Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc – trung dũng độc nhĩ tướng quân phù Ngô nhị triều Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc – trung dũng độc nhĩ tướng quân phù Ngô nhị triều Đỗ Cảnh Thạc (chữ Hán: 杜景碩; 912 - 967) là tướng nhà Ngô, sau trở thành thủ lĩnh thời loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Khi Ngô Xương Văn mất, Đỗ Cảnh Thạc cùng các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Trí Hựu, Dương Huy lao vào cuộc tranh giành ngôi Vua, nước Việt (đó là Tĩnh Hải quân) bị rơi vào thời loạn 12 sứ quân. Ông cùng thân binh về đóng căn cứ Đỗ Động Giang, mở mang và quản lý một khu vực rộng lớn phía Tây Nam Hà Nội ngày nay và trở thành một sứ quân rất mạnh. Sau hơn một năm giao tranh, ông bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp năm 967 trong quá trình thống nhất đất nước Đại Cồ Việt. Có mặt trong lịch sử nước Nam hơn một nửa thế kỷ, ông trở thành một trong những công thần bậc nhất của nhà Ngô không chỉ lúc tạo lập mà cả ở thời điểm khôi phục sau thời Bình vương Dương Tam Kha, được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quân trước thời nhà Đinh với đặc điểm nhận biết hiếm có. Ông là độc nhĩ tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Mất một vành tai thuở thiếu thời. Thù nhà, nợ nước chẳng thể nguôi Về xuất thân của vị tướng họ Đỗ, Thần phả Đỗ tướng công và sắc phong ở đình Cổ Hiền cho hay ông có nguồn gốc từ Trung Quốc: “Đỗ Tướng Công, huý Cảnh Thạc, sinh ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Thân (912). Thân phụ ngài là Đỗ Quảng Lăng, mẹ là Trần Thị Thọ thuộc Đỗ Động Giang, Ấp Động (huyện Thanh Oai bây giờ)”. Cụ thể hơn, có thuyết cho rằng cha Đỗ Cảnh Thạc tên là Đỗ Thục, người gốc Quảng Lăng đất Trung Quốc. Vào thời Ngũ đại thập quốc, Đỗ Thục sang nước ta làm Tĩnh Hải quân và sinh Đỗ Cảnh Thạc. Gốc gác này, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chỉ rõ: “Đỗ Cảnh Thạc: Người huyện Thuận Đức thuộc Quảng Đông”. Tương truyền vào thuở thiếu thời, cậu bé họ Đỗ tỏ ra thông minh khỏe mạnh, năm lên 8 tuổi đã biết bày ra các trò chơi. Năm 12 tuổi đã biết cưỡi ngựa, bắn cung, theo cha đi săn muông thú. Năm 16 tuổi đã có chí lớn, thấy bọn quan quân nhà Nam ức hiếp dân lành, giết người cướp của thì trong lòng căm hận, chỉ muốn tiêu diệt kẻ thù cho bõ tức . Nhưng cũng chính vì tính khí ấy mà vị sứ quân tương lai mới… mất một tai với giặc Nam Hán. Việc này, trong Thần phả Đỗ tướng công có chép lại nguyên do: “Một hôm giặc vào bắt lợn của nhà, ông xông ra giằng lợn lại bị chúng đánh đập, cáu tiết ông giằng chiếc đòn khiêng lợn đánh túi bụi, sau vì thế cô mà bị chúng quây bắt trói lên cây và xẻo mất một bên tai. Sau việc này, lòng căm thù sôi sục, ông quyết tìm thầy học võ”. Cứ như trong thần phả viết, việc ấy ắt xảy ra sau thời Khúc Thừa Mỹ để nước rơi vào tay giặc Nam Hán năm Quý Mùi (923) cho đến trước khi Dương Đình Nghệ khôi phục năm Tân Mão (931). Cũng có thuyết khác cho hay, khi dẫn quân đánh nhau với Nam Hán, trong lúc giao tranh, ông bị gươm của giặc phạt mất một tai. Cũng vì mối thù không đội trời chung với giặc phương Bắc của bản thân, lại thêm nợ nước, thù nhà chồng chất sau đó trong thời gian Đỗ Cảnh Thạc tìm thầy luyện võ ba năm “giặc đã kéo đến ấp cướp bóc đàn áp, dân ấp người chết người chạy trốn, nhà ông bị đốt cháy, cha mẹ bị giặc giết”, đã nung nấu trong huyết quản chàng trai một tai ấy chí lớn trả thù nhà, đền nợ nước. Công thần nghiệp trải suốt triều Ngô. Lật đổ Bình Vương phục cơ đồ Trong suốt cuộc đời làm tướng của mình, Đỗ Cảnh Thạc dần trở thành một cánh tay đắc lực phò giúp cho nhà Ngô lập nền tự chủ, dựng xây triều đại, được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tán tụng là: “Tướng công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải bao biến cố vẫn giữ một lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước. Thật là một tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo”. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở vùng Thanh Oai thì ban đầu Đỗ Cảnh Thạc tìm về dưới trướng của Dương Đình Nghệ, nhưng sau đó lại bén duyên với con rể họ Dương là Ngô Quyền lúc ấy đang trấn thủ Ái Châu do ý hợp tâm đầu. Khâm phục tài năng và chí khí của viên tướng họ Ngô nên ngày 15 tháng giêng năm Đinh Dậu (937), Đỗ Cảnh Thạc đã đem theo đội quân được xây dựng từ trước về với Ngô Quyền, tôn Ngô Quyền là Đại huynh. Sau khi Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, lại thêm họa Nam Hán rình rập, dẫn đến quyết định huyết chiến nơi Bạch Đằng giang. Tương truyền, ông chính là người bàn với Ngô Quyền dùng cọc nhọn đóng ở lòng sông để diệt giặc, lại dẫn đầu một cánh quân cả thủy binh và bộ binh mai phục ở bên hữu ngạn sông Bạch Đằng để tham gia tổng tấn công quân Hoằng Thao, góp phần vào đại thắng nơi dòng sông sóng bạc đầu. Đến năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, dựng nước, đóng đô, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, vị tướng họ Đỗ đã được phong làm Thái uý đứng đầu các quan võ. Chỉ tiếc rằng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, 5 năm sau, Ngô Vương Quyền băng hà (Giáp Thìn (944). Trước khi về cõi tiên, Ngô Quyền đã chỉ định Thái tử Ngô Xương Ngập là con cả sẽ nối ngôi, lại nhờ em vợ Dương Tam Kha giúp rập. Nhưng nhân đó, Dương Tam Kha giành ngôi nhà Ngô, tự xưng là Bình Vương, lại để không mang tiếng cướp ngôi, Dương Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Quyền và chị mình là Xương Văn làm con mình. Trước biến loạn của dòng họ, sợ bị lụy đến thân, Ngô Xương Ngập chạy đến Nam Sách Giang, ẩn náu tại nhà Phạm Lệnh Công ở Trà Hương (nay là huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Sợ sự tồn tại của đứa cháu gọi mình bằng cậu sẽ làm cho các cựu thần nhà Ngô có lòng khác, Bình vương Dương Tam Kha bèn sai Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạch đem quân đi lùng Ngô Xương Ngập. Nhưng Đỗ Cảnh Thạc đã từng cùng Ngô Quyền vào sinh ra tử bao phen, sẽ không nỡ xuống tay với chính con ruột của chủ cũ. Thế nên việc bắt Ngô Xương Ngập không thành. Câu chuyện này đặt ra một câu hỏi lớn, Bình Vương Dương Tam Kha có định bắt Ngô Xương Ngập hay không khi cử tướng Đỗ Cảnh Thạc đi truy lùng? Hay chỉ là một kế để tránh bị đàm tiếu và chỉ trích Sử cũ cho hay: “Trước sau đến ba lần đều không bắt được. Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập giấu vào trong động núi. Tam Kha biết tin, lại cho sục sạo, cuối cùng vẫn không tìm thấy” (Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Không những thế, cũng chính vì một lòng với nhà Ngô, nên về sau, Đỗ Cảnh Thạc góp công cho cuộc trung hưng của dòng họ này ngay sau đó vài năm. Năm Canh Tuất (950), Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn và cũng hai vị tướng trước đây là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn (thuộc Sơn Tây). Ngô Xương Văn bấy lâu làm con nuôi hờ của Bình Vương, vẫn nghĩ tới vương nghiệp của cha bị cướp, nhân đây bèn làm một cuộc đảo chính. Đại Việt sử lược cho biết, khi đoàn quân của Ngô Xương Văn cùng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc: “Đi đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn bảo hai sứ rằng: - Tiên vương ta, đức hợp lòng dân, chẳng may lìa bỏ quần thần. Dương Chủ Tướng (tức Dương Tam Kha, Đại Việt sử lược ghi rằng Chủ Tướng là tên huý của Dương Tam Kha – người dẫn) tự ý hành động một cách bất nghĩa, tội lớn vô cùng. Nay lại sai ta đi đánh các ấp vô tội. May mà thắng thì kẻ thua cũng không phục. Vậy chúng ta phải làm sao? Hai sứ thưa rằng: - Ngài dạy bảo, chúng tôi xin nghe. Việc này trong Thiên Nam ngữ lục chép lại, cho chúng ta thấy được tấm lòng trung hiếu của Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc với cố chúa: Xương Văn chịu lấy việt mao, Cùng hai Dương, Đỗ bảo nhau rằng vầy: “Tam Kha bất nghĩa chẳng hay, Lỗi lời Tiên đế, hại rày nghiệp Ngô”. … Nhị sứ nghe nói như ru, Quyết cùng như vậy còn ngờ làm chi. Thôi bèn trở quân trẩy đi, Trước sau trên dưới bọc vi Loa Thành. Tam Kha bèn mới nộp mình, Lấy thân quốc cữu nhiêu sinh chẳng hoài. Được sự thống nhất ý kiến từ những bề tôi cũ trung thành của cha, trong đó có Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Văn bèn đem binh mã quay trở lại Cổ Loa lẻn đánh Bình Vương và giành lại vương quyền, lập lại ngôi chính thống cho dòng họ, được sử cũ gọi là thời Hậu Ngô Vương. Công lao trải khắp triều Ngô của vị tướng họ Đỗ, về sau được ngợi ca là: Phạt Bắc chinh Đông, uy vũ trấn nhị triều Hán chúa, Giáo dân hộ quốc, đức quang lưu tam thế Ngô vương. Năm Ất Sửu (965), Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn bị trúng tên khi đi đánh dẹp ở hai thôn Đường và Nguyễn thuộc Thái Bình mà chết, nhà Hậu Ngô đến đây dứt. Các sứ quân thi nhau tranh hùng, tạo nên thời thập nhị sứ quân. Đỗ Cảnh Thạc với thanh thế của mình, chiếm giữ Đỗ Động (thuộc huyện Thanh Oai), tự xưng là Đỗ Cảnh Công, hùng cứ một phương: Nhật Khánh cứ đất Đường Lâm, Cảnh Thạc làm tướng quyền cầm mạnh sao. (Trích Việt sử diễn âm). Chiếm cứ địa bàn rộng lớn thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, Đỗ Cảnh Thạc lập hành cung gồm 72 trại sở, tu tạo thuyền chiến, tích trữ lương thảo, binh sĩ ngày đêm luyện tập. Căn cứ của ông tập trung sức mạnh ở đồn Bảo Đà và thành Quèn, trong đó thành Quèn gắn với tên tuổi vị tướng họ Đỗ hơn cả. Về việc dựng thành, tương truyền một lần Đỗ Cảnh Thạc đi qua trang Lạp Hạ, huyện Ninh Sơn (sau đổi là An Sơn), phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây thấy ở phía Tây có một trại nhỏ là trại Quèn, núi vòng phía sau, sông ôm phía trước. Núi sông bao bọc như thế rồng chầu hổ phục, núi không cao mà đất bằng phẳng, nước trong xanh, nguồn mạch dồi dào. Ông liền chọn làm nơi dựng thành. Bốn bề thành là đầm nước, lau sậy um tùm, phải có thuyền độc mộc mới ra vào được. Thành Quèn là tên Nôm của thôn Cổ Hiền, nay thuộc Cổ Hiền, Xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ đó, cả huyện Ninh Sơn, suốt từ trại Quèn xuống đến Thiên Phúc, Bảo Đà thuộc Thanh Oai đều thuộc quyền ông cai quản. Những ghi chép tại di tích quốc gia đặc biệt đình So ở Quốc Oai, gần căn cứ Đỗ Động Giang cho biết khi có loạn 12 sứ quân, ba anh em họ Cao đã theo giúp vua Đinh Bộ Lĩnh, một người làm Chỉ huy sứ, một làm Đô úy, và một làm Hiệu úy, tất cả đều là tướng được giao nhiệm vụ cầm quân đi đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Họ chém được chánh tướng Đỗ Thanh Long, giải thoát cho vua Đinh Bộ Lĩnh. Cũng gần căn cứ Đỗ Động, thần tích đình Mai, huyện Thanh Oai cho biết Hà Khôi đại vương là người địa phương, không theo Đỗ Cảnh Thạc mà về giúp Đinh Bộ Lĩnh để đánh dẹp căn cứ Đỗ Động. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, tấn công căn cứ Đỗ Động bất thành, bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả. Là một thế lực mạnh trong 12 Sứ quân, Đỗ Cảnh Thạc nhiều lần đẩy lùi cuộc tấn công của các Sứ quân khác, trong đó Sứ quân Lã Đường. Theo thần tích đền Ba Dân ở xã Tân Sơn, Kim Bảng, Hà Nam, khi vua Đinh Bộ Lĩnh phát động quân lính tiến hành dẹp loạn 12 sứ quân, sứ quân Đinh Nga đã đem quân sĩ về hội cùng. Khi vua Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh Đỗ Cảnh Thạc đóng ở Thanh Oai (Hà Tây) đã bị sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đem quân vậy chặt. Trong lúc nguy cấp ấy, Đinh Nga đã đem quân đến giải vây và thừa thắng tấn công tiêu diệt Đỗ Cảnh Thạc tại Đỗ Động Giang, góp công lớn giải nguy cho vua Đinh Bộ Lĩnh. Tuy nhiên, trong 12 sứ quân, sức mạnh của Trần Lãm, hay Trần Minh Công là hơn cả, lại có vua Đinh Bộ Lĩnh là kẻ kiệt hiệt, dần gộp thâu các sứ quân. Căn cứ của Đỗ Cảnh Công bị uy hiếp dữ dội. Trải qua nhiều cuộc giao tranh, lực lượng hai bên tổn thất khá nhiều. Theo thần tích thôn Yên Khoái, xã Ninh Phúc, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thì cha con vua Đinh Bộ Lĩnh suýt nữa thất trận khi trong một trận đánh lớn, bị quân của Đỗ Cảnh Thạc bao vây, ngoài công chúa Liên Hoa, góp sức giải vây cho Đinh Bộ Lĩnh còn có cánh quân của hai tướng Cao Lịch, Cao Khiển ở Hoa Lư. Sách Hải Dương cảnh trí, phần liệt truyện Trần Ứng Long (được người Việt sau này coi là ông tổ nghề làm thuyền nan) đã phát minh ra thứ thuyền nan nhẹ nhàng và tiện lợi để vượt sông thời đó. Khi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc bị quân của vua Đinh Bộ Lĩnh đuổi gấp phải chạy trốn qua sông Nhuệ, tới bên kia bờ sông rồi liền ra lệnh phá hủy tất cả cầu, bè và các phương tiện vượt sông. Tướng Trần Ứng Long nghĩ ra cách cho lính mượn thúng, rổ và đốn tre để đan thứ thuyền nan rồi lấy nhựa bôi vào thân thuyền. Nhờ đó ông đưa được quân lính qua sông giao chiến với Đỗ Cảnh Thạc, trận ấy quân Hoa Lư thắng lợi. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, vua Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc tháo chạy và bị trúng tên mất ở chân núi Sài Sơn. Đó là năm 967. Năm sau, Đinh Bộ Lĩnh dẹp hết các sứ quân lên làm hoàng đế, tức là vua Đinh Tiên Hoàng. Có ý kiến lại cho rằng sứ quân Đỗ Cảnh Thạc bị chết trên đường tháo chạy về Trung Quốc tại núi Đồng Lĩnh thuộc Lạng Sơn ngày nay. Thành Đỗ Động Thành Đỗ Động là trung tâm căn cứ chiếm đóng của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Thành còn gọi là thành Quèn hay trại Quyền thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay. Theo vết tích còn lại, thành hình vuông mỗi cạnh 170m, cao từ 1m50 đến 2m, chân rộng 9,50m, bốn góc thành có 4 ụ đất, bên ngoài đắp lượn tròn. Ở giữa thành có khu đất cao hình chữ nhật mỗi bề 23m và 20m, được gọi là ruộng cột cờ. Thành nằm sâu bên bờ sông Con, còn gọi là sông Tích, tức sông Đỗ Động, bốn mặt đều có cửa. Dưới chân thành ở độ sâu từ 0,4 – 0,6m có một lớp di vật độ dày tới 1m bao gồm gạch ngói, ngói bản, ngói ống và những mảnh nồi, vò đất nung. Tất cả đều mang đậm nét văn hóa Hán của thời Bắc thuộc, chưa xác định được niên đại cụ thể. Những di vật này cho biết nơi đây dưới thời Bắc thuộc đã từng là một lỵ sở huyện, trấn hoặc cũng có thể đã xây thành đắp lũy ở đây. Về việc dựng thành, tương truyền một lần danh tướng Đỗ Cảnh Thạc đi qua trang Lạp Hạ, huyện Ninh Sơn, phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây thấy ở phía Tây có một trại nhỏ là trại Quèn, núi vòng phía sau, sông ôm phía trước. Núi sông bao bọc như thế rồng chầu hổ phục, núi không cao mà đất bằng phẳng, nước trong xanh, nguồn mạch dồi dào. Ông liền chọn làm nơi dựng thành. Bốn bề thành là đầm nước, lau sậy um tùm, phải có thuyền độc mộc mới ra vào được. Một căn cứ quân sự của ông nữa cũng nằm cách trại Quèn khoảng 20 km theo đường chim bay là đồn Bảo Đà (nay