Thiên Cổ Miếu – Ngôi đền thờ phụng những người “chèo đò” thở Hùng Vương Thiên Cổ Miếu – Ngôi đền thờ phụng những người “chèo đò” thở Hùng Vương Trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, có một "Thiên cổ miếu" nằm ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm. Đền Thiên Cổ biểu tượng cho sự học thời Hùng Vương - Ảnh: N.T.Lượng Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đây là ngôi đền thờ người thầy, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam, tương truyền dạy dỗ các Vua Hùng. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ, là thắng tích của Trung chi Hùng lĩnh, đền thiêng của cả trời Nam. Linh thiêng một truyền thuyết Thiên Cổ Miếu được người dân làng Hương Lan xây dựng cách đây gần 3.000 năm nhưng những bí ẩn của nó chỉ mới được hé mở cách đây không lâu. Theo như các bô lão trong làng kể lại thì ngày xưa, để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang, người dân đã phải giấu một nửa sự thật về ngôi miếu này suốt nhiều năm. Thời kì đó, kẻ thù ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, tìm mọi cách khiến người Việt quên đi truyền thống, gốc tích và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục và chữ viết. Vì thế người dân Hương Lan nhiều đời quyết định giữ bí mật về người được thờ trong ngôi miếu với niềm mong mỏi hai thầy cô giáo có công lớn trong sự nghiệp trồng người của dân tộc được yên nghỉ. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Cây táu tỏa bóng mát xuống ngôi đền cổ - Ảnh: N.T.Lượng Bí mật sẽ được giữ kín nếu như không có sự kiện vào hè năm 1978. Ban lãnh đạo hợp tác xã quyết định cho chặt hai cây táu làm củi nung gạch. Biết hung tin, các cụ già của thôn Hương Lan đồng lòng kéo nhau ra miếu. Một cụ ôm lấy cây thét lớn: "Không được phá nơi thờ thầy cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể!". Bấy giờ người ta mới biết đây là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang, vốn quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên đây dạy học từ thời Hùng Vương thứ 18 và cũng là người trực tiếp dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai người tạ thế cùng một giờ, một ngày 2 tháng 2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên). Suốt 23 thế kỷ qua, biết bao thăng trầm của thời đại, lịch sử và xã hội, cư dân thôn Hương Lan đã âm thầm gìn giữ và bảo vệ ngôi đền thiêng. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ban thờ thầy cô Vũ Thê Lang và hai công chúa trong Thiên Cổ miếu - Ảnh: N.T.Lượng Theo "Ngọc phả đình thôn Hương Lan", chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, tôn sư trọng đạo, tu thân và lập thân của con người. Chính vì vậy, Vua Hùng thứ 18 đặc biệt chú trọng đến việc dạy chữ, dạy người. Cùng thời đó có vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục mở lớp dạy học ngay tại đô thành Văn Lang. Biết được tâm đức của thầy cô, Hùng Duệ Vương đã mời hai ngườivào cung dạy học cho hai công chúa mà nhà vua rất mực yêu quý là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai công chúa được thầy Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục dạy chữ, dạy đạo làm người và nhanh chóng trở thành những công nương hiền thục, giỏi giang và tháo vát. Khi thầy cô tạ thế cùng giờ, cùng ngày 2/2 năm Quý Dậu (288 trước Công nguyên), vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức nên đã an táng ngay tại địa điểm hai ngườimở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa. Hiện nay, ngôi mộ hai thầy cô vẫn nằm giữa gian chính điện của ngôi đền. