Miếu thờ Mẫu Thụy Nương tức công chúa Thụy Nương, danh tướng của Nhị Thánh vương Hai Bà Trưng, hay còn gọi là miếu Bà tại Đền Chanh Thôn, Kim Bảng Hà Nam.
Hoàng triều Vinh Hựu năm thứ hai tháng 3 ngày
19 quan quản giám Bách Thần chi diện Hùng lĩnh Khánh thần Nguyễn Hiếu
ý sao Bản phụ sao. Hồng Đức Nguyên Niên tháng 7 ngày lành Hán lâm Viện Đông các
Đại học sỹ thân Nguyễn Bính phụng soạn. về sự tích Mẫu Thụy Nương 瑞 娘 (Quốc
Mẫu Trinh Liệt Tứ Nương Công Chúa 國 母 貞 烈 四 娘 公 主 ), thờ
tại đình Chanh Thôn còn được lưu lại cho đến ngày nay. Sự tích đó kể
rằng:
Vào thời Đông Hán, Hán Vũ Đế sai Tô Định sang làm
Thái Thú nước ta, thi hành nhiều chính sách tham tàn, bạo ngược khiến muôn dân
ai oán, thời đó ở trang Tây Nhã, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng Đạo Sơn Nam có
ông Bùi Cấn lấy vợ cùng trang là bà Lê thị Huệ, vợ chồng ông là người nhân hậu
thường hay giúp đỡ kẻ nghèo khó nên được dân trong vùng vô cùng quý mến.
Một đêm bà mộng thấy một bà lão, bà có một con rắn vàng. Tỉnh
dậy bà đem giấc mộng kể lại với chồng, ông bà vui mừng cho đó là điềm lành, từ
đó bà mang thai, 11 tháng sau bà sinh ra một người con gái, khi sinh hương thơm
tỏa khắp phòng.
Ông bà vui mừng đặt tên con là Thụy, năm 13 tuổi cha mẹ đều
qua đời, nàng Thụy vô cùng thương sót, chọn nơi đất tốt làm lễ an táng. Sau 3
năm để tang vẹn toàn hiếu, nghĩa.
Nàng Thụy nghe tin ở đạo Sơn Tây Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại
cửa sông Hát, bà bèn từ biệt họ hàng, tìm tới Sơn Tây xin được yết
kiến Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng thấy Bà Thụy khác với người thường bèn cho làm
Thị Nô của Bà Trưng Nhị, từ khi bà về phụ giúp anh hùng hào kiệt khắp nơi về
quy tụ rất đông.
(Đền Chanh ( miếu Bà
) thờ Mẫu Thụy Nương)
Sau khi chiêu mộ được 6 vạn người, Vua Bà Trưng Trắc lập đàn
cúng tế trời đất Bách Thần. Khấn xong Bà Trưng Trắc sai Bà Thụy truyền dẫn quân
chia làm 6 đạo tiến đánh Tô Định và thắng lớn. Tô Định thua to bỏ chạy về nước.
Bà Trưng Trắc lên ngôi vua lấy phiên hiệu là Trưng Vương, phong cho em gái là Bình
Khơi Công chúa.
Các tướng có công lao đều được ban bổng lộc, chức tước, vua
hứa thưởng công cho bà Thụy theo ý nguyện. Bà dâng biểu tấu xin được đi chu du
thiên hạ xem xét núi sông, vua đồng ý bèn cho ngựa, xe binh lính cùng đi đi.
Khi đến khu Chanh, trang Đặng Xá - huyện Kim Bảng - Phủ Lý Nhân thấy nơi đây
phong cảnh hữu tình bèn dừng chân lại ở mấy ngày, cho giết mổ trâu bò khao thưởng
quân sỹ, bà bèn mời phụ lão dân khu cùng đến ăn mừng.
Chánh điện thờ phụng trong đền
(Mẫu Thụy Nương - Quốc Mẫu Trinh Liệt Tứ Nương Công
Chúa )
Dân khu Chanh bèn xin làm thần tử, bà vui vẻ nhận lời đồng ý
ban cho tiền, vàng rồi dâng tấu xin vua lấy khu Chanh làm đất thang mộc, vua đồng
ý, nhân dân khu Chanh vui mừng bèn lập cung sở. Sau khi lập xong cung sở bà ở lại
dạy dân cày cấy khuyến khích nhân dân cùng làm việc thiện trừ việc ác, từ đó
dân khu Chanh có cuộc sống ấm no.
Một hôm bà mở tiệc mời phụ lão cùng dân khu Chanh đến dự,
sau khi tiệc xong mọi người về hết, bà nằm nghỉ tại cung sở rồi hóa. Nhân dân
khu Chanh vô cùng thương tiếc bèn dâng tấu lên vua. Vua sai quan trong triều đến
tế, truyền cho khu Chanh thiết lập đền miếu, viết thần hiếu để phụng thờ bà.
Miếu thờ Mấu Thụy Nương tức công chúa Thụy Nương, hay còn gọi
là miếu Bà được tạo lập từ thời đó và được lưu truyền cho đến ngày nay.
Theo Thần phả thôn Chanh Thôn, Chu Đức Tiến cung cấp tài liệu.
Nhà báo Chu Đức Soàn biên tập.
Ngày 19 tháng 01 năm 2014, tại Đền Chanh thôn Chanh Thôn, xã
Văn Xá, đã tổ chức lễ công bố quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm
2013 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, về việc xếp hạng di tích lịch sử
- văn hóa cấp tỉnh.