thuộc thôn Bình Đà, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội). Bình Đà nằm ở thượng nguồn nhánh sông Đỗ Động, suốt từ trại Quèn xuống đến Thiên Phúc, Bảo Đà thuộc Thanh Oai đều thuộc quyền Đỗ Cảnh Thạc cai quản. Sau khi thống nhất 12 sứ quân, thống nhất lãnh thổ lập lên nhà nước Đại Cồ Việt, khu vực Đỗ Động Giang thuộc về Đạo Quốc Oai, một trong 10 đạo, là các đơn vị hành chính Việt Nam dưới thời Đinh. Kết cục của vị tướng Độc nhĩ, trong Thần phả Đỗ tướng công chép: “Ngày 8 tháng giếng năm Mậu Thìn (968), Đỗ tướng công cùng đại binh vua Đinh Bộ Lĩnh giao phong ở khu vực núi Hoàng Xá. Ông bị quân của vua Đinh Bộ Lĩnh trên núi bắn xuống như mưa và trúng một mũi tên tẩm độc. Ông chạy đến chân núi Sài (núi Sài Sơn, nơi có chùa Thầy) thì chết, thọ 56 tuổi. Ngựa xích thố của ông chạy trở lại núi Ỏn hí vang như sấm rồi chết tại đó. Khi Đỗ tướng công thất thủ chạy về núi Sài, bà bán nước thấy ngài còn ngồi trên ngựa, ngài ngửa mặt lên trời mà nói lớn: - Ta sống là anh hùng cái thế cứu dân, cứu nước. Ta chết làm tam xã vi thần hộ tướng hộ dân an lạc thái bình. Ngài ngã ngựa, quân của ngài chạy theo đã nghe tiếng ngựa hí ở núi Ỏn, vì rừng rậm không ai tìm thấy xác ngài. Sáng hôm sau, bà cụ ra nơi ngài hóa đã thấy mối đùn thành gò lớn, từ đó bà cụ hàng ngày hương khói cho ngài. Một đêm cụ nằm mộng thấy Ngài oai phong lẫm liệt bảo rằng: - Ta sẽ là Thành Hoàng Tam Xã, nhân dân Tam Xã sẽ nhang đèn cho bà cùng với ta. Ít lâu sau bà cụ ra đi như giấc ngủ. Lúc ấy nhân dân biết được việc ấy mới làm một gian nhà bằng cỏ gianh trên mộ để cúng bái. Lúc này chưa ai biết tên huý của Ngài nên chỉ khấn: “Đẳng thần Tướng Quốc vị Vương Tam Xã”. Hai năm sau, hai quan đồng liêu của Ngài là Dương Cát Lợi và Lữ Xử Bình đi tìm và thăm mộ ngài, nhân dân mới biết tên huý của Ngài. Từ đó hàng năm cứ đến mùng 8 tháng giêng, nhân dân lại tổ chức cúng tế Ngài. Trước khi chính tế thì tế hàng ngang cho bà bán nước. Tế hàng ngang chỉ mặc áo dài đen, khăn gõ... tế trầu cau hương nước, quả thực”. Đền thờ phụng ông được nhân dân xã Sài Sơn, Thuỵ Khuê và Đa Phúc góp công xây dựng nên gọi là đền Tam Xã (ba xã trên là 3 làng thuộc tổng Lật Sài, phủ Quốc Oai, Huyện An Sơn ngày trước). Theo nhân gian truyền lại, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được truy tôn là Độc Nhĩ vương thượng đẳng thần. Khi tế lễ không dùng sắc phục màu vàng bởi ông chết trận, lại kiêng huý, cấm ngặt việc dùng chữ “Thạc”, nếu viết phải bớt nét, nếu nói thì phải lệch đi để tỏ lòng tôn kính. Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Cảnh Thạc hóa. Ngoài đền Tam Xa, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được thờ ở một số di tích thuộc 3 huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội) như đình Sài Khê, đình Thụy Khê, đình Đa Phúc ở xã Sài Sơn, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa thuộc huyện Quốc Oai; đình Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất và đền thờ ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Ở đồn Bảo Đà xưa, nay thuộc thôn Bình Đà, Bình Minh, Thanh Oai còn miếu thờ Đỗ Cảnh Thạc, gần đó còn cây Trôi (cây di sản Việt Nam) hơn 1000 năm tuổi do ông trồng. Ở Thanh Oai còn đình Văn Quán thuộc xã Đỗ Động cũng phối thờ Đỗ Cảnh Thạc cùng Lão Tử. Đình Cổ Hiền ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai. Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Đình là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng nhà Ngô và một lãnh đạo nổi tiếng thời 12 sứ quân. Theo truyền thuyết địa phương, Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được nhân dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng. Đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai phối thờ Đỗ Cảnh Thạc cùng Ả Lã Nàng Đề - vị công chúa, con gái vùa Hùng, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình Bình Xá, thuộc làng Đặng, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất nằm cách đình Cổ Hiền 7 km cũng là nơi thờ Đỗ Cảnh Thạc với lễ hội được mở ngày 6/1(âm lịch) hàng năm. Từ góc độ, tình huống cát cứ của các sứ quân có nguyên nhân từ sự cai trị bất lực của vua Ngô Xương Văn, bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ. việc tướng Đỗ Cảnh Thạc có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền và duy trì trật tự tại Đỗ Động Giang để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao ông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ. Quán Tam Xã Quán Tam Xã là tên gọi riêng của đền thờ Đỗ Tướng Công ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sở dĩ đền có tên như vậy là do 3 thôn Đa Phúc, Sài Khê và Thụy Khuê, trước kia là 3 xã Đa Phúc, Sài Khê và Thụy Khuê (thuộc huyện An Sơn) đều thờ Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc làm Thành hoàng. Lịch sử và kiến trúc ngôi đền Theo Thần tích Ngô Quyền, Thần phả Đỗ Tướng Công và lưu truyền trong dân gian thì đền thờ tại xã Sài Sơn được lập ngay trên mộ phần của Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc, ngay khi Ngài mới hóa vào năm Mậu Thìn (968). Sau đó đúng một giáp, tức năm 980, Lê Đại Hành vừa lên ngôi Vua đã cấp tiền, vàng cho nhân dân địa phương xây dựng đền thờ Đỗ Tướng Công nguy nga lộng lẫy để cho xứng đáng với công lao giúp nước, dạy dân của Ngài. Ngôi đền đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp bằng chứng nhận Di tích lịch sử - văn hóa năm 2002. Quán Tam Xã tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đãng, rộng khoảng 900m2 thuộc thôn Sài Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ trung tâm thành phố đến di tích khoảng trên dưới 20km theo 2 lối đi: một là theo lối Hà Đông, hoặc theo Đại lộ Thăng Long đều rất thuận tiện. Di tích nằm sát đường liên huyện, gần với quần thể di tích – danh lam Chùa Thầy của xã Sài Sơn. Quán Tam Xã nhìn từ ngoài vàoQuán Tam Xã có kiến trúc theo mô hình tính từ trong ra: một chữ Công gồm có Từ đường (hay còn gọi là Hậu cung) và Trung Đường; một chữ Nhất là Bái đường và một Tam quan. Tất cả đều quay mặt ra đường theo hướng chính Tây. Theo thuyết Bát cẩm trạch, hướng chính Tây nhằm cung Phúc Đức của tuổi Nhâm Thân, là tuổi của vị Thành hoàng. Phương vị Phúc Đức đã luôn đem lại điều may mắn tốt lành cho những người có lòng thành tâm thờ phụng Ngài. Những điều may mắn tốt lành đó còn được thể hiện ở hướng mộ của Ngài ở trong Hậu cung. Hậu cung Hậu cung là một tòa nhà gỗ 3 gian thuộc loại 7 hàng xà, theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, thượng xà hạ ngạch, xoi chạm đơn giản. Tuy nhiên, hiện không còn ngạch bởi lối đi đã xây tường bít đốc phía sau và 2 bên đầu hồi mái di. Riêng mặt trước cả 3 gian đều còn các bộ cửa bức bàn bằng gỗ truyền thống, đóng mở thuận tiện. Gian giữa của Hậu cung rộng 2,34m, trong có khám thờ, thủng ván trên dưới, chung quanh và cửa gỗ mặt trước. Trong khám đặt tượng Đức Thành hoàng và đồ tế khí. Chỉ những ngày đại lễ, khám này mới được mở. Gian bên phải để trống. Gian bên trái được coi như là nhà mồ hay lăng mộ của Đức Thành hoàng. Tuy phần mộ nằm bên trong khuôn viên tương đối hẹp (một gian nhà) nhưng được xây dựng theo kiểu lăng. Ngôi mộ hình chữ nhật, nấm mộ hình vòm, nằm chính giữa lăng, được đặt theo hướng Bắc – Nam, hơi chếch về hướng Đông 80, gần như vuông góc với chính tẩm. Đầu của ngôi mộ được xây sát với bức