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ngôi mộ của hai thầy cô ở vị trí phía giữa điện thờ - Ảnh: N.T.Lượng Sức sống đánh bật thời gian Ngôi miếu cổ nằm hiền hòa dưới bóng hai cây táu cổ thụ đầy u tịch và cổ kính. Người dân kể rằng, điều thú vị và lạ lùng là cùng một giống cây nhưng một cây cho hoa mầu vàng, một cây cho hoa mầu bạc và lúc nào khoảng đồi đó cũng vi vu gió mát. Đến nay, ngôi mộ của vợ chồng thầy cô giáo Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục vẫn còn ở trong điện, chưa bị dịch chuyển một lần nào suốt gần 23 thế kỷ. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Câu đối trong Thiên Cổ miếu được ghi bằng chữ Việt Cổ - Ảnh: N.T.Lượng Chữ Việt Cổ được lưu trong đền - Ảnh: N.T.Lượng Hoành phi và câu đối trong Miếu Thiên Cổ có từ thời Tự Đức năm thứ nhất (1848). Trong đền, ngoài ba lư hương cổ bằng gốm từ thời nhà Lý, nhà Lê, còn có một số đồ thờ bằng gỗ như ống hương, hai cây nến... Đặc biệt là các pho tượng: Phụ vương, Mẫu vương và hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa cùng hai thị nữ, đã có trên 70 năm. Trên bàn thờ có tượng của thầy cô và hai thị nữ theo hầu, đó là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra còn có một bức hoành phi nhỏ ghi: "Thiên Cổ Miếu" và hai câu đối bằng gỗ mộc dài chừng một mét, đều viết bằng chữ Hán: "Hùng lĩnh trung chi thắng tích/ Nam thiên chích khí linh từ" nghĩa là: "Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của trời Nam". Thiên Cổ Miếu cùng những chứng tích quí báu ấy đã minh chứng thêm bộ chữ "Khoa đẩu" của dân tộc ta có từ trước công nguyên, khẳng định hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển từ thời Hùng Vương, khẳng định bộ chữ Quốc ngữ được các giáo sỹ phương tây cùng những trí thức Việt Nam La Tinh hóa trên cơ sở bộ chữ Việt cổ. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ngôi đền cổ nằm dưới bóng hai "lão đại" táu cổ thụ, có niên đại hàng ngàn năm. Đến nay hai cây cổ thụ vẫn xanh tốt, tỏa bóng xuống ngôi đền. Người dân thôn Hương Lan kể rằngđiều kỳ lạ ở hai cây táu cổ thụ là tuy là hai cây cùng giống nhưng vào độ tháng 5, mùa trổ hoa thì một cây trổ hoa trắng, một cây trổ hoa vàng. Cánh hoa táu trải xuống sân đền như một tấm thảm lớn với hai màu trắng vàng rõ rệt. Hai cây táu trở thành vật linh thiêng được người dân thôn Hương Lan bảo vệ và chăm sóc. Vừa qua, hai cây táu tại Thiên Cổ miếu đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam. Phía bên phải của Thiên Cổ miếu có tượng Thần Quy bằng đá nguyên khối, nặng 4 tấn. Đó là biểu tượng của sự học hành, khoa cử và đỗ đạt, một truyền thống được cư dân đất Việt hun đúc từ bao đời nay. Trải qua hơn 3.000 năm, ngôi đền Thiên Cổ miếu là biểu tượng thiêng liêng cho sự học của nước Việt Nam từ khởi thủy, là di tích khắc ghi truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Theo ông Đỗ Văn Xuyền - người thầy giáo suốt 40 năm nay nghiên cứu, tìm hiểu về chữ Việt cổ khi đến Thiên Cổ Miếu ông đã rưng rưng: Tuy những nghiên cứu khảo cổ chưa tìm được chính xác nền giáo dục nước ta thời đó phát triển đến mức nào, nhưng có thể khẳng định từ thời Hùng Vương, người dân Đại Việt đã có truyền thống hiếu học và chúng ta đã có chữ viết riêng để phục vụ việc học. Dư âm còn mãi... Chúng tôi đến thăm, và được biết đến cuốn gia phả còn ghi lại toàn bộ lịch sử của ngôi miếu, về vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang. Ông Trương Đình Cát, người đã 20 năm trông coi nơi này cũng là người đã "cứu" cuốn gia phả quan trọng trong một lần miếu bị cháy, trò chuyện: "Những chứng tích luôn được chúng tôi gìn giữ như báu vật. Ngôi miếu thờ thầy cô giáo không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan chúng tôi mà còn là một di tích văn hoá có giá trị của dân