Vua Lê Đại Hành (941-1005) tên húy là Lê Hoàn sáng lập ra nhà tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì từ năm 980 tới khi qua đời. Vua là vị hoàng đế đánh bại quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập và còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo nước Đại Cồ Việt.
Vua Lê Hoàn là vị hoàng đế tạo tiền đề, điều kiện để thời
gian sau đó vua Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lưu về Thăng Long năm
1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Mặc dù lịch sử luôn là một cái gì đó bí ẩn nhưng hậu thế
không thể phủ nhận công lao của vua Lê Hoàn. Khác với lăng mộ của Đinh Tiên
Hoàng thì lăng mộ của Lê Đại Hành lại nằm dưới chân núi, có nhiều giả thuyết
nhưng có một đoạn như sau.
Trước khi làm vua, Lê Hoàn là bề tôi của Đinh Bộ Lĩnh. Ngài
không dám chôn cùng trên núi với vua Đinh mà chỉ dám xin đứng sau lưng núi, dưới
chân núi.
Nếu như lăng mộ vua Đinh Bộ Lĩnh rất dễ tìm kiếm thì lăng mộ
của vua Lê Hoàn hơi khó để tìm, lăng mộ vua Lê Hoàn nằm cách xa đền thờ của
Ngài khoảng 2km chỉ có thể đi bộ hoặc xe máy.
Lăng mộ ngài sơ sài, heo hút, rào chắn tạm bợ. Sự cô đơn của
vị anh hùng đánh Tống, bình Chiêm, củng cố vững chắc nền độc lâp. Liệu đây có
phải cách mà hậu thế đối đãi với Ngài không?
Lăng mộ Vua Lê Đại Hành nằm dưới chân núi Mã Yên, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, nằm trong cảnh hoang vắng thê lương…
Lối vào lăng mộ vua Lê Đại Hành là một đường mòn nhỏ chạy men theo chân núi Mã Yên.
Đi hết lối mòn, khu lăng mộ hiện ra trong vẻ quanh hiu, bị che phủ bởi nhiều loại cây mọc dại.
Nhìn từ mặt chính diện, lăng được bao bọc bởi các dãy núi đá theo thể “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.
Kiến trúc hiện tại của lăng được xây từ năm 1840 dưới thời vua Minh Mạng. Lăng được trùng tu vào năm 1885, dưới thời vua Hàm Nghi.
Mộ phần là một mô đất thấp có tường bao quanh, phía trước có 2 trụ cổng, phía sau là bình phong.
Trước mộ có một hương án và lư hương.
Hình rồng trang trí sau bình phong.
Nhà bia nằm trên một mỏm đá sau lăng.
Văn bia có từ thời Minh Mạng, từng bị vỡ và sau này được nối lại.
Nằm ở một vị trí hẻo lánh và gần như bị bỏ hoang nên có rất ít người đến thăm viếng lăng mộ vua Lê Đại Hành.