Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân.
Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng,
mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ
Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện
ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây)
khi nó dồn nước vào sông Nhuệ.
Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà
Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy
Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây,
qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với
sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị.
Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai
nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ... một chảy qua Từ Liêm, Thanh
Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu.
Sông mang tên một thủ lĩnh dược thờ là Thành Hoàng đất Long
Đỗ, gọi là Tô Lịch. Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo.
Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt,
nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế
dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn
Xuân. Cái tên ấy đã vào sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô Thăng Long chung thủy
như một lời thề lứa đôi:
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch chẳng quyên lời nguyền
Con sông ấy đã đi vào đời sống dân dẫn:
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán giò trăng khuya.
Đó là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền
mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa như sách
"Hà Nội nghìn xưa" đã miêu tả:
"Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu".
Hoặc
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa.
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay"
Con sông ấy đã tận tuỵ với người Hà Nội từ buổi lập xóm làng
đầu tiên và cũng là con sông lưu giữ dấu tích của Lý Nam Đế, người anh hùng chống
xâm lược đã dựng lên một Nhà nước dộc lập đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, trước
khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm.
Nhà nước ấy gọi là Nhà nước Vạn Xuân, tuy tồn tại lại không
được bao lâu trong lịch sử nhưng nó đã một thời lừng lẫy. Người lập ra nó đã
dám xứng đế, đặt nhà nước của mình ngang hàng với các triều đại Hán, Đường của
Trung Quốc. Sử cũ đã ghi chép:
Năm 545 Lý Nam Đế đã dựng thành lũy để chống quân xâm lược
nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu ở cửa sông Tô Lịch. Đúng ngày nguyên đán năm
Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế, thành
lập triều đình Vạn Xuân gồm 2 ban văn võ. Vị tướng tài ba Phạm Tu được cử cầm đầu
ban võ chỉ huy đội quân dân tộc mới hình thành.
Tháng 7 năm 545, Nhà Lương cất đại binh sang xâm lược nước Vạn
Xuân. Quân ta dưới sự chỉ huy của lão tướng Phạm Tu đã ngày đêm dựng lũy đất, cọc
tre thành thành lũy để chống cự lại quân địch.
Quân địch dùng một lực lượng lớn tấn công, phá thành và ngày
20 tháng 7 năm Ất Sửu tướng Phạm Tu đã anh dũng hy sinh ở nơi đó. Thế cục thay
đổi, Lý Nam Đế hải đưa triều đình non trẻ của mình về giữ thành Gia Ninh.
Nước Vạn Xuân với kinh đô Vạn Xuân chỉ tồn tại ngắn ngủi
trong lịch sử và việc vua Lý Nam Đế khai sáng cho đất nước ở Vuan Xuân của mình
chưa là bao nhiêu so với các triều đại sau này của Đại Việt, nhưng tên tuổi của
nó còn sống đời đời trong những trang sử vàng của nước nhà.
Thành Tô Lịch không còn nhưng còn lại đầm Vạn Xuân trên đất
Thanh Trì ngày nay. Chùa Khai Quốc do chính nhà vua cho xây dụng trên nền của một
ngôi chùa cổ khi Phật giáo bắt đầu có mặt ở vùng đất Hà Nội cổ lấy tên là
"Khai Quốc tự" thì nay vẫn sừng sững soi bóng bên Hồ Tây, gọi là chùa
Trấn Quốc.
Các vị tướng tài ba đã theo nhà vua đánh giặc Lương giữ nước
như Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu, tên tuổi trong lịch sử còn ghi. Đặc biệt để
khỏi lệ thuộc vào đồng tiền tài chính của Trung Hoa, Lý Nam Đế lúc khai quốc Vạn
Xuân đã cho đúc tiền đồng Việt Nam.
Muốn thoát ly ảnh hưởng của nho học, chính Lý Nam Đé cho xây chùa An Tri (vốn
là tre nứa) thành "Khai quốc tự" để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo
mà các triều đại Lý Trần sau này tiếp nối và phát huy vẻ đẹp của nó hướng về
lòng nhân ái, vị tha.
Trong ý tưởng như thế và nhà vua đã cho xây chùa và đặt cả
niên hiệu của mình cũng hướng về lòng khoan dung, nhân ái như thế. Niên hiệu của
nhà vua là Đại Đức chứ không phải là Thiên Đức. Kế truyền ý tưởng của vua,
cháu Lý Nam Đế tự xưng mình là Lý Phật Tử (con Phật) chứ không phải là
Thêin Tử (con trời).
Chỉ vài điều như thế đã đủ rõ tầm trí tuệ nhìn xa trông rộng
của Lý Nam Đế khi đánh giặc, dựng nước:
- Chính ông đã nhìn thấy tấm chiến lược dâu dài của vùng đất
Hà Nội cổ bên sông Tô trong việc mở nước nên đã đi trước nhiều nhân vật lịch sử
một bước, được coi như là người đầu tiên đã đưa vùng đất Hà nội cổ bên sông Tô
lên một vị trí lịch sử đặc biệt.
Từ đây (545 sông Tô Lịch và đất Long Đỗ mới âm vang tên tuổi
của mình và các cơ quan cai trị người phương Bắc mới định được giá trị của nó
nên đã nâng huyện Tống Bình lên thành cấp quận và tập trung đặt sở trị ở đây,
cho xây đắp La Thành để chống lại những cuộc nổi dậy phá sở trị của nhân dân Tống
Bình.
- Chính Lý Nam Đế là người đã đặt những viên gạch đầu tiên
cho Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long năm 1010 từ dấu ấn của thành Tô Lịch,
và cũng chính Lý Nam Đế là người đầu tiên nâng Phật giáo nước ta lên chính quốc
giáo, tạo nền móng cho nền quân chủ phật giáo nước ta thời Lý- Trần bước tới những
lĩnh vực văn hóa, văn học dựng nước và giữ nước ở Thăng Long.
Theo Hà Nội Mới Online