tường đốc rộng 2,26m. Trên giữa bức tường có bức cuốn thư đắp nổi. Khuông giữa cuốn thư đắp 2 hàng chữ Hán màu đen trên nền trắng. Hàng trên đề 3 chữ phiên âm là Đỗ Tướng Công, hàng dưới 2 chữ phiên âm là Chính mộ. Phía dưới tường ngay trên đầu mộ, đặt mộ chí bằng đá, khắc 4 hàng chữ Quốc ngữ: “Mộ chí; Đỗ Tướng Công; Mất 8-1 Mậu Thìn; (968)”. Chung quanh mộ có xây tường thấp có ý nghĩa trang trí hơn là bảo vệ. Riêng bức tường phía cuối mộ để một khoảng trống ở giữa rộng 1,18m tượng trung như cổng lăng. Hai bên cổng xây 2 cột, mặt cột tam cấp hình vuông. Trên nóc mộ và trên mặt tường, cũng như mặt cột có đặt các đồ tế tự như mâm bồng, cây nến, lọ hoa, bát hương. Đặc biệt phía cuối mộ, ngay giữa cổng lăng đặt một bát hương kiểu cuốn thư được đúc bằng chì. Trên bậc cửa gian hậu cung của phần mộ, gắn tấm biển bằng chữ Quốc ngữ: “Mộ Tướng Công”. Mộ Đỗ Tướng Công Trở lại với gian giữa của Hậu cung, sát ngay trước khám đặt tượng Đức Thành hoàng có đặt một hương án gỗ sơn son thếp vàng, chạm khắc cầu kì, tinh xảo. Hương án cao 1,16m, rộng 0,75m, ngang 1,90m. Mặt hương án bày đặt các đồ tế khí gồm: một lư hương đồng, đôi cây nến đồng, một khay đựng chén bằng đồng, đôi hạc làm giá nến bằng đồng và độc bình cắm hương bằng gỗ tiện. Phía trước hương án, thuộc phần diện tích của gian nối Trung đường với Hậu cung (người dân thường gọi là nhà chuôi vồ) có khám thờ thủng ván trên dưới và chung quanh. Mặt trước trổ 3 ô cửa, trang trí diềm gỗ sơn son thếp vàng chạm trổ tinh vi cầu kỳ. Phía dưới diềm gỗ là bộ y môn thêu rồng, phượng, cúc dây, hoa lá màu sắc lộng lẫy. Trong khám đặt 3 bộ long ngai cùng Bài vị Thành hoàng của 3 xã kể từ trái sang phải: Đa Phúc – Sài Khê – Thụy Khuê. Ba bộ long ngai có cùng kích thước, cùng kiểu tạo dáng. Đế long ngai gồm 3 tầng, cả ba đều được chạm lộng hình hoa cúc dây, lân, rồng, sóng nước, mác lửa. Tay ngai là hình đầu rồng, mắt lồi, miệng rộng. Dưới mỗi tay ngai đều có 3 chấn song con tiện. Tất cả đều được sơn son thếp vàng tạo vẻ uy nghi. Trên đầu mỗi bài vị đều có mũ cánh chuồn, dưới chân đều có đôi hài. Các cỗ ngai và Bài vị đều được phủ kín bằng áo màu vàng. Chỉ những ngày đại lễ, có việc rước ngai mới được phép mở áo. Giữa 2 cột cái phía bên ngoài của gian nhà “chuôi vồ”, bên trên khám đặt long ngai có bức Đại tự đề 3 chữ vàng trên nền màu đỏ, phiên âm là Tối linh từ (Đền rất thiêng). Khám thờ trong nhà chuôi vồ - chỉ mở vào ngày đại lễ Trung đường Tiếp giáp với nhà đặt khám long ngai là nhà Trung đường. Trung đường là một tòa nhà gỗ 5 gian được nhân dân 3 thôn tu tạo lại năm Canh Thìn (2000). Kiến trúc cũng theo phong cách của nhà Hậu cung. Tòa nhà có chiều dài hơn 12m, rộng khoảng gần 6m. Tương ứng với 5 gian nhà là 6 bộ vì kèo đỡ mái, theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, thượng xà hạ ngạch, cột cái, cột quân, quá giang, câu đầu... tất thảy đều được gắn kết với nhau bằng hệ thống ngàm, mộng. Do trốn được 2 hàng cột ở phía đầu hồi nên chỉ còn lại 4 hàng cột, mỗi hàng xó 2 cột cái và 2 cột quân. Tất cả 16 chân cột đều được kê bằng đá tảng. Hai gian đầu 2 bên và 2 đầu hồi đều được xây tường bít đốc kiên cố. Mặt trước 3 gian giữa còn lại được lắp ráp bằng 6 chuồng cửa bằng gỗ bản bưng. Mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch bát. Về cách bài trí của nhà Trung đường thì hầu như chỉ tập trung vào 3 gian giữa. Trên mái của gian chính giữa gắn bức cuốn thư 3 ô đề 3 chữ Hán: Tối linh từ. Trên 2 cột cái của gian giữa treo đôi câu đối chữ Hán quay mặt vào nhau, phiên âm là:“Phạt Bắc chinh Đông uy vũ chấn nhị triều Hán chúa/Giáo dân hộ đức quang lưu tam thế Ngô Vương”. Tạm dịch: “Đánh Đông dẹp Bắc, uy vũ hai đời chúa Hán/ Giúp nước dạy dân, đức lành còn mãi với triều Ngô” Phía trong cùng của gian chính giữa kê một hương án gỗ chạm trổ tinh xảo sơn son thếp vàng, cao 1,28m, dài 2,28m, rộng 1m. Trên mặt hương án đặt một đỉnh đồng to. Trước đỉnh đặt 3 đài gỗ, trước đài đặt một bát hương sứ to. Hai bên bát hương là 2 mâm bồng bằng gỗ. Hai bên góc trước, gần với mâm bồng là đôi cây nến bằng đồng to. Hai bên đầu hương án đặt đôi độc bình sứ cao 1,72m, chu vi chỗ bầu to 1,52m. Trước hương án liên tiếp 2 án thư nhỏ và thấp, trên mặt bày các đồ tế khí. Hai bên đầu án thư có đôi hạc bằng gỗ sơn nhũ, có đôi lọng che. Gian bên trái Trung đường trên mái đặt bức Đại tự phiên âm là Tả hữu linh cung (Bên phải, bên trái cung điện đều linh thiêng). Trước hương án và khám thờ cũng đặt bức Đại tự chữ nổi màu đen trên nền vàng phiên âm là Tể vô song (Bậc chúa tể không có hai). Trên 2 cột cái phía trước hương án và khám thờ treo đôi câu đối chữ Hán, phiên âm là:“Quốc thù tẩy hận, thiên niên sỉ / Kim quỹ trung tàng, vạn thế công”; tạm dịch: “Quốc thù rửa sạch nghìn năm hận / Chất chứa hòm vàng vạn thế công”. Bức đại tự gian bên trái Trung đường Gian bên phải Trung đường cũng đặt bức Đại tự “Tả hữu linh cung” trên mái. Hai cột cái hai bên án thờ treo đôi câu đối, phiên âm: “Nam thiên miếu vũ sinh linh trạch / Vạn cổ sơn khê diệp mộc xuân”; tạm dịch: “Đền miếu trời Nam, muôn dân thấm đẫm ân trạch / Núi khe muôn thuở, hoa cỏ phơi phới trời xuân”. Bên cạnh câu đối có ngựa màu hồng, đầy đủ yên cương. Phía trước ngựa có đặt bàn thờ. Trong phạm vi Trung đường còn có 3 tấm bia cổ, có nhiều đặc điểm của loại bia Hậu (loại bia ghi lại tên tuổi, công đức của người cúng hậu) và 6 tấm bia ghi tên những người công đức để tu sửa đền Tam Xã từ năm 1997. Bái đường Bái đường mới được xây dựng vào năm Kỷ Sửu (2009), hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa (công đức của du khách thập phương). Bái đường gồm có 3 gian 2 chái hoàn toàn bằng xi măng cốt thép sơn giả màu gỗ. Kiểu dáng kiến trúc và bài trí đồ thờ cũng giống như nhà Trung đường. Hương án thờ ở gian giữa cũng được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo. Đặc biệt 2 đầu mặt trên trang trí bằng hai hàng con tiện từ ngà voi. Gian giữa Bái đường Gian bên phải, hai cột cái hai bên án thờ treo đôi câu đối, phiên âm: “Vô luận hiểm nguy trung quân tráng sĩ phong lôi khởi / Bất tri tung hải ái quốc huân danh nhật nguyệt quang”; tạm dịch “Chẳng kể hiểm nguy, bậc tráng sĩ vì vua mà nổi dậy như như gió rung chớp giật / Không nề biển rộng, đấng huân danh ái quốc tiếng tăm còn như trời rọi, trăng soi”. Trên sân phía trước Bái đường có một đỉnh đồng to, cao 1,26m, đường kính miệng đỉnh rộng 0,8m; một đôi nghê bằng đá cao 1,12m chầu vào đỉnh. Cách một khoảng sân rộng, gần với cổng ra vào là nhà Tam quan hình vuông 4 mái giống như kiểu Phương đình. Nền nhà hình vuông mỗi chiều 13m chia thành 1 gian 2 chái. Bờ nóc được đắp bằng hàng hoa chanh. Các đầu hình rồng cuốn. Nền hai bên tôn cao 0,43m tạo thành kiểu 2 sạp gỗ. Trong khuôn viên di tích còn có một cây đa cổ thụ nằm ở góc bên phải phía sau góc nhà Hậu cung. Dưới gốc đa có một miếu thờ, tương truyền là miếu thờ bà bán hàng nước (người có công trông nom phần mộ Đỗ Tướng Công). Miếu thờ dưới gốc cây đa phía sau đền thờ Vẻ uy nghiêm, cổ kính của ngôi đền Phong cách kiến trúc các tòa nhà và các mái ngói mũi hài đã tạo vẻ uy nghiêm, cổ kính cho ngôi đền. Với giá trị lịch sử và văn hóa đậm nét, Quán Tam Xã trở thành điểm đến thu hút du khách lui tới chiêm bái; cũng như những ai muốn tìm hiểu về kiến trúc, mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam đã lưu lại tại đền. TRẦN ĐÌNH BA Nguồn: Ngô Tộc Ths Nguyễn Thy Ngà Đỗ Cảnh Thạc (chữ Hán: 杜景碩; 912 - 967) là tướng nhà Ngô, sau trở thành thủ lĩnh thời loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Khi Ngô Xương Văn mất, Đỗ Cảnh Thạc cùng các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Trí Hựu, Dương Huy lao vào cuộc tranh giành ngôi Vua, nước Việt (đó là Tĩnh Hải quân) bị rơi vào thời loạn 12 sứ quân. Ông cùng thân binh về đóng căn cứ Đỗ Động Giang, mở mang và quản lý một khu vực rộng lớn phía Tây Nam Hà Nội ngày nay và trở thành một sứ quân rất mạnh. Sau hơn một năm giao tranh, ông bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp năm 967 trong quá trình thống nhất đất nước Đại Cồ Việt. Có mặt trong lịch sử nước Nam hơn một nửa thế kỷ, ông trở thành một trong những công thần bậc nhất của nhà Ngô không chỉ lúc tạo lập mà cả ở thời điểm khôi phục sau thời Bình vương Dương Tam Kha, được lịch sử biết đến là một trong thập nhị sứ quân trước thời nhà Đinh với đặc điểm nhận biết hiếm có. Ông là độc nhĩ tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Mất một vành tai thuở thiếu thời. Thù nhà, nợ nước chẳng thể nguôi Về xuất thân của vị tướng họ Đỗ, Thần phả Đỗ tướng công và sắc phong ở đình Cổ Hiền cho hay ông có nguồn gốc từ Trung Quốc: “Đỗ Tướng Công, huý Cảnh Thạc, sinh ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Thân (912). Thân phụ ngài là Đỗ Quảng Lăng, mẹ là Trần Thị Thọ thuộc Đỗ Động Giang, Ấp Động (huyện Thanh Oai bây giờ)”. Cụ thể hơn, có thuyết cho rằng cha Đỗ Cảnh Thạc tên là Đỗ Thục, người gốc Quảng Lăng đất Trung Quốc. Vào thời Ngũ đại thập quốc, Đỗ Thục sang nước ta làm Tĩnh Hải quân và sinh Đỗ Cảnh Thạc. Gốc gác này, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chỉ rõ: “Đỗ Cảnh Thạc: Người huyện Thuận Đức thuộc Quảng Đông”. Tương truyền vào thuở thiếu thời, cậu bé họ Đỗ tỏ ra thông minh khỏe mạnh, năm lên 8 tuổi đã biết bày ra các trò chơi. Năm 12 tuổi đã biết cưỡi ngựa, bắn cung, theo cha đi săn muông thú. Năm 16 tuổi đã có chí lớn, thấy bọn quan quân nhà Nam ức hiếp dân lành, giết người cướp của thì trong lòng căm hận, chỉ muốn tiêu diệt kẻ thù cho bõ tức . Nhưng cũng chính vì tính khí ấy mà vị sứ quân tương lai mới… mất một tai với giặc Nam Hán. Việc này, trong Thần phả Đỗ tướng công có chép lại nguyên do: “Một hôm giặc vào bắt lợn của nhà, ông xông ra giằng lợn lại bị chúng đánh đập, cáu tiết ông giằng chiếc đòn khiêng lợn đánh túi bụi, sau vì thế cô mà bị chúng quây bắt trói lên cây và xẻo mất một bên tai. Sau việc này, lòng căm thù sôi sục, ông quyết tìm thầy học võ”. Cứ như trong thần phả viết, việc ấy ắt xảy ra sau thời Khúc Thừa Mỹ để nước rơi vào tay giặc Nam Hán năm Quý Mùi (923) cho đến trước khi Dương Đình Nghệ khôi phục năm Tân Mão (931). Cũng có thuyết khác cho hay, khi dẫn quân đánh nhau với Nam Hán, trong lúc giao tranh, ông bị gươm của giặc phạt mất một tai. Cũng vì mối thù không đội trời chung với giặc phương Bắc của bản thân, lại thêm nợ nước, thù nhà chồng chất sau đó trong thời gian Đỗ Cảnh Thạc tìm thầy luyện võ ba năm “giặc đã kéo đến ấp cướp bóc đàn áp, dân ấp người chết người chạy trốn, nhà ông bị đốt cháy, cha mẹ bị giặc giết”, đã nung nấu trong huyết quản chàng trai một tai ấy chí lớn trả thù nhà, đền nợ nước. Công thần nghiệp trải suốt triều Ngô. Lật đổ Bình Vương phục cơ đồ Trong suốt cuộc đời làm tướng của mình, Đỗ Cảnh Thạc dần trở thành một cánh tay đắc lực phò giúp cho nhà Ngô lập nền tự chủ, dựng xây triều đại, được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tán tụng là: “Tướng công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải bao biến cố vẫn giữ một lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước. Thật là một tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo”. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở vùng Thanh Oai thì ban đầu Đỗ Cảnh Thạc tìm về dưới trướng của Dương Đình Nghệ, nhưng sau đó lại bén duyên với con rể họ Dương là Ngô Quyền lúc ấy đang trấn thủ Ái Châu do ý hợp tâm đầu. Khâm phục tài năng và chí khí của viên tướng họ Ngô nên ngày 15 tháng giêng năm Đinh Dậu (937), Đỗ Cảnh Thạc đã đem theo đội quân được xây dựng từ trước về với Ngô Quyền, tôn Ngô Quyền là Đại huynh. Sau khi Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, lại thêm họa Nam Hán rình rập, dẫn đến quyết định huyết chiến nơi Bạch Đằng giang. Tương truyền, ông chính là người bàn với Ngô Quyền dùng cọc nhọn đóng ở lòng sông để diệt giặc, lại dẫn đầu một cánh quân cả thủy binh và bộ binh mai phục ở bên hữu ngạn sông Bạch Đằng để tham gia tổng tấn công quân Hoằng Thao, góp phần vào đại thắng nơi dòng sông sóng bạc đầu. Đến năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, dựng nước, đóng đô, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, vị tướng họ Đỗ đã được phong làm Thái uý đứng đầu các quan võ. Chỉ tiếc rằng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, 5 năm sau, Ngô Vương Quyền băng hà (Giáp Thìn (944). Trước khi về cõi tiên, Ngô Quyền đã chỉ định Thái tử Ngô Xương Ngập là con cả sẽ nối ngôi, lại nhờ em vợ Dương Tam Kha giúp rập. Nhưng nhân đó, Dương Tam Kha giành ngôi nhà Ngô, tự xưng là Bình Vương, lại để không mang tiếng cướp ngôi, Dương Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Quyền và chị mình là Xương Văn làm con mình. Trước biến loạn của dòng họ, sợ bị lụy đến thân, Ngô Xương Ngập chạy đến Nam Sách Giang, ẩn náu tại nhà Phạm Lệnh Công ở Trà Hương (nay là huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Sợ sự tồn tại của đứa cháu gọi mình bằng cậu sẽ làm cho các cựu thần nhà Ngô có lòng khác, Bình vương Dương Tam Kha bèn sai Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạch đem quân đi lùng Ngô Xương Ngập. Nhưng Đỗ Cảnh Thạc đã từng cùng Ngô Quyền vào sinh ra tử bao phen, sẽ không nỡ xuống tay với chính con ruột của chủ cũ. Thế nên việc bắt Ngô Xương Ngập không thành. Câu chuyện này đặt ra một câu hỏi lớn, Bình Vương Dương Tam Kha có định bắt Ngô Xương Ngập hay không khi cử tướng Đỗ Cảnh Thạc đi truy lùng? Hay chỉ là một kế để tránh bị đàm tiếu và chỉ trích Sử cũ cho hay: “Trước sau đến ba lần đều không bắt được. Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập giấu vào trong động núi. Tam Kha biết tin, lại cho sục sạo, cuối cùng vẫn không tìm thấy” (Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Không những thế, cũng chính vì một lòng với nhà Ngô, nên về sau, Đỗ Cảnh Thạc góp công cho cuộc trung hưng của dòng họ này ngay sau đó vài năm. Năm Canh Tuất (950), Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn và cũng hai vị tướng trước đây là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn (thuộc Sơn Tây). Ngô Xương Văn bấy lâu làm con nuôi hờ của Bình Vương, vẫn nghĩ tới vương nghiệp của cha bị cướp, nhân đây bèn làm một cuộc đảo chính. Đại Việt sử lược cho biết, khi đoàn quân của Ngô Xương Văn cùng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc: “Đi đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn bảo hai sứ rằng: - Tiên vương ta, đức hợp lòng dân, chẳng may lìa bỏ quần thần. Dương Chủ Tướng (tức Dương Tam Kha, Đại Việt sử lược ghi rằng Chủ Tướng là tên huý của Dương Tam Kha – người dẫn) tự ý hành động một cách bất nghĩa, tội lớn vô cùng. Nay lại sai ta đi đánh các ấp vô tội. May