Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời trị vì của Ngô Quyền. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là ” tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trú độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ “.
Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích ” Chiếc Nỏ Thần “, khi vua
An Dương Vương định đô xây thành ( thế kỷ III TCN ). Qua hình ảnh chiếc nỏ thần
Kim Quy 1 phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngơi ý chí quật cường và sức
mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy.
Đền An Dương Vương Thục Phán được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng.
Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên
nhưng chúng ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng
mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.
Thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ
sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có
thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi
cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng.
Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở
thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan
trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ
thống sông Thái Bình.
Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một
vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó
là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường
thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống
đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu
ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu
xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc
bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông
Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng
bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá
và thủ công nghiệp.
Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn
phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực
từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
Quá trình định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn
trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng
đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể
về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng
cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.
Quá trình xây thành Cổ Loa diễn ra như thế nào?
Theo truyền thuyết, Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành
nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Theo Lĩnh Nam Trích Quái, việc xây dựng thành liên
quan đến yêu tinh Gà trắng và sự sụp đổ về đêm sau một ngày xây dựng. Sự việc
chỉ kết thúc khi có thần Kim Quy xuất hiện và giúp vua diệt trừ.
Một truyền thuyết khác kể lại rằng, thần Kim Quy xuất hiện
và bò quanh nhiều vòng. Vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa
vàng và từ đó, thành xây không đổ nữạ.
Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng
thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc
thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục
Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn
có đường kính 60 cm.
Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo
ra thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà,
Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh).
Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những
thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều
tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)...
thành ruộng.
Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo
côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng
chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên
châu ở đây.
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa
thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất
trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo
léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất
cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường
thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng
như bức tường thành trung tâm.
Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông
này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống
hào vừa là đường thủy quan trọng. Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận
dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và
gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven
sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và
đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được
rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.
Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm
khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ
nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần
như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc,
nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3
vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.
Thành Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc
chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km,
vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo
phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến
đó.
Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào
thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4–5 m, có chỗ cao đến 8–12
m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính
2,2 triệu mét khối.
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất,
mặt thành rộng từ 6–12 m, chân rộng từ 20–30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa
nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng,
dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có bốn cửa ở
các hướng đông, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
Thành ngoại không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao
trung bình 3–4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng
trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau
và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình
dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi
cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về
phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ
đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy
qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một
nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.
Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm
Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết,Thục
Phán An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hồng.
Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác
làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được
đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại.
Không biết được có bao nhiêu ụ, lũy như thế, nhưng một số được
dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... Các lũy này được dùng làm
công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong
việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt của thành Cổ Loa. Cổ
Loa cũng được biết đến là một trong những đô thị đầu tiên trong lịch sử nước
ta.
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của
người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành
kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững
chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp
hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh
có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan,
binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời
kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt
chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp
rõ ràng và xã hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu
tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về
trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ.
Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ
lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả
những điều này làm chứng cho nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm,
vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng
nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương
Vương.
Hiện nay Cổ Loa là một trong 21 Khu du lịch Quốc gia của Việt
Nam, và vào ngày 27/9/2012 Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ
Loa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Đền thờ vua An Dương Vương hay đền Cổ Loa
Giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương.
Cổng chính của đền An Dương Vương còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa.
Rồng đá - Nét kiến trúc cổ kính trong khu di tích Cổ Loa.
Mắt rồng gồm hai giếng tròn nhỏ, nằm hai bên hông cửa chính bên ngoài đền thờ An Dương Vương.
Phía trước đền thờ vua An Dương Vương
Một cồng thành xây còn lại
Am Mỵ Châu, nơi thờ phụng công chúa Mỵ Châu
Những mũi tên thời kỳ An Dương Vương
Tượng tướng Cao Lỗ, vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, ông là người
sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng lúc)
Mặt bằng, mặt cắt hố khai quật thành ngoại năm 2012. (Ảnh: Tư liệu)
Trống đồng Cổ Loa được phát hiện năm 1982 tại khu Mả Tre, thuộc Xóm Chợ,
nằm phía tây nam Cửa Nam thành Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay trên
2.000 năm.
Rìu đá phát hiện ở Bãi Mèn, Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay từ 3.000-3.500 năm.
Nguồn: Tổng hợp Du lịch Việt Nam