Những di tích lịch sử làng Đặng Xá gắn liền với thân thế, sự nghiệp thống nhất non sông của vua Đinh Tiên Hoàng, đồng thời tôn vinh hoàng thân của triều đại nhà Đinh và những anh hùng dân tộc, có công vì dân vì nước.
1 Sự tích về chùa Khánh Hưng hay còn gọi là chùa Đặng
Quyển sách Nam Thiên tứ Thánh thực lục – Thuật cổ bản đang được lưu tại thôn Đặng Xá và Viện nghiên
cứu Hán Nôm, là một sự tích kể về nguồn gốc sự hình thành của 4 vị Thần nông
nghiệp, sau trở thành Phật gồm: Pháp
Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi, trong hệ thống Phật giáo Việt Nam. Bốn vị
Thánh trên có nguồn gốc ở vùng Dâu, thành Luy Lâu, quận Giao Chỉ, bây giờ là
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, truyền thuyết được lưu truyền ở nhiều chùa
ven sông Đáy, thuộc tỉnh Hà Nam, trong đó có chùa Đặng hay còn gọi là chùa
Khánh Hưng)
Nguyên chùa Khánh Hưng xã Đặng Xá, huyện Kim Bảng, phủ Lý
Nhân, đạo Sơn Nam, vào thời Tam Quốc, nhân dân bị ốm đau bệnh tật, (đã đến ) đạo
Kinh Bắc cầu đảo Tứ Thánh thì dân được yên ổn mạnh khoẻ, Bấy giờ dân xã Đặng Xá
bèn đến đạo Kinh Bắc xin rước Đại Thánh Pháp Vũ Tôn Phật về dựng chùa Khánh
Hưng để đèn nhang thờ cúng, rất là linh ứng. Phàm cầu tạnh, xin mưa thảy đều ứng
nghiệm ngay.Chùa được đặt tên là Khánh Hưng- tức là mừng cho sự hưng thịnh.
Sau này tương truyền rằng khi Vua Đinh, Vua Lý , Vua Lê khởi
nghĩa đánh giặc, dựng nước, các Ngài đã từng đến chùa Khánh Hưng dâng lễ cầu
Tôn Phật Pháp Vũ phù hộ, độ trì… thì tất cả những lờI thỉnh cầu đều Linh ứng.
Quân giặc bị đánh tan, đất nước thái bình. Các vị Vua đều ban chiếu phong sắc
cho chùa. Vua Đinh sắc phong là Thượng đẳng phúc thần; Vua Lý gia phong thêm chữ
Đại Thánh và Vua Lê cũng phong sắc chỉ, hằng năm cứ đến ngày tám tháng tư đều
sai các quan đến thắp hương thờ phụng.
Từ đó Pháp Vũ Tôn Phật có tên gọi đầy đủ là: Đại Thánh Pháp
vũ Tôn Phật Thượng đẳng Thần. Nhân dân trong vùng thường gọi là chùa Đặng/
Vào đầu thế kỷ 20, ngôi chùa cũ được dựng tại khu vức trường
PTTH Văn Xá bây giớ. Nơi đây như Thần phả của thôn vẫn còn ghi chép rằng thành
hoàng Nguyễn Phuc đã từng đến Đặng Xá
chiêm bái chùa, và đã có công tôn tạo lại chùa. Khi đó nơi đây là mảnh đất cuối
thôn hoang vu, thấp trũng hễ cứ vào mùa mưa đường vào chùa thường lầy lội. Nhân
việc chùa xây dựng đã nhiều năm bị hư hỏng nhiều dân làng đã quyết định di dời
đến gò đất cao hơn ở cuối thôn, như vị trí xây chùa hiện nay.
Hiện chùa vẫn còn lưu giữ 3 cổ vật quý đó là: Chuông chùa được
đúc vào đời Lê Hy Tông ( 1683), niên hiệu Chính Hòa; Hương án bằng đá và bệ tượng
phật bằng đá tạc vào đời Lê Dụ Tông (1708), niên hiệu Vĩnh Thịnh.