mà thắng thì kẻ thua cũng không phục. Vậy chúng ta phải làm sao? Hai sứ thưa rằng: - Ngài dạy bảo, chúng tôi xin nghe. Việc này trong Thiên Nam ngữ lục chép lại, cho chúng ta thấy được tấm lòng trung hiếu của Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc với cố chúa: Xương Văn chịu lấy việt mao, Cùng hai Dương, Đỗ bảo nhau rằng vầy: “Tam Kha bất nghĩa chẳng hay, Lỗi lời Tiên đế, hại rày nghiệp Ngô”. … Nhị sứ nghe nói như ru, Quyết cùng như vậy còn ngờ làm chi. Thôi bèn trở quân trẩy đi, Trước sau trên dưới bọc vi Loa Thành. Tam Kha bèn mới nộp mình, Lấy thân quốc cữu nhiêu sinh chẳng hoài. Được sự thống nhất ý kiến từ những bề tôi cũ trung thành của cha, trong đó có Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Văn bèn đem binh mã quay trở lại Cổ Loa lẻn đánh Bình Vương và giành lại vương quyền, lập lại ngôi chính thống cho dòng họ, được sử cũ gọi là thời Hậu Ngô Vương. Công lao trải khắp triều Ngô của vị tướng họ Đỗ, về sau được ngợi ca là: Phạt Bắc chinh Đông, uy vũ trấn nhị triều Hán chúa, Giáo dân hộ quốc, đức quang lưu tam thế Ngô vương. Năm Ất Sửu (965), Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn bị trúng tên khi đi đánh dẹp ở hai thôn Đường và Nguyễn thuộc Thái Bình mà chết, nhà Hậu Ngô đến đây dứt. Các sứ quân thi nhau tranh hùng, tạo nên thời thập nhị sứ quân. Đỗ Cảnh Thạc với thanh thế của mình, chiếm giữ Đỗ Động (thuộc huyện Thanh Oai), tự xưng là Đỗ Cảnh Công, hùng cứ một phương: Nhật Khánh cứ đất Đường Lâm, Cảnh Thạc làm tướng quyền cầm mạnh sao. (Trích Việt sử diễn âm). Chiếm cứ địa bàn rộng lớn thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, Đỗ Cảnh Thạc lập hành cung gồm 72 trại sở, tu tạo thuyền chiến, tích trữ lương thảo, binh sĩ ngày đêm luyện tập. Căn cứ của ông tập trung sức mạnh ở đồn Bảo Đà và thành Quèn, trong đó thành Quèn gắn với tên tuổi vị tướng họ Đỗ hơn cả. Về việc dựng thành, tương truyền một lần Đỗ Cảnh Thạc đi qua trang Lạp Hạ, huyện Ninh Sơn (sau đổi là An Sơn), phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây thấy ở phía Tây có một trại nhỏ là trại Quèn, núi vòng phía sau, sông ôm phía trước. Núi sông bao bọc như thế rồng chầu hổ phục, núi không cao mà đất bằng phẳng, nước trong xanh, nguồn mạch dồi dào. Ông liền chọn làm nơi dựng thành. Bốn bề thành là đầm nước, lau sậy um tùm, phải có thuyền độc mộc mới ra vào được. Thành Quèn là tên Nôm của thôn Cổ Hiền, nay thuộc Cổ Hiền, Xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ đó, cả huyện Ninh Sơn, suốt từ trại Quèn xuống đến Thiên Phúc, Bảo Đà thuộc Thanh Oai đều thuộc quyền ông cai quản. Những ghi chép tại di tích quốc gia đặc biệt đình So ở Quốc Oai, gần căn cứ Đỗ Động Giang cho biết khi có loạn 12 sứ quân, ba anh em họ Cao đã theo giúp vua Đinh Bộ Lĩnh, một người làm Chỉ huy sứ, một làm Đô úy, và một làm Hiệu úy, tất cả đều là tướng được giao nhiệm vụ cầm quân đi đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Họ chém được chánh tướng Đỗ Thanh Long, giải thoát cho vua Đinh Bộ Lĩnh. Cũng gần căn cứ Đỗ Động, thần tích đình Mai, huyện Thanh Oai cho biết Hà Khôi đại vương là người địa phương, không theo Đỗ Cảnh Thạc mà về giúp Đinh Bộ Lĩnh để đánh dẹp căn cứ Đỗ Động. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, tấn công căn cứ Đỗ Động bất thành, bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả. Là một thế lực mạnh trong 12 Sứ quân, Đỗ Cảnh Thạc nhiều lần đẩy lùi cuộc tấn công của các Sứ quân khác, trong đó Sứ quân Lã Đường. Theo thần tích đền Ba Dân ở xã Tân Sơn, Kim Bảng, Hà Nam, khi vua Đinh Bộ Lĩnh phát động quân lính tiến hành dẹp loạn 12 sứ quân, sứ quân Đinh Nga đã đem quân sĩ về hội cùng. Khi vua Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh Đỗ Cảnh Thạc đóng ở Thanh Oai (Hà Tây) đã bị sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đem quân vậy chặt. Trong lúc nguy cấp ấy, Đinh Nga đã đem quân đến giải vây và thừa thắng tấn công tiêu diệt Đỗ Cảnh Thạc tại Đỗ Động Giang, góp công lớn giải nguy cho vua Đinh Bộ Lĩnh. Tuy nhiên, trong 12 sứ quân, sức mạnh của Trần Lãm, hay Trần Minh Công là hơn cả, lại có vua Đinh Bộ Lĩnh là kẻ kiệt hiệt, dần gộp thâu các sứ quân. Căn cứ của Đỗ Cảnh Công bị uy hiếp dữ dội. Trải qua nhiều cuộc giao tranh, lực lượng hai bên tổn thất khá nhiều. Theo thần tích thôn Yên Khoái, xã Ninh Phúc, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thì cha con vua Đinh Bộ Lĩnh suýt nữa thất trận khi trong một trận đánh lớn, bị quân của Đỗ Cảnh Thạc bao vây, ngoài công chúa Liên Hoa, góp sức giải vây cho Đinh Bộ Lĩnh còn có cánh quân của hai tướng Cao Lịch, Cao Khiển ở Hoa Lư. Sách Hải Dương cảnh trí, phần liệt truyện Trần Ứng Long (được người Việt sau này coi là ông tổ nghề làm thuyền nan) đã phát minh ra thứ thuyền nan nhẹ nhàng và tiện lợi để vượt sông thời đó. Khi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc bị quân của vua Đinh Bộ Lĩnh đuổi gấp phải chạy trốn qua sông Nhuệ, tới bên kia bờ sông rồi liền ra lệnh phá hủy tất cả cầu, bè và các phương tiện vượt sông. Tướng Trần Ứng Long nghĩ ra cách cho lính mượn thúng, rổ và đốn tre để đan thứ thuyền nan rồi lấy nhựa bôi vào thân thuyền. Nhờ đó ông đưa được quân lính qua sông giao chiến với Đỗ Cảnh Thạc, trận ấy quân Hoa Lư thắng lợi. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, vua Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc tháo chạy và bị trúng tên mất ở chân núi Sài Sơn. Đó là năm 967. Năm sau, Đinh Bộ Lĩnh dẹp hết các sứ quân lên làm hoàng đế, tức là vua Đinh Tiên Hoàng. Có ý kiến lại cho rằng sứ quân Đỗ Cảnh Thạc bị chết trên đường tháo chạy về Trung Quốc tại núi Đồng Lĩnh thuộc Lạng Sơn ngày nay. Thành Đỗ Động Thành Đỗ Động là trung tâm căn cứ chiếm đóng của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Thành còn gọi là thành Quèn hay trại Quyền thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay. Theo vết tích còn lại, thành hình vuông mỗi cạnh 170m, cao từ 1m50 đến 2m, chân rộng 9,50m, bốn góc thành có 4 ụ đất, bên ngoài đắp lượn tròn. Ở giữa thành có khu đất cao hình chữ nhật mỗi bề 23m và 20m, được gọi là ruộng cột cờ. Thành nằm sâu bên bờ sông Con, còn gọi là sông Tích, tức sông Đỗ Động, bốn mặt đều có cửa. Dưới chân thành ở độ sâu từ 0,4 – 0,6m có một lớp di vật độ dày tới 1m bao gồm gạch ngói, ngói bản, ngói ống và những mảnh nồi, vò đất nung. Tất cả đều mang đậm nét văn hóa Hán của thời Bắc thuộc, chưa xác định được niên đại cụ thể. Những di vật này cho biết nơi đây dưới thời Bắc thuộc đã từng là một lỵ sở huyện, trấn hoặc cũng có thể đã xây thành đắp lũy ở đây. Về việc dựng thành, tương truyền một lần danh tướng Đỗ Cảnh Thạc đi qua trang Lạp Hạ, huyện Ninh Sơn, phủ Quốc Oai, đạo Sơn Tây thấy ở phía Tây có một trại nhỏ là trại Quèn, núi vòng phía sau, sông ôm phía trước. Núi sông bao bọc như thế rồng chầu hổ phục, núi không cao mà đất bằng phẳng, nước trong xanh, nguồn mạch dồi dào. Ông liền chọn làm nơi dựng thành. Bốn bề thành là đầm nước, lau sậy um tùm, phải có thuyền độc mộc mới ra vào được. Một căn cứ quân sự của ông nữa cũng nằm cách trại Quèn khoảng 20 km theo đường chim bay là đồn Bảo Đà (nay thuộc thôn Bình Đà, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội). Bình Đà nằm ở thượng nguồn nhánh sông Đỗ Động, suốt từ trại Quèn xuống đến Thiên Phúc, Bảo Đà thuộc Thanh