tộc. Năm nào khách cũng đến rất đông, lặng lẽ thắp hương bằng sự tôn kính trước người có công với giáo dục nước nhà". Câu chuyện xung quanh ngôi đền còn nhiều điều bí ẩn nhưng chỉ riêng đây là nơi thờ những người thầy cũng đã khiến cho hàng trăm đoàn người về thăm mỗi năm để tỏ lòng "tôn sư trọng đạo". Các phụ huynh, các học sinh ở mọi miền tổ quốc về đây thắp hương mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm và trước những kì thi... coi đây là một nơi mang lại may mắn và an lành. Đặc biệt, có một ngôi trường mang tên người thầy giáo Vũ Thê Lang nằm cách miếu 4 cây số, trường đã đưa di tích vào các bài giảng để dạy dỗ các thế hệ học trò. Thầy Vũ Văn Viết - Hiệu trưởng trường THPT Vũ Thê Lang - chia sẻ: "Ngôi trường ra đời để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo gần như lâu đời nhất của quê hương đất Tổ và cũng có thể là một trong những người thầy sớm nhất của nước Việt Nam ta. Thầy trò chúng tôi tự hào vì mang tên người thầy giáo ấy. Những học trò của tôi đỗ đạt nhiều cũng là nhờ một phần vào sự linh thiêng của Thiên Cổ Miếu". Gần đây nhất, tháng 8/2009, một đoàn nghiên cứu tâm linh của 9 nước trên thế giới gồm 50 người từ Braxin, Chi Lê, Tây Ban Nha, Pháp, Hung Ga Ri, Ý, Ma Xê Đoan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã đến thăm Thiên Cổ Miếu. Biết được lịch sử ngôi đền, hệ thống giáo dục của nước ta từ thời Hùng Vương, thứ chữ tượng thanh từng bị đóng băng suốt bao năm Bắc thuộc, sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ trên cơ sở chữ Việt cổ... tất cả đều không giấu được sự khâm phục. Rời Thiên Cổ Miếu tôi hiểu vì sao sự nhỏ bé về diện tích của nó không làm giảm đi sự linh thiêng của ngôi miếu thờ những người thầy cổ nhất Việt Nam này. Và điều đó càng khẳng định được sự trường tồn của những giá trị văn hoá, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người Việt chúng ta. Hà Vân - Nguyễn Thế Lượng Nguồn: Tuổi Trẻ - Dân Trí Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, có một "Thiên cổ miếu" nằm ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm. Đền Thiên Cổ biểu tượng cho sự học thời Hùng Vương - Ảnh: N.T.Lượng Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đây là ngôi đền thờ người thầy, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam, tương truyền dạy dỗ các Vua Hùng. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ, là thắng tích của Trung chi Hùng lĩnh, đền thiêng của cả trời Nam. Linh thiêng một truyền thuyết Thiên Cổ Miếu được người dân làng Hương Lan xây dựng cách đây gần 3.000 năm nhưng những bí ẩn của nó chỉ mới được hé mở cách đây không lâu. Theo như các bô lão trong làng kể lại thì ngày xưa, để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang, người dân đã phải giấu một nửa sự thật về ngôi miếu này suốt nhiều năm. Thời kì đó, kẻ thù ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, tìm mọi cách khiến người Việt quên đi truyền thống, gốc tích và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục và chữ viết. Vì thế người dân Hương Lan nhiều đời quyết định giữ bí mật về người được thờ trong ngôi miếu với niềm mong mỏi hai thầy cô giáo có công lớn trong sự nghiệp trồng người của dân tộc được yên nghỉ. Cây táu tỏa bóng mát xuống ngôi đền cổ - Ảnh: N.T.Lượng Bí mật sẽ được giữ kín nếu như không có sự kiện vào hè năm 1978. Ban lãnh đạo hợp tác xã quyết định cho chặt hai cây táu làm củi nung gạch. Biết hung tin, các cụ già của thôn Hương Lan đồng lòng kéo nhau ra miếu. Một cụ ôm lấy cây thét lớn: "Không được phá nơi thờ thầy cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể!". Bấy giờ người ta mới biết đây