Tháng 2 năm Giáp Thân (3/2004) chùa được khởi công xây dựng
lại bằng tiền công đức của phật từ gần xa, trong đó có sự đóng góp của nhân dân
làng Đặng Xá. Nhà chùa đã xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện rất,to đẹp. và đúc 1
tượng Phật Liên hoa bằng đồng uy nghi cao lớn nhất vùng Hà Nam
Ngày 9 tháng 10 năm Canh Dần ( 14/11/2010) chùa làm lễ
khánh.
Tháng giêng năm 2017, tấm bia ghi nhận lịch sử các di tích
làng Đặng Xá được đặt tại sân chùa.
2. Miếu Thượng thờ thần Linh Lang Bạch Mã.
Sự tích kể lại rằng: Khi vua Đinh Bộ Lĩnh, hay còn gọi là Đinh
Công đi dẹp xong loạn 12 sứ quân, đã đến đền Bạch Mã, ở phía Đông thành Đại La
làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước. Khấn xong, Đinh Công chia quân hai đường
thủy bộ cùng tiến, chiêng trống đầu thuyền vang động ngà non, cờ quạt trên đường
phấp phới muôn khe, đại chiến một trận dẹp yên được Tất Châu lên ngôi Hoàng Đế ở
động Hoa Lư.
Một hôm Người tựa vào long sàng nửa tỉnh nửa say, bỗng thấy
một người cưỡi ngựa trắng từ trên trời xuống ngay trước mặt vua. Người đó chắp
tay chào nói: Tôi là thần Linh Lang bạch Mã, vâng mệnh Hoàng thiên theo nhà vua
dẹp giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chẳng lễ tạ, thế là không đúng lễ
cho nên tôi gặp vua. Nghe chưa dứt lời, nhà vua bừng tỉnh dậy.
Biết thần rất linh ứng lền sai lấy bút nghiên phong tặng cho
thần là Hộ quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã
Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần và liền sai sứ giả mang sắc phong Linh Lang và
thần hiệu Thái trưởng công chúa về Đặng Xá, huyện Kim Bảng phủ Lý Nhân đạo Sơn
Nam, truyền cho dân xây miếu riêng để thờ phụng.
Vâng mệnh Hoàng Đế dân thôn Đặng Xá đã rước sắc chỉ lập miếu
thờ thần Linh Lang Bạch Mã tại đầu làng giáp giáp với 3 thôn: Đặng Xá, Tranh
Thôn và Điên Xá, gọi là miếu Thượng.
Kể từ thời nhà Đinh đến các triều nhà Lê, nhà Nguyễn sắc
phong nhiều lần Thần được phong sắc
Đến thời nhà Nguyễn Thần Linh Lang Bạch Mã đã được sắc
phong: Linh Thông Tế Thế Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng, Dực Bảo Trung
Hưng Linh Lang Bạch Mã.
Triều vua Đồng Khánh, năm Quý tỵ 1893 đã phong sắc cho thần
thêm 5 chữ: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần.
Miếu Thượng được dân làng tu sửa nhiều lần. Hiện tại đén đầu
năm 2021 miếu vẫn còn giứ được dáng dấp cổ kính, với 3 gian nhỏ, toàn bộ tường
được xây bằng gạch và được trát bằng lớp vữa xi măng, phần mái được lợp bằng
ngói ta, gần giống cốt cách về kiến trúc như đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, Hà Nội
ngày nay.
Nhìn tổng thể ngôi miếu uy nghi thần bí với 2 cột hai bên tường
đầu của miếu, đỉnh cột đắp hình con Lân, biểu tượng của sự linh khí của ngôi miếu.
Đây là dạng thức kiến trúc tiêu biểu cho các chùa, đền miếu, rất phổ biến trong
kiến trúc cổ truyền của Việt Nam. Miếu được xây ở phía trong gò đất cao, trước
miếu là một khoảng sân rộng, mát mẻ nhưng u tịch bởi tán lá nhiều cây cao được
trồng từ nhiều năm. Toàn bộ tường rào bao quanh đều được xây dưới đá trên gạch,
từ cổng vào gian chính của miếu đều được lát gạch.