Oai đều thuộc quyền Đỗ Cảnh Thạc cai quản. Sau khi thống nhất 12 sứ quân, thống nhất lãnh thổ lập lên nhà nước Đại Cồ Việt, khu vực Đỗ Động Giang thuộc về Đạo Quốc Oai, một trong 10 đạo, là các đơn vị hành chính Việt Nam dưới thời Đinh. Kết cục của vị tướng Độc nhĩ, trong Thần phả Đỗ tướng công chép: “Ngày 8 tháng giếng năm Mậu Thìn (968), Đỗ tướng công cùng đại binh vua Đinh Bộ Lĩnh giao phong ở khu vực núi Hoàng Xá. Ông bị quân của vua Đinh Bộ Lĩnh trên núi bắn xuống như mưa và trúng một mũi tên tẩm độc. Ông chạy đến chân núi Sài (núi Sài Sơn, nơi có chùa Thầy) thì chết, thọ 56 tuổi. Ngựa xích thố của ông chạy trở lại núi Ỏn hí vang như sấm rồi chết tại đó. Khi Đỗ tướng công thất thủ chạy về núi Sài, bà bán nước thấy ngài còn ngồi trên ngựa, ngài ngửa mặt lên trời mà nói lớn: - Ta sống là anh hùng cái thế cứu dân, cứu nước. Ta chết làm tam xã vi thần hộ tướng hộ dân an lạc thái bình. Ngài ngã ngựa, quân của ngài chạy theo đã nghe tiếng ngựa hí ở núi Ỏn, vì rừng rậm không ai tìm thấy xác ngài. Sáng hôm sau, bà cụ ra nơi ngài hóa đã thấy mối đùn thành gò lớn, từ đó bà cụ hàng ngày hương khói cho ngài. Một đêm cụ nằm mộng thấy Ngài oai phong lẫm liệt bảo rằng: - Ta sẽ là Thành Hoàng Tam Xã, nhân dân Tam Xã sẽ nhang đèn cho bà cùng với ta. Ít lâu sau bà cụ ra đi như giấc ngủ. Lúc ấy nhân dân biết được việc ấy mới làm một gian nhà bằng cỏ gianh trên mộ để cúng bái. Lúc này chưa ai biết tên huý của Ngài nên chỉ khấn: “Đẳng thần Tướng Quốc vị Vương Tam Xã”. Hai năm sau, hai quan đồng liêu của Ngài là Dương Cát Lợi và Lữ Xử Bình đi tìm và thăm mộ ngài, nhân dân mới biết tên huý của Ngài. Từ đó hàng năm cứ đến mùng 8 tháng giêng, nhân dân lại tổ chức cúng tế Ngài. Trước khi chính tế thì tế hàng ngang cho bà bán nước. Tế hàng ngang chỉ mặc áo dài đen, khăn gõ... tế trầu cau hương nước, quả thực”. Đền thờ phụng ông được nhân dân xã Sài Sơn, Thuỵ Khuê và Đa Phúc góp công xây dựng nên gọi là đền Tam Xã (ba xã trên là 3 làng thuộc tổng Lật Sài, phủ Quốc Oai, Huyện An Sơn ngày trước). Theo nhân gian truyền lại, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được truy tôn là Độc Nhĩ vương thượng đẳng thần. Khi tế lễ không dùng sắc phục màu vàng bởi ông chết trận, lại kiêng huý, cấm ngặt việc dùng chữ “Thạc”, nếu viết phải bớt nét, nếu nói thì phải lệch đi để tỏ lòng tôn kính. Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Cảnh Thạc hóa. Ngoài đền Tam Xa, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được thờ ở một số di tích thuộc 3 huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội) như đình Sài Khê, đình Thụy Khê, đình Đa Phúc ở xã Sài Sơn, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa thuộc huyện Quốc Oai; đình Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất và đền thờ ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Ở đồn Bảo Đà xưa, nay thuộc thôn Bình Đà, Bình Minh, Thanh Oai còn miếu thờ Đỗ Cảnh Thạc, gần đó còn cây Trôi (cây di sản Việt Nam) hơn 1000 năm tuổi do ông trồng. Ở Thanh Oai còn đình Văn Quán thuộc xã Đỗ Động cũng phối thờ Đỗ Cảnh Thạc cùng Lão Tử. Đình Cổ Hiền ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai. Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Đình là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng nhà Ngô và một lãnh đạo nổi tiếng thời 12 sứ quân. Theo truyền thuyết địa phương, Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được nhân dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng. Đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai phối thờ Đỗ Cảnh Thạc cùng Ả Lã Nàng Đề - vị công chúa, con gái vùa Hùng, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình Bình Xá, thuộc làng Đặng, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất nằm cách đình Cổ Hiền 7 km cũng là nơi thờ Đỗ Cảnh Thạc với lễ hội được mở ngày 6/1(âm lịch) hàng năm. Từ góc độ, tình huống cát cứ của các sứ quân có nguyên nhân từ sự cai trị bất lực của vua Ngô Xương Văn, bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ. việc tướng Đỗ Cảnh Thạc có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền và duy trì trật tự tại Đỗ Động Giang để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao ông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ. Quán Tam Xã Quán Tam Xã là tên gọi riêng của đền thờ Đỗ Tướng Công ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sở dĩ đền có tên như vậy là do 3 thôn Đa Phúc, Sài Khê và Thụy Khuê, trước kia là 3 xã Đa Phúc, Sài Khê và Thụy Khuê (thuộc huyện An Sơn) đều thờ Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc làm Thành hoàng. Lịch sử và kiến trúc ngôi đền Theo Thần tích Ngô Quyền, Thần phả Đỗ Tướng Công và lưu truyền trong dân gian thì đền thờ tại xã Sài Sơn được lập ngay trên mộ phần của Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc, ngay khi Ngài mới hóa vào năm Mậu Thìn (968). Sau đó đúng một giáp, tức năm 980, Lê Đại Hành vừa lên ngôi Vua đã cấp tiền, vàng cho nhân dân địa phương xây dựng đền thờ Đỗ Tướng Công nguy nga lộng lẫy để cho xứng đáng với công lao giúp nước, dạy dân của Ngài. Ngôi đền đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp bằng chứng nhận Di tích lịch sử - văn hóa năm 2002. Quán Tam Xã tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đãng, rộng khoảng 900m2 thuộc thôn Sài Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ trung tâm thành phố đến di tích khoảng trên dưới 20km theo 2 lối đi: một là theo lối Hà Đông, hoặc theo Đại lộ Thăng Long đều rất thuận tiện. Di tích nằm sát đường liên huyện, gần với quần thể di tích – danh lam Chùa Thầy của xã Sài Sơn. Quán Tam Xã nhìn từ ngoài vàoQuán Tam Xã có kiến trúc theo mô hình tính từ trong ra: một chữ Công gồm có Từ đường (hay còn gọi là Hậu cung) và Trung Đường; một chữ Nhất là Bái đường và một Tam quan. Tất cả đều quay mặt ra đường theo hướng chính Tây. Theo thuyết Bát cẩm trạch, hướng chính Tây nhằm cung Phúc Đức của tuổi Nhâm Thân, là tuổi của vị Thành hoàng. Phương vị Phúc Đức đã luôn đem lại điều may mắn tốt lành cho những người có lòng thành tâm thờ phụng Ngài. Những điều may mắn tốt lành đó còn được thể hiện ở hướng mộ của Ngài ở trong Hậu cung.Hậu cungHậu cung là một tòa nhà gỗ 3 gian thuộc loại 7 hàng xà, theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, thượng xà hạ ngạch, xoi chạm đơn giản. Tuy nhiên, hiện không còn ngạch bởi lối đi đã xây tường bít đốc phía sau và 2 bên đầu hồi mái di. Riêng mặt trước cả 3 gian đều còn các bộ cửa bức bàn bằng gỗ truyền thống, đóng mở thuận tiện. Gian giữa của Hậu cung rộng 2,34m, trong có khám thờ, thủng ván trên dưới, chung quanh và cửa gỗ mặt trước. Trong khám đặt tượng Đức Thành hoàng và đồ tế khí. Chỉ những ngày đại lễ, khám này mới được mở. Gian bên phải để trống. Gian bên trái được coi như là nhà mồ hay lăng mộ của Đức Thành hoàng. Tuy phần mộ nằm bên trong khuôn viên tương đối hẹp (một gian nhà) nhưng được xây dựng theo kiểu lăng. Ngôi mộ hình chữ nhật, nấm mộ hình vòm, nằm chính giữa lăng, được đặt theo hướng Bắc – Nam, hơi chếch về hướng Đông 80, gần như vuông góc với chính tẩm. Đầu của ngôi mộ được xây sát với bức tường đốc rộng 2,26m. Trên giữa bức tường có bức cuốn thư đắp nổi. Khuông giữa cuốn thư đắp 2 hàng chữ Hán màu đen trên nền trắng. Hàng trên đề 3 chữ phiên âm là Đỗ Tướng Công, hàng dưới 