Thần tướng Phùng Hưng (chữ Hán: 馮興; ? – 789/791) tự Công Phấn (功奮), hiệu Đô Quân (都君), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ ba (602–905) trong lịch sử Việt Nam, được tôn xưng là Bố Cái Đại Vương
Thấn tướng, đức vua Bố Cái Đại Vương- Phùng Hưng
Đường Lâm mới có Phùng Hưng
Đã tài kiêu dũng lại lưng phú hào
Cõi Tây nổi việc cung đao, Đô Quân tôn hiệu, Tản-Thao hiệp
tình.
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Giang sơn thời Bắc thuộc lần III
Bản đồ Việt Nam giai đoạn Bắc thuộc lần thứ III. Ảnh Pavo Xie
Ngay từ cuối thời trị vì của Đường Huyền Tông (712-756), triều
đình nhà Đường gặp không ít khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại. Trong nước,
năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi binh làm phản, ngoài biên thì người Thổ Phồn luôn
đem quân tới đánh phá, đó là chưa kể tình hình bất ổn triền miên ở các Đô Hộ Phủ.
Dưới thời trị vì của Đường Túc Tông (756-762), Đường Đại
Tông (762-779) và Đường Đức Tông (779-805), khó khăn của nhà Đường càng thêm chồng
chất bởi sự công khai chống đối của các Tiết Độ Sứ ở khá nhiều phiên trấn. Thư
tịch cổ của Trung Quốc cho biết :
Đầu thời Đường Đại Tông, Tiết Độ Sứ của trấn Lư Long (vùng Bắc
Bình của Trung Quốc ngày nay), Tiết Độ Sứ của trấn Ngụy Bắc (vùng Trực Lệ của
Trung Quốc ngày nay), Tiết Độ Sứ của trấn Thành Đức (cũng thuộc vùng Trực Lệ của
Trung Quốc ngày nay)... nguyên là hàng tướng của nhà Đường, đến đây cũng không
chịu tuân theo mệnh lệnh của triều đình nữa.
Dưới thời Đường Đức Tông, những viên tướng như Vương Vũ Tuấn,
Điền Duyệt, Lý Nạp, Chu Thư, Lý Hy Liệt, Lý Hoài Quảng... đã nối nhau làm loạn,
khiến cho Đường Đức Tông buộc phải mấy phen bỏ kinh thành tháo chạy.
Ở khá nhiều trấn khác, chức Tiết Độ Sứ bị các quan trấn trị
coi là chức cha truyền con nối, triều đình nhà Đường đành phải chịu chấp thuận
chứ không còn có quyền tấn phong nữa.
Tình hình chính trị diễn biến ngày một phức tạp nhưng biện
pháp quản lí của nhà Đường lại thường là thiếu nhất quán và cứ liên tục đổi
thay một cách không cần thiết.
Năm Kỉ Mão (679), Đường Cao Tông (649-683) đặt ra An Nam Đô
hộ phủ thì đến năm Đinh Dậu (757) Đường
Túc Tông (756-762) đã cho đổi An Nam Đô Hộ Phủ thành Trấn Nam Đô Hộ Phủ và chỉ
hơn mười năm sau, năm Nhâm Thân (768), Đường Đại Tông (762-779) lại cho đổi Trấn
Nam Đô Hộ Phủ thành An Nam Đô Hộ Phủ như cũ.
Mỗi lần đổi tên như vậy là một lần thay đổi bộ máy quan lại
đô hộ mới và cứ mỗi lần thay đổi bộ máy cai trị là một lần nhân dân khắp cõi buộc
phải nai lưng ra làm việc để đóng góp thêm cho giặc.
Nửa sau của thế kỉ VIII, Cao Chính Bình (232) được triều
đình nhà Đường cho giữ chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Đây là một trong những
viên quan khét tiếng tàn bạo và tham lam, hắn dã vắt óc nghĩ ra đủ mọi thứ có
thể thu vào để vơ vét cho riêng thân.
Bấy giờ, không phải chỉ nhân dân ta mà ngay cả binh lính dưới
quyền của Cao Chính Bình cũng không sao chịu đựng nổi. Một làn sóng phản kháng
khá mạnh mẽ và chẳng bao lâu sau đó là một cuộc binh biến đã nổ ra ngay trong
thành Tống Bình (233) khi Cao Chính Bình đến nhận chức chưa được bao lâu. Sự kiện
này đã khiến cho toàn bộ guồng máy chính quyền đô hộ phủ một phen thất điên bát
đảo.
Theo ghi chép của VIỆT ĐIỆN U LINH thì tổ tiên của hai anh
em Phùng Hưng và Phùng Hãi đời đời nối nhau làm Quan Lang ở vùng Đường Lâm.
Sinh thời, Phùng Hưng cũng từng giữ chức này.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói
Cái - người đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ Đức (618-626)
dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp
Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai
Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ông trở về
quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến
hàng nghìn người (theo bia Quảng Bá).
Làng cổ Đường Lâm, nơi sinh thành của đức ông Phùng Hưng - vua Bố Cái Đại Vương
Theo thần tích, đức ông Phùng Hạp Khanh lấy vợ là bà Sử Thục
Nương. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô, lớn lên ai cũng có
thần lực, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là
Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba
anh em 18 tuổi thì bố mẹ mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa
rõ. Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tý (760)
(tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi.
Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Đức
ông được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ
ở đất Đường Lâm. Có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng
ai cũng thán phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ bằng mưu kế, đem lại bình yên
cho làng xóm, tới giờ nhân dân Đường Lâm còn lưu truyền. Em trai ông là Phùng
Hãi cũng lừng danh không kém.
Theo thần tích Đường Lâm, đức ông Phùng Hưng có hai người vợ
là Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Ngọc Nhị và được một con trai là Phùng An.
Đời truyền rằng Phùng Hãi có thể “mang được tảng đá nặng
trên ngàn cân, đội được thuyền có sức chở cả ngàn hộc mà đi xa tới mười dặm".
Dân khắp
vùng ai ai
cũng đều nể phục.
Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nhân
dân khởi nghĩa làm chủ Đường Lâm, rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một
miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc.
Đức ông Phùng Hưng xưng là: Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo
và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao
Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng không phân thắng bại. Tình hình diễn ra như
vậy hơn 20 năm.
Rất tiếc là tất cả
các tài liệu hiện có đều không cho biết năm sinh của hai anh em Phùng Hưng và
Phùng Hãi. Phùng Hưng mất năm Tân Mùi (791) còn Phùng Hãi thì mất năm nào chưa
rõ.