Cổng vào miếu mới được xây,trên đỉnh cổng là đôi rồng chầu
nhật nguyệt, dưới là cuốn thư được ghi: Miếu Thượng thôn Đặng. Bên trên cửa vòm
được đắp nổi đôi chim loan phượng chầu mặt nguyệt. Hai bên trụ cổng phía trước
được ghi đôi câu đối bằng nhữ nho và mỗi bên đều có một bức tranh nổi: Một bên
là cây tùng, một bên là cây mai. Và phía trụ ngoài hai bên có tiếp đôi câu đối
bằng chữ nho. Tạm dịch là: ‘’Xuân hạ thu đông, bốn mùa sai bông trĩu hạt, nhân
khang vật thịnh, thiên niên thừa kế khuông sương."
3. Miếu Bà thờ Công chúa Ngọc Nương.
Công chúa Ngọc Nương là con gái trưởng của Đinh Bộ Lĩnh. Khi
Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn 12 sứ quân, Ngài đã đem vợ và con gái Ngọc Nương về sống
ở quê ngoại tại Đặng Xá Kim Bảng. Khi lên ngôi Hoàng đế ở động Hoa Lư, Ngài lập
ra nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, thế rồi sai sứ giả về xã Đặng Xá rước
phu nhân Dương thị và trưởng nữ Ngọc Nương về triều…Mới tới xã Trường Yên Hạ,
pu nhân đã giết mổ trâu, mổ bò làm lễ cúng tế gia đường tổ tiên. Nhân đấy cho
trưởng nữ Ngọc Nương về Hoa Lư trước. Ngọc Nương vâng mệnh ngồi thuyền đi trước
Khi Thuyền đi tới xã Dương Xá trời đất tối tăm mù mịt mưa to
gió lớn nổi lên…bèn thấy Ngọc Nương nhày vào giữa muôn trùng sóng, bầy giờ là
ngày rằm tháng hai. Sau khi Ngọc Nương hóa, vua rất xót thương bèn tặng sắc chỉ
phong làm Linh Tiên Đại Uyên, Từ Y Đoan Trang Ngọc Nương Thái trưởng Công chúa,
ban cho ngụ lộc ở xã Đặng Xá truyền cho dân làng lập miếu thờ cúng…’’.
Ngôi miếu xưa nằm sát gốc bồ đề
Miếu được lập từ thời vua Đinh ở cuối thôn Đặng được gọi là
miếu Bà hay còn gọi là miếu Bóng Bà. Miêu đã được tôn tạo trùng tu nhiều lần,
Ngôi miếu cổ nhỏ nằm sát cây Bồ đề, Ngôi miếu hiện tại được xây mới có dáng như
hiện nay.
4. Miếu Trung thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
Vua Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, thứ sử Châu Hoan
Nghệ An và bà Đàm Thị Tố quê xã Đại Hoàng, động Hoa Lư, Ninh Bình. Lớn lên nhờ
thông minh lại có tài thao lược nên đã được sứ quân Trần Lâm ( Vũ Thư -Thái
Bình) tin cậy giao giữ binh quyền. Khi Trần Lâm mất, (Vua) Bộ Lĩnh đem tướng sĩ
về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn sứ quân. Ngài đã được ông Dương Đỉnh
người xã Trường Yên Hạ và vợ tên là Đặng thị Kính ( vốn người Đặng Xá, Kim Bảng
) gả con gái tên là Nguyệt Nương về làm vợ và đã sinh ra con gái đầu đặt tên là
Ngọc Nương.
Vua Đinh Bộ Lĩnh đã về Đặng Xá lập đồn trại và truyền hịch Cần
Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh Đặng Xá,
Đồng Lạc, Khê Vĩ. Ngài đã đến chiêm bái chùa Khánh Hưng, cầu Tôn Phật Pháp Vũ phù hộ cho vạn sự như ý.
Lời thỉnh cầu linh nghiệm, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn
Thắng Vương, bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước.