là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang, vốn quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên đây dạy học từ thời Hùng Vương thứ 18 và cũng là người trực tiếp dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai người tạ thế cùng một giờ, một ngày 2 tháng 2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên). Suốt 23 thế kỷ qua, biết bao thăng trầm của thời đại, lịch sử và xã hội, cư dân thôn Hương Lan đã âm thầm gìn giữ và bảo vệ ngôi đền thiêng. Ban thờ thầy cô Vũ Thê Lang và hai công chúa trong Thiên Cổ miếu - Ảnh: N.T.Lượng Theo "Ngọc phả đình thôn Hương Lan", chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, tôn sư trọng đạo, tu thân và lập thân của con người. Chính vì vậy, Vua Hùng thứ 18 đặc biệt chú trọng đến việc dạy chữ, dạy người. Cùng thời đó có vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục mở lớp dạy học ngay tại đô thành Văn Lang. Biết được tâm đức của thầy cô, Hùng Duệ Vương đã mời hai ngườivào cung dạy học cho hai công chúa mà nhà vua rất mực yêu quý là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai công chúa được thầy Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục dạy chữ, dạy đạo làm người và nhanh chóng trở thành những công nương hiền thục, giỏi giang và tháo vát. Khi thầy cô tạ thế cùng giờ, cùng ngày 2/2 năm Quý Dậu (288 trước Công nguyên), vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức nên đã an táng ngay tại địa điểm hai ngườimở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa. Hiện nay, ngôi mộ hai thầy cô vẫn nằm giữa gian chính điện của ngôi đền. Ngôi mộ của hai thầy cô ở vị trí phía giữa điện thờ - Ảnh: N.T.Lượng Sức sống đánh bật thời gian Ngôi miếu cổ nằm hiền hòa dưới bóng hai cây táu cổ thụ đầy u tịch và cổ kính. Người dân kể rằng, điều thú vị và lạ lùng là cùng một giống cây nhưng một cây cho hoa mầu vàng, một cây cho hoa mầu bạc và lúc nào khoảng đồi đó cũng vi vu gió mát. Đến nay, ngôi mộ của vợ chồng thầy cô giáo Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục vẫn còn ở trong điện, chưa bị dịch chuyển một lần nào suốt gần 23 thế kỷ. Câu đối trong Thiên Cổ miếu được ghi bằng chữ Việt Cổ - Ảnh: N.T.Lượng Chữ Việt Cổ được lưu trong đền - Ảnh: N.T.Lượng Hoành phi và câu đối trong Miếu Thiên Cổ có từ thời Tự Đức năm thứ nhất (1848). Trong đền, ngoài ba lư hương cổ bằng gốm từ thời nhà Lý, nhà Lê, còn có một số đồ thờ bằng gỗ như ống hương, hai cây nến... Đặc biệt là các pho tượng: Phụ vương, Mẫu vương và hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa cùng hai thị nữ, đã có trên 70 năm. Trên bàn thờ có tượng của thầy cô và hai thị nữ theo hầu, đó là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra còn có một bức hoành phi nhỏ ghi: "Thiên Cổ Miếu" và hai câu đối bằng gỗ mộc dài chừng một mét, đều viết bằng chữ Hán: "Hùng lĩnh trung chi thắng tích/ Nam thiên chích khí linh từ" nghĩa là: "Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của trời Nam". Thiên Cổ Miếu cùng những chứng tích quí báu ấy đã minh chứng thêm bộ chữ "Khoa đẩu" của dân tộc ta có từ trước công nguyên, khẳng định hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển từ thời Hùng Vương, khẳng định bộ chữ Quốc ngữ được các giáo sỹ phương tây cùng những trí thức Việt Nam La Tinh hóa trên cơ sở bộ chữ Việt cổ. Ngôi đền cổ nằm dưới bóng hai "lão đại" táu cổ thụ, có niên đại hàng ngàn năm. Đến nay hai cây cổ thụ vẫn xanh tốt, tỏa bóng xuống ngôi đền. Người dân thôn Hương Lan kể rằngđiều kỳ lạ ở hai cây táu cổ thụ là tuy là hai cây cùng giống nhưng vào độ tháng 5, mùa trổ hoa thì một cây trổ hoa trắng, một cây trổ hoa vàng. Cánh hoa táu trải xuống sân đền như một tấm thảm