Thần tướng Vĩnh trên đường tiến quân, đi đến đâu nước ở nơi đó tự rút hết. Và lạ kỳ thay, thần Giao Long ở các sông đều có mặt cùng hợp nhau lại để hàn những chỗ đê vỡ và những con lộ bị xuyên phá.
Tỏ rõ anh hào từ nhỏ (*)
Theo lẽ tự nhiên, xuân sinh hè trưởng, dưỡng dục đến mười tuổi
thì Đổng Vĩnh đã thân cao bảy thước, thông minh kỳ lạ, không học mà biết, trí
tuệ anh hùng, khó ai dám sánh, sức thì nhấc đỉnh nhẹ tênh, nhổ núi như chơi;
khi đi thì gió nổi mây vần, gọi theo mưa trút, người người kính sợ, ai nấy đều
tán dương: Phi Thuỷ thần xuất thế ắt là Thiên thánh giáng trần. Quả là một người
phi thường!
Người dân trong huyện Vĩnh Lại bấy giờ hay bắt gặp ông Đổng
Mẫn đi làm các việc công đức lớn lao như phát chẩn cứu giúp người nghèo khó,
chăm nom nuôi dưỡng người già yếu không nơi nương tựa, hay tu tạo cầu cống đường
xá, chùa chiền miếu mạo, việc công lợi của dân bản huyện đều trông cậy cả vào
cái tâm cái đức của ông Đổng Mẫn. Vì vậy người ta tôn cử lên làm Cai Mục toàn
huyện.
Năm ông Cai Mục vừa tròn 68 tuổi thì anh kiệt Đổng Vĩnh đã 17 tuổi. Người
to lớn phi thường, thân cao 14 thước, văn võ tinh thông, xưa nay chưa từng thấy
có ai siêu phàm như thế. Thần anh Đổng Vĩnh đi trên sông nước như đi trên bộ, gọi gió gió
nổi, vẫy mưa mưa trút. Dân chúng trong huyện rất kính phục, ngàn người như một
ai cũng tôn xưng Vĩnh là Vua Nước (nguyên văn Thuỷ Đế).
Năm ngài Đổng Vĩnh 19 tuổi thì ông Cai Mục qua đời nhằm vào ngày mồng
10 tháng 10. Ngài Đổng Vĩnh cùng mẹ/ Thái bà làm lễ tang ninh táng. Việc tang chu tất.
Các hào trưởng cùng toàn dân huyện tôn cử Vĩnh làm Thống Quản huyện nội và họ
nhất nhất quy phục làm theo.
Bấy giờ các nơi thiên hạ khổ sở vì hạn hán, lúa má hoa màu
chết khô, dân chúng đói khát, người chết rất nhiều. Nhưng kỳ lạ thay, riêng ở
huyện mà ngài Đổng Vĩnh làm Thống Quản, do ngài Đổng Vĩnh biết điều khiển làm mưa thuận gió hoà,
cho nên vẫn được mùa bội thu, nhà nhà no đủ dồi dào, già trẻ sung sướng, ca tụng
công đức của ông Vĩnh lớn lao cao dày sánh với càn khôn.
Quan huyện được tin ngài Đổng Vĩnh ở Vĩnh Lại gọi được gió làm được
mưa, với sở nhiệm Thống Quản được dân chúng sở tại tôn cử đã làm cho họ được
mùa, được họ ca ngợi công đức, thì coi đó là người có tài đức của bậc Thánh
nhân và có bẩm khí siêu việt, bèn làm biểu tâu lên triều đình.
Nhà vua lấy làm lạ, lệnh cho sứ giả đến tận nơi triệu ngài Đổng Vĩnh về
kinh đô ngay. Vâng mệnh triệu hồi, ông Vĩnh được vào sân rồng bệ kiến. Nhà vua
ngắm thể diện của ông, thấy quả là vô cùng kỳ dị, thân dung cao lớn, lực lưỡng
kình thiên, bèn ngầm thử thách. Thì chỉ trong phút chốc đã toát lên những phẩm
chất tự nhiên của một vị Thuỷ Thần, chứ không phải của người ở cõi dương gian.