Sau này khi Lê Hoàn lên Ngôi Hoàng Đế, đã tôn phong Đinh
Tiên Hoàng, hạ sắc chỉ cho xã Đại Hoàng lập miếu thờ và truyền chỉ cho thiên hạ
cứ nơi nào Vua Đinh đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng.
Dân Đặng Xá đã tới Kinh thành rước sắc về lập miếu để thờ và được gọi là miếu
Trung.
Trước Cách mạng tháng tám, miếu Trung và đình làng Đặng Xá
còn là nơi đặt trường dạy chữ quốc ngữ đầu tiên của Xã.
Năm 1965 đền đã bị dỡ để làm kho và sân phơi cho hợp tác xã
nông nghiệp. Nay nơi thờ phụng Vua Đinh vẫn được dân làng Đặng Xá dựng bảo tồn
để lưu giữ một di tích lịch sử văn hóa.
Vào đầu năm 2018 nhân kỷ niệm 1.050 năm ngày Vua Đinh Tiên
Hoàng lên ngôi hoàng đế và lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) Thường trực
Hội người cao tuôi và lãnh đạo thôn Đặng Xá đã ra chủ trương xây dựng khôi phục
lại miếu Trung trên nền đất cũ..(1)
Tháng 4 năm đó miếu Trung được khởi công xây dựng. Trong quá
trình xây dựng, dân làng Đặng Xá đã đóng góp công, của . Đặc biệt là nhiều người xa quê làm ăn
thành đạt, đã công đức trí tuệ rất lớn
tiền, vật chất để xây miếu (2)
Sau một thời gian xây dựng, đến đầu tháng 9 âm lịch ngôi miếu
đã hoàn thành,trông, khang trang bề thế gấp nhiều lần ngôi miếu xưa và ngày 20
tháng 9 năm Mậu Tuất, tức ngày 28/10/2018, được phép của chính quyền xã, các cụ
lãnh đạo hội người cao tuổi cùng với lãnh đạo thôn Đặng Xá, đã tổ chức lễ khánh
thành ngôi miếu Trung, trước sự hoan hỉ
của toàn dân Đặng Xá.(3)
Miếu xây mới khang
trang có ngai và có ảnh thờ, kèm theo nhiều đôi câu đối được các cụ các ông soạn
thảo.(3)
Ghi chú:
1)Tháng 4/2018 Nhà báo Chu Đức Soàn đề xuất
và đã được trưởng thôn Phạm Ngọc Tuấn và NCT do các ông Nguyễn Đức Tặng
chủ tịch, Lê Đức Yên…đồng thuận..
2) Gia đình ông Chu Văn Sở đảm nhận xây dựng
3) Ngai thờ do gia đình ông Chu Thịnh Vượng cúng tiến. Khung
và ảnh thờ do gia đình nhà báo Chu Đức Soàn cúng tiến.
4/ Miếu thờ Đông Hải Đoàn Đại Vương.
Đoàn Thượng, là con vị nhũ mẫu của Vua Lý Huệ Tông
(1210-1224), Ngài là một vị tướng tài của nhà Lý. Khi nhà Lý nhường ngôi cho
nhà Trần, đình thần Trần Tự Dự, lộng quyền định dùng pháp luật ghép ngài vào tội
bất nghĩa. Ngài giữ lòng trung quân, đã tuốt kiếm dấy binh chỗng cự, nhằm khôi
phục lại cơ đồ nhà Lý. Sau 18 năm chống cự, ngài đã tử trận tại thôn Yên Nhân.
Nhớ lòng trung nghĩa của ngài, các Vương Triều sau này đã sắc
phong ngài là: Thượng Đẳng Thần. Thời hậu Lê đã phong thần hiệu cho ngài là:
Đông Hải Đoàn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Thôn Đặng Xá là một trong nhiều
thôn làng lập đền thờ ngài, thường gọi là miếu Vị Ba trong khuôn viên chùa
Khánh Hưng.
Hiện nền ngôi miếu Vị Ba nằm trong khuôn viên chùa.