lớn với hai màu trắng vàng rõ rệt. Hai cây táu trở thành vật linh thiêng được người dân thôn Hương Lan bảo vệ và chăm sóc. Vừa qua, hai cây táu tại Thiên Cổ miếu đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam. Phía bên phải của Thiên Cổ miếu có tượng Thần Quy bằng đá nguyên khối, nặng 4 tấn. Đó là biểu tượng của sự học hành, khoa cử và đỗ đạt, một truyền thống được cư dân đất Việt hun đúc từ bao đời nay. Trải qua hơn 3.000 năm, ngôi đền Thiên Cổ miếu là biểu tượng thiêng liêng cho sự học của nước Việt Nam từ khởi thủy, là di tích khắc ghi truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt. Theo ông Đỗ Văn Xuyền - người thầy giáo suốt 40 năm nay nghiên cứu, tìm hiểu về chữ Việt cổ khi đến Thiên Cổ Miếu ông đã rưng rưng: Tuy những nghiên cứu khảo cổ chưa tìm được chính xác nền giáo dục nước ta thời đó phát triển đến mức nào, nhưng có thể khẳng định từ thời Hùng Vương, người dân Đại Việt đã có truyền thống hiếu học và chúng ta đã có chữ viết riêng để phục vụ việc học. Dư âm còn mãi... Chúng tôi đến thăm, và được biết đến cuốn gia phả còn ghi lại toàn bộ lịch sử của ngôi miếu, về vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang. Ông Trương Đình Cát, người đã 20 năm trông coi nơi này cũng là người đã "cứu" cuốn gia phả quan trọng trong một lần miếu bị cháy, trò chuyện: "Những chứng tích luôn được chúng tôi gìn giữ như báu vật. Ngôi miếu thờ thầy cô giáo không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan chúng tôi mà còn là một di tích văn hoá có giá trị của dân tộc. Năm nào khách cũng đến rất đông, lặng lẽ thắp hương bằng sự tôn kính trước người có công với giáo dục nước nhà". Câu chuyện xung quanh ngôi đền còn nhiều điều bí ẩn nhưng chỉ riêng đây là nơi thờ những người thầy cũng đã khiến cho hàng trăm đoàn người về thăm mỗi năm để tỏ lòng "tôn sư trọng đạo". Các phụ huynh, các học sinh ở mọi miền tổ quốc về đây thắp hương mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm và trước những kì thi... coi đây là một nơi mang lại may mắn và an lành. Đặc biệt, có một ngôi trường mang tên người thầy giáo Vũ Thê Lang nằm cách miếu 4 cây số, trường đã đưa di tích vào các bài giảng để dạy dỗ các thế hệ học trò. Thầy Vũ Văn Viết - Hiệu trưởng trường THPT Vũ Thê Lang - chia sẻ: "Ngôi trường ra đời để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo gần như lâu đời nhất của quê hương đất Tổ và cũng có thể là một trong những người thầy sớm nhất của nước Việt Nam ta. Thầy trò chúng tôi tự hào vì mang tên người thầy giáo ấy. Những học trò của tôi đỗ đạt nhiều cũng là nhờ một phần vào sự linh thiêng của Thiên Cổ Miếu". Gần đây nhất, tháng 8/2009, một đoàn nghiên cứu tâm linh của 9 nước trên thế giới gồm 50 người từ Braxin, Chi Lê, Tây Ban Nha, Pháp, Hung Ga Ri, Ý, Ma Xê Đoan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã đến thăm Thiên Cổ Miếu. Biết được lịch sử ngôi đền, hệ thống giáo dục của nước ta từ thời Hùng Vương, thứ chữ tượng thanh từng bị đóng băng suốt bao năm Bắc thuộc, sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ trên cơ sở chữ Việt cổ... tất cả đều không giấu được sự khâm phục. Rời Thiên Cổ Miếu tôi hiểu vì sao sự nhỏ bé về diện tích của nó không làm giảm đi sự linh thiêng của ngôi miếu thờ những người thầy cổ nhất Việt Nam này. Và điều đó càng khẳng định được sự trường tồn của những giá trị văn hoá, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người Việt chúng ta. Hà Vân - Nguyễn Thế LượngNguồn: Tuổi Trẻ - Dân TríThs Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Trở về đầu trang Đền thờ thời Hùng Vương thày giáo trồng người 3.75 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10