2 chữ phiên âm là Chính mộ. Phía dưới tường ngay trên đầu mộ, đặt mộ chí bằng đá, khắc 4 hàng chữ Quốc ngữ: “Mộ chí; Đỗ Tướng Công; Mất 8-1 Mậu Thìn; (968)”. Chung quanh mộ có xây tường thấp có ý nghĩa trang trí hơn là bảo vệ. Riêng bức tường phía cuối mộ để một khoảng trống ở giữa rộng 1,18m tượng trung như cổng lăng. Hai bên cổng xây 2 cột, mặt cột tam cấp hình vuông. Trên nóc mộ và trên mặt tường, cũng như mặt cột có đặt các đồ tế tự như mâm bồng, cây nến, lọ hoa, bát hương. Đặc biệt phía cuối mộ, ngay giữa cổng lăng đặt một bát hương kiểu cuốn thư được đúc bằng chì. Trên bậc cửa gian hậu cung của phần mộ, gắn tấm biển bằng chữ Quốc ngữ: “Mộ Tướng Công”. Mộ Đỗ Tướng CôngTrở lại với gian giữa của Hậu cung, sát ngay trước khám đặt tượng Đức Thành hoàng có đặt một hương án gỗ sơn son thếp vàng, chạm khắc cầu kì, tinh xảo. Hương án cao 1,16m, rộng 0,75m, ngang 1,90m. Mặt hương án bày đặt các đồ tế khí gồm: một lư hương đồng, đôi cây nến đồng, một khay đựng chén bằng đồng, đôi hạc làm giá nến bằng đồng và độc bình cắm hương bằng gỗ tiện.Phía trước hương án, thuộc phần diện tích của gian nối Trung đường với Hậu cung (người dân thường gọi là nhà chuôi vồ) có khám thờ thủng ván trên dưới và chung quanh.Mặt trước trổ 3 ô cửa, trang trí diềm gỗ sơn son thếp vàng chạm trổ tinh vi cầu kỳ. Phía dưới diềm gỗ là bộ y môn thêu rồng, phượng, cúc dây, hoa lá màu sắc lộng lẫy. Trong khám đặt 3 bộ long ngai cùng Bài vị Thành hoàng của 3 xã kể từ trái sang phải: Đa Phúc – Sài Khê – Thụy Khuê. Ba bộ long ngai có cùng kích thước, cùng kiểu tạo dáng. Đế long ngai gồm 3 tầng, cả ba đều được chạm lộng hình hoa cúc dây, lân, rồng, sóng nước, mác lửa. Tay ngai là hình đầu rồng, mắt lồi, miệng rộng. Dưới mỗi tay ngai đều có 3 chấn song con tiện. Tất cả đều được sơn son thếp vàng tạo vẻ uy nghi. Trên đầu mỗi bài vị đều có mũ cánh chuồn, dưới chân đều có đôi hài. Các cỗ ngai và Bài vị đều được phủ kín bằng áo màu vàng. Chỉ những ngày đại lễ, có việc rước ngai mới được phép mở áo. Giữa 2 cột cái phía bên ngoài của gian nhà “chuôi vồ”, bên trên khám đặt long ngai có bức Đại tự đề 3 chữ vàng trên nền màu đỏ, phiên âm là Tối linh từ (Đền rất thiêng). Khám thờ trong nhà chuôi vồ - chỉ mở vào ngày đại lễTrung đườngTiếp giáp với nhà đặt khám long ngai là nhà Trung đường. Trung đường là một tòa nhà gỗ 5 gian được nhân dân 3 thôn tu tạo lại năm Canh Thìn (2000). Kiến trúc cũng theo phong cách của nhà Hậu cung. Tòa nhà có chiều dài hơn 12m, rộng khoảng gần 6m. Tương ứng với 5 gian nhà là 6 bộ vì kèo đỡ mái, theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, thượng xà hạ ngạch, cột cái, cột quân, quá giang, câu đầu... tất thảy đều được gắn kết với nhau bằng hệ thống ngàm, mộng. Do trốn được 2 hàng cột ở phía đầu hồi nên chỉ còn lại 4 hàng cột, mỗi hàng xó 2 cột cái và 2 cột quân. Tất cả 16 chân cột đều được kê bằng đá tảng. Hai gian đầu 2 bên và 2 đầu hồi đều được xây tường bít đốc kiên cố. Mặt trước 3 gian giữa còn lại được lắp ráp bằng 6 chuồng cửa bằng gỗ bản bưng. Mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch bát. Về cách bài trí của nhà Trung đường thì hầu như chỉ tập trung vào 3 gian giữa. Trên mái của gian chính giữa gắn bức cuốn thư 3 ô đề 3 chữ Hán: Tối linh từ. Trên 2 cột cái của gian giữa treo đôi câu đối chữ Hán quay mặt vào nhau, phiên âm là:“Phạt Bắc chinh Đông uy vũ chấn nhị triều Hán chúa/Giáo dân hộ đức quang lưu tam thế Ngô Vương”. Tạm dịch: “Đánh Đông dẹp Bắc, uy vũ hai đời chúa Hán/ Giúp nước dạy dân, đức lành còn mãi với triều Ngô”Phía trong cùng của gian chính giữa kê một hương án gỗ chạm trổ tinh xảo sơn son thếp vàng, cao 1,28m, dài 2,28m, rộng 1m. Trên mặt hương án đặt một đỉnh đồng to. Trước đỉnh đặt 3 đài gỗ, trước đài đặt một bát hương sứ to. Hai bên bát hương là 2 mâm bồng bằng gỗ. Hai bên góc trước, gần với mâm bồng là đôi cây nến bằng đồng to. Hai bên đầu hương án đặt đôi độc bình sứ cao 1,72m, chu vi chỗ bầu to 1,52m. Trước hương án liên tiếp 2 án thư nhỏ và thấp, trên mặt bày các đồ tế khí. Hai bên đầu án thư có đôi hạc bằng gỗ sơn nhũ, có đôi lọng che.Gian bên trái Trung đường trên mái đặt bức Đại tự phiên âm là Tả hữu linh cung (Bên phải, bên trái cung điện đều linh thiêng). Trước hương án và khám thờ cũng đặt bức Đại tự chữ nổi màu đen trên nền vàng phiên âm là Tể vô song (Bậc chúa tể không có hai). Trên 2 cột cái phía trước hương án và khám thờ treo đôi câu đối chữ Hán, phiên âm là:“Quốc thù tẩy hận, thiên niên sỉ / Kim quỹ trung tàng, vạn thế công”; tạm dịch: “Quốc thù rửa sạch nghìn năm hận / Chất chứa hòm vàng vạn thế công”. Bức đại tự gian bên trái Trung đườngGian bên phải Trung đường cũng đặt bức Đại tự “Tả hữu linh cung” trên mái. Hai cột cái hai bên án thờ treo đôi câu đối, phiên âm: “Nam thiên miếu vũ sinh linh trạch / Vạn cổ sơn khê diệp mộc xuân”; tạm dịch: “Đền miếu trời Nam, muôn dân thấm đẫm ân trạch / Núi khe muôn thuở, hoa cỏ phơi phới trời xuân”. Bên cạnh câu đối có ngựa màu hồng, đầy đủ yên cương. Phía trước ngựa có đặt bàn thờ.Trong phạm vi Trung đường còn có 3 tấm bia cổ, có nhiều đặc điểm của loại bia Hậu (loại bia ghi lại tên tuổi, công đức của người cúng hậu) và 6 tấm bia ghi tên những người công đức để tu sửa đền Tam Xã từ năm 1997.Bái đườngBái đường mới được xây dựng vào năm Kỷ Sửu (2009), hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa (công đức của du khách thập phương). Bái đường gồm có 3 gian 2 chái hoàn toàn bằng xi măng cốt thép sơn giả màu gỗ. Kiểu dáng kiến trúc và bài trí đồ thờ cũng giống như nhà Trung đường. Hương án thờ ở gian giữa cũng được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo. Đặc biệt 2 đầu mặt trên trang trí bằng hai hàng con tiện từ ngà voi. Gian giữa Bái đườngGian bên phải, hai cột cái hai bên án thờ treo đôi câu đối, phiên âm: “Vô luận hiểm nguy trung quân tráng sĩ phong lôi khởi / Bất tri tung hải ái quốc huân danh nhật nguyệt quang”; tạm dịch “Chẳng kể hiểm nguy, bậc tráng sĩ vì vua mà nổi dậy như như gió rung chớp giật / Không nề biển rộng, đấng huân danh ái quốc tiếng tăm còn như trời rọi, trăng soi”.Trên sân phía trước Bái đường có một đỉnh đồng to, cao 1,26m, đường kính miệng đỉnh rộng 0,8m; một đôi nghê bằng đá cao 1,12m chầu vào đỉnh.Cách một khoảng sân rộng, gần với cổng ra vào là nhà Tam quan hình vuông 4 mái giống như kiểu Phương đình. Nền nhà hình vuông mỗi chiều 13m chia thành 1 gian 2 chái. Bờ nóc được đắp bằng hàng hoa chanh. Các đầu hình rồng cuốn. Nền hai bên tôn cao 0,43m tạo thành kiểu 2 sạp gỗ.Trong khuôn viên di tích còn có một cây đa cổ thụ nằm ở góc bên phải phía sau góc nhà Hậu cung. Dưới gốc đa có một miếu thờ, tương truyền là miếu thờ bà bán hàng nước (người có công trông nom phần mộ Đỗ Tướng Công). Miếu thờ dưới gốc cây đa phía sau đền thờ Vẻ uy nghiêm, cổ kính của ngôi đềnPhong cách kiến trúc các tòa nhà và các mái ngói mũi hài đã tạo vẻ uy nghiêm, cổ kính cho ngôi đền. Với giá trị lịch sử và văn hóa đậm nét, Quán Tam Xã trở thành điểm đến thu hút du khách lui tới chiêm bái; cũng như những ai muốn tìm hiểu về kiến trúc, mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam đã lưu lại tại đền. TRẦN ĐÌNH BANguồn: Ngô Tộc Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc triều Ngô Quán Tam Xá Sài Sơn Thụy Khê 1.75 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10