Ngài bèn thử đến cả tài văn, tài võ thì càng thấy phát tiết
sự tinh thông linh mẫn, quán triệt viên mãn, quả là có một không hai. Tấu đối
như nước tuôn trào, võ nghệ lắm phép màu kỳ diệu, biến hoá ẩn hiện không cùng,
Ngài rất hài lòng, ban cho chức Bộ Lãnh Thuỷ Tào Đại Phán Quan kiêm đứng đầu 50
Bộ Thuỷ.
Thời Hùng Vương, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ làm chính cung,
sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con giai đều là anh hùng cái thế.
Đến khi trăm người con giai trưởng thành thì chia 50 người theo cha thành Thần
của 50 Bộ Thuỷ, còn năm mươi người theo mẹ thành Sơn Thần.
Sau đó, đức ông Đổng Vĩnh xuất triều nhận công việc. Mọi việc với đức ông Đổng Vĩnh tất cả các quan cái thần trong Bộ trên dưới đồng tâm hiệp đức, đất nước
tràn ngập thanh bình được vài năm.
Ra tay cứu giúp dân lành(*)
Nào ngờ lại có cơn đại hồng thuỷ ập đến. Khắp nơi nước ngập
mênh mông, núi lở, đê vỡ, dân chúng điêu linh, người trôi, của mất vô kể. ngài Đổng Vĩnh dâng biểu lên vua tấu trình.
Vua Hùng Duệ Vương trao cho ông chức Thống chế Thuỷ đạc Đại tướng quân, điều
động gấp toàn dân chống lụt, đắp đê, sửa đường chữa xá cầu cống ở những nơi đã
bị lũ phá huỷ.
Ông vâng mệnh lớn, truyền ngay cho các thần quan ở các đạo
trực tiếp cùng binh sĩ của đạo mình đảm trách phải bắt cho được các giao long,
thuỷ ôn thuỷ quái ở trên các dòng sông, nhất là trên triền sông Nguyệt Đức đã
nhiễu hại dân chúng, nếu không tuân lệnh hay trái lệnh thì quan chủ quản các đê
quán thuộc đạo ấy phải bắt để hỏi tội.
Thế là nhanh như cắt, quan đâu vào vị trí nấy, chỉ huy binh
sĩ hùng mạnh cùng với dân địa phương lao vào cuộc chiến quyết liệt. Chưa đến cuối
buổi đã thấy tin từ các đạo báo về ngài Đổng Vĩnh rằng: đã bắt sống được 500 tên toàn
là đầu rắn, thân cá với 5, 6 tên tướng có hình thù kỳ quái, thân người mặt rồng,
áo giáp cá, đầu có mào ngũ sắc phát sáng lóng lánh. Quá ngọ thì chúng nó bị dẫn
cả về trình trước mặt quan chỉ huy đạo Thuỷ giang Nguyệt Đức để làm lễ.
Viên quan địa phương đọc trước dân chúng bản Tuyên cáo bảo
cho các Thuỷ Hầu: “Thuỷ quốc và dương gian tuy âm với dương đôi ngả song cùng
chung một nguồn khí. Vậy mà các thần tử nơi Thuỷ quốc lại dám dâng nước làm hại
dân chúng cõi dương gian, xuyên phá các lộ giới, băng liệt mạch đất cư ngụ của
họ.
Việc làm ấy không phải là mệnh lệnh của Trời mà là của Thuỷ
quốc gây nên làm hại dương gian. Lẽ nào lại vô tri vô trách? Nay ta vâng mệnh nhà
vua, nắm quyền Thuỷ Tào chức Thủ Tướng kiêm tất cả các doanh Bộ Thuỷ, đi xem
xét thiên hạ hộ đê chống lụt khắp các đạo lộ, đến đâu cũng thấy Thuỷ quốc phá
hoại.
Vì vậy, ta buộc phải tiến quân đến tận nơi xung yếu đó để
khuyên bảo cho chư quân Thuỷ quốc được biết rõ: nếu các ngươi muốn giữ toàn
thân mệnh của mình mà không mắc tội hãy mau mau bồi hoàn lại tất cả những nơi
Thuỷ quốc đã tàn phá. Các ngươi hãy vâng theo mệnh lệnh tuyên báo này!