5/. Đình thờ Thành Hoàng Nguyễn Phục
Ông Nguyễn Phục vốn
là bậc danh Thần, đã đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ thời Lê Nhân Tông. Trước khi
làm An phủ sứ Lý Nhân, biết tiếng chùa Đặng (Khánh Hưng) linh thiêng, Nguyễn Phục
có đến làng Đặng Xá chiêm bái. Thấy chùa bị đổ nát hư hỏng, ông đã bỏ tiền và
quên góp thập phương để trùng tu lại.
Đích thân ông đã dựng nhà ở làng Đặng để lo cho việc tu sửa
chùa, thờ cúng các linh tích và giúp đỡ cho xã dân nghèo khó.
Sau này Ngài bị vu oan mà bị tội chết. Vua Lê Thánh Tông biết
Ngài bị oan đã truy tặng sắc phong cho Ngài là Đông HảI Đại Vương, Thượng Đẳng
Phúc Thần. Nhà Vua đã sức cho các nơi đã từng lưu công tích của Ngài, cho lập đền
thờ. Vâng lệnh Vua, nhân dân Đặng xá đã suy tôn ông làm Thành Hoàng bản
xã, làm đình thờ ông, để tỏ lòng tưởng
nhớ đến công đức tới người đã có nhiều công đức với địa phương.
Tất cả có 72 nơi trong đó có làng Đặng Xá Hà Nam.
Ngày xưa đình được xây dựng giữa đất làng Đặng Xá và thôn
Tranh ( Chanh Thôn ngày nay ) vẫn còn nền móng cũ, sau này đình bị hư hỏng, dân
làng mới di dời xây tại giữa thôn, từ đó xóm cạnh đình được gọi là xóm đình.
Thời Vua Lê Thánh Tông, ông đã được truy phong là Đông HảI Đại Vương. Nhà Vua đã sức cho các nơi đã từng lưu dấu tích lập đền
thờ ông.
Từ đó về sau, khi nước cầu dân khấn , tất thảy đều linh ứng.
Một lần, cựu thần Hoàng triều tiến binh phò Lê diệt Mạc, qua Đặng xá làm lễ ở đình thờ Đông HảI ĐạI Vương cầu Ngài phù hộ cho nước.Sau này khi dẹp xong
giặc, An thành Hầu bèn tâu sự việc trên vớI Dụ Tông Hoàng đế - niên hiệu Chính
Hoà. Vua đã sắc phong cho làm Uy linh Hiển Ứng Dực- Thánh hộ Quốc Phù Tộ Bảo An
Thượng đẳng Thần. cho Dân Đặng xá rước sắc về để thờ cúng.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20 vì nhiều lý do ngôi đình cũ
thuộc loại khang trang to lớn trong vùng, đã bị phá dỡ.
Đình Đặng Xá hiện nay
Với quyết tâm khôi phục dấu tích xưa, năm 2006 được sư giúp đỡ của Huyện Kim Bảng
(1) và Tỉnh Hà Nam, Đảng bộ, chính quyền, hội đoàn thể và nhân dân Đặng Xá (2)
đã xây lại ngôi Đình.trên nền đất cũ và khánh thành vào ngày 20 tháng 10 âm năm Đinh Hợi (tức tháng 11 năm 2007).
Đình Đặng Xá được xây
dựng mới bằng tiền và công sức đóng góp của toàn thể dân làng, Ai dư dả đóng
góp nhiều tiền của, ai có sức thì góp nhiều công…
Đình mới được xây trên khu đất cũ, bằng phẳng không còn tọa
lạc trên gò đất ao ráo như ngôi đình xưa.
Đình đã được giao sư anh hùng lao động Vũ Khiêu đề tặng bức
hoành phi: “ Đông Hải Đại vương” và 2 câu đối:.
Ghi chú:
- 1/ Khi đó ông Chu Đức Thọ là chủ tịch UBND huyện KB.
- 2/ Khi đó Bí thư đảng ủy xã là ông Chu Bá Ngọc. Chủ tịch
xã là ông Chu Xuân Diu, Chủ tịch Hội NCT thôn là ông Chu Văn Oanh.
…………
Nhà báo Chu Đức Soàn