thứ quân. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi bèn sắc phong 3 ông là Tam Vị Thông
Hiên Nguyên Soái Địa Vương. Quán Thượng và Quán Hạ cũng có tên gọi
từ đó.
Quán Thượng - Quán Hạ là 1 công trình kiến trúc nghệ thuật
hoàn chỉnh. Quán Thượng và Quán Hạ đặt bên sườn núi phía Tây được
xây dựng từ thời Hậu Lê bằng gạch không nung nhưng rất rắn. Phía
trước quán hạ là 1 hồ nước rộng 72m2. Giữa hồ nổi lên 1 gò đất
rộng, xưa kia gò đất ấy được lấy làm xới vật trong những ngày Lễ
Tết. Ở Quán Thượng - Quán Hạ vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý như:
các bản thần phả Chữ Hán, 18 đạo sắc phong, hai bát hương to bằng đá
… và 12 hiện vật thuộc di vật khảo cổ đào được ở quanh núi Đồng Lư.
Quán Hạ tựa lưng vào núi, phía trước mặt là một ao rộng, ở
giữa có một quả gò nổi lên như viên ngọc. Ngày hội làng, tổ chức xới vật trên
gò đất này.
Quán Hạ là công trình văn hoá truyền thống, có bố cục không
gian mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “nhị” bao gồm nhà Đại bái và một toà Hậu cung
nằm song song với nhau.
Cổng vào là cột trụ tường bao kiểu nghi môn. Cột trụ cao, mặt
cắt hình vuông, trên đỉnh có hai hoa dành, ô đèn lồng đắp tứ linh, phong cách
nghệ thuật thời Nguyễn.
Sau sân gạch là nhà Đại bái gồm 5 gian xây gạch đầu hồi, hai
phía tiền và hậu thông thoáng với sân trước và sân sau. Kiến trúc phía trong kiểu
chồng diêm 2 tầng 8 mái với những đầu đao cong vút. Trên nóc, đắp bờ đinh và
con kìm, con xô, con sấu là khối tượng tròn, mái lợp ngói ri cổ.
Kết cấu khung nhà bốn hàng chân cột gỗ với những bộ vì nóc đặt
trên câu đầu làm theo hình thức chồng rường. Trên kiến trúc gỗ có những bức cốn
đục chạm các đề tài: ngư long hý thuỷ, tứ linh (long, ly, quy, phượng). mai hoá
rồng, các loài chim đang bay, nhảy múa.
Hậu cung 3 gian 2 dĩ cao 9 bậc, thềm đá xanh xây kè vuông vức.
Ngôi nhà được phân thành hai nấc, ngoài là Tiền tế, trong là Hậu cung nơi đặt
long ngai với bài vị thờ Lý Nhã Lang thời Lý Nam Đế, được nhân dân suy tôn làm
Thành hoàng.
Quán Hạ còn bảo tồn được một cuốn thần phả, 7 đạo sắc phong
của các triều đại phong kiến Việt Nam phong cho thần Lý Nhã Lang, cùng nhiều đồ
thờ tự khác.
Quán Hạ Đồng Lư
Quán Thượng có nhà Tiền tế và Hậu cung, bố cục không gian mặt
bằng kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, ở trên thế cao. Qua hai bậc đá xanh và
hàng cột hiên bằng đá là đến nhà Tiền tế.
Trên Thượng điện bên trái có một cuốn thư gỗ khắc bài chạm
ca ngợi vùng đất địa linh, thờ thần thành hoàng. Gian giữa có bức chạm nổi đề
tài lưỡng long chầu nguyệt, thân rồng uốn lượn trong mây, phía dưới là hai con
long mã.
Hậu cung có ba gian, kết cấu vì kèo chồng rường trên câu đầu
đều bào trơn đóng bén. Gian giữa có khám gỗ lớn, sơn son, thếp vàng, bài trí cỗ
long báu có bài vị thờ ba vị đại vương là thành hoàng của làng Đồng Lư.
Từ Quán Thượng - Quán Hạ đi tới ngã ba làng khoảng vài
trăm mét ta nhìn thấy một cây đa cổ thụ gắn với lịch sử cách mạng
khi thực dân Pháp chiếm thủ đô Hà Nội, du kích thôn Đồng Lư lấy địa điểm
này làm căn cứ bí mật hoạt động cách mạng.
Đây cũng là nơi
đặt in Báo Thủ Đô, in giấy bạc nhà nước và là cơ sở cách mạng của
tiểu thu Đan Hoài (Đan Phượng Hoài
Đức), bảo vệ đồng chí bí thư tỉnh ủy Sơn Tây về chỉ đạo phong trào
cách mạng năm 1950 - 1951.