Các nhà nghiên cứu Cung Khắc Lược và Lương Văn Kế cùng Bí
thư Đảng uỷ xã Thống Nhất, cụ từ và nhân dân địa phương trước cửa đình.
Nhân dân ở các làng quanh nơi hành lễ, người già trong các họ
tộc đã vào giấc ngủ thì bỗng bàng hoàng tỉnh giấc báo cho con cháu trong nhà là
mình nghe thấy thần báo mộng: Trên nhà vua tiến quân về cứu dân chúng ở các nơi
đê vỡ.
Thì đúng lúc ngài Đổng Vĩnh đang trên đường tiến quân, ông tiến đến
đâu nước ở nơi đó tự rút hết. Và lạ kỳ thay, thần Giao Long ở các sông đều có mặt
cùng hợp nhau lại để hàn những chỗ đê vỡ và những con lộ bị xuyên phá.
Lạ thay người già trong các họ ấy đều có chung một giấc mộng
y hệt như nhau. Có một vị quan nhân oai phong lẫm liệt ngồi trên xa giá, theo hộ
giá là một đoàn dũng sĩ hùng hậu cưỡi voi, cưỡi ngựa với đầy đủ giáp khí đang từ
đường cái quan theo giang biên đến lộ quán (1).
Thoắt chớp mắt, Đức ngài Đổng Vĩnh đã tiến quân đến xứ Sơn Nam phủ Thường
Tín, hướng thẳng về huyện Thượng Phúc, nhằm vào trang Lưu Khê. Tuyến đê thuộc địa
giới trang này bị phá bằng, nước con sông Nguyệt Đức đã phá huỷ cả một vùng,
quá nửa con đường lớn dẫn vào trang này bị tàn phá; dân chúng hoang mang, vật nuôi
nhớn nhác.
Binh tướng của Đức ngài Đổng Vĩnh phải tạm dừng ngay ở chỗ Quan Phủ Lệnh.
Ông cho quân nghỉ ăn uống rồi cởi giáp đi vào Trang Lưu Khê. Khi ấy đã quá canh
ba, dân chúng Thượng Lưu Khê, Hạ Lưu Khê đang chìm trong đêm tối u ẩn. Cả vùng
này có 3 điếm sở, dân cư chỉ có 9 họ tộc là: Nguyễn, Trần, Lê, Trương, Đinh,
Hà, Lương, Phạm và Bùi.
Trong giấc mộng, họ còn được nghe thấy lời vị quan nhân rất
dõng dạc truyền lệnh cho tướng sĩ các đạo thuỷ, bộ tróc nã thuồng luồng, kình
nghê, thuỷ quái, thuỷ ôn trên tuyến sông Nguyệt Đức.
Và trước mắt họ lũ lượt một bầy tù binh 500 tên quái tướng dị
hình, đầu rắn, mặt cá bị giải đi, đi đầu là 5, 6 tên tướng của chúng trông đến
thảm hại, mang cái thân xác hình người mà mặt lại là mặt giao long, áo giáp lại
toàn vẩy cá bươm tướp cả da thịt và ròng ròng máu chảy đỏ tanh lợm.
Họ chợt tỉnh mộng thì hồng thuỷ đã rút cạn, con người và
muôn vật đã trở lại bình yên. Giờ đây sừng sững trước mặt họ, ngay tại quán sở
Thượng Giáp, là ông Đổng Vĩnh cùng với đại binh của ông.
Và theo sự chỉ bảo của Đức ngài Đổng Vĩnh, ba dân Thượng Giáp, Vạn Nghè và
Lưu Khê đang sát cánh bên nhau sửa chữa, hàn gắn, đắp bồi lại những quãng đê sạt
lở và những khúc đường bị nước lũ cuốn trôi.
Những người được báo mộng đêm qua vừa làm việc vừa nói rỉ
tai với người bên cạnh rằng: ông Đổng Vĩnh đúng là vị quan nhân oai phong lẫm
liệt hiện lên trong giấc mộng của họ với đầy đủ tướng tài dũng sĩ, ngựa, voi
hùng mạnh đang trong cuộc tu bổ tuyến đê quai trọng yếu của phủ Thường Tín đây
cùng ba dân Lưu Khê - Thượng Giáp - Vạn Nghè.
Xa giá dừng lại trước lộ quán. Vị quan nhân được tướng sĩ đến
mời vào bên trong. Ngài truyền cho người chủ quản mời dân trang đến để thăm hỏi.
Trước đông đảo chúng dân, ngài cho biết: “Ta vâng mệnh Quốc vương dẹp thuỷ tặc,
trừ hồng thuỷ, cứu đê điều, sửa chữa đường xá bị thuỷ hại cho dân. Lệnh của ta
đã ban về các địa phương. Nay ta đến thị sát xem xét tận nơi. Vậy mà sao dân
chúng nơi đây vẫn cứ điềm nhiên bình chân như vại, thật là thô thiển”. Lặng lẽ
nghe lời ngài dạy bảo, phương dân nam phụ lão ấu ai nấy rất kính sợ.
Tất cả vội rập đầu vái lạy ngài. Một người trưởng lão cất lời
thưa: “Chúng con xưa nay vốn thô phác, vụng về, ngu dại, xin ngài tha tội chết!
Nay dân chúng con được thượng quan triệu báo hiển thị cho mới được biết rõ. Từ
nay về sau dân chúng con xin ngài cho được làm thần tử của ngài, để cho kẻ trên
người dưới trong trang ấp chúng con được chấp hành mọi chỉ dạy của ngài. Trăm
ngàn vạn bội đội ơn đức lớn lao cao cả của ngài!”
Hôm ấy nhằm đúng ngày 13 tháng Quý Hạ (tháng 6 âm lịch), già
trẻ gái trai cả vùng, trang trên ấp dưới khí thế ngùn ngụt, muôn người hồ hởi
đua nhau làm việc. Mọi việc cứ trôi chảy băng băng, không đến nửa buổi đã tinh
tươm chu đáo. Đức ngài Đổng Vĩnh - vị quan nhân ấy rất hài lòng.
Ông ngắm cả tuyến đê trong con mắt nhìn xa bao quát rộng.
Ông thấy thực chất dân tình chất phác, lão thực, biết nghe theo, thi hành lệnh
chỉ trọng đại mà trong lòng ông thấy thâm thiết, bao dung, thanh thản. Việc đê
điều hoàn tất, yên ổn. Ông nán lại tại quán sở Lưu Khê để quan sát thật kĩ
phong thuỷ của cả vùng trọng yếu.
Bấy giờ, quán sở Lưu Khê lập trên đường đê thuộc phần giang
biên địa ấp này. Cục địa thật tốt đẹp. Tổ sơn từ Long Đỗ - núi Nùng, dẫn khí
thiêng Thăng Long, phân chi theo mạch về trang Lưu Khê, hình thành nên thế Long
Xà quấn quýt rồi thoắt vươn rộng, sau tụ hội nhập vào chỗ trạch Thuỷ, đột ngột
khởi lên một con Quy và hai con cá lớn.
Chính tại chỗ đó, được nước giao chầu cả vào quán sở. Quán sở
đặt ngay trên rốn con xà, lấy sông Kim Ngưu làm ngoại minh đường, lấy Lương
Châu làm nội minh đường, đến chính long ở Đinh và Quý. Hai bên tả hữu là các
phiến vàng phiến ngọc châu đầu cả vào quán sở. Ông Đổng Vĩnh truyền bảo lấy đó
làm nơi hành cung đãi yến... (2).
Ông lệnh cho mở yến đãi tướng sĩ và bô lão trong trang ấp.
Sau đó cho lưu quân dũng sĩ nghỉ ngơi tại hành cung.
Lễ hội truyền thống đình làng Thượng Giáp
Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược và Tiến sĩ khoa học Lương Văn Kế
(1) Lộ quán toạ lạc trên bờ sông, lấy đó làm mốc giới cho cả
vùng trang ấp giang châu này. Còn có ba ngôi điếm canh nước cũng đặt trên tuyến
đê giang biên. Từ mỗi điếm đi xuống là đường dân lộ. Dân địa phương thường gọi
quán hay quán sở, đó là: quán Thượng Giáp của dân Thượng Giáp, quán Bến Nghè của
dân Vạn Nghè, quán Lưu Khê của dân Lưu Khê.
(2) Nguyên văn chữ Hán viết kiểu chữ nhỏ. Có một số chữ mờ khômg đọc được.