Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; 524 – 571), tên húy là Triệu Quang Phục (趙光復), trì vì Việt Nam từ năm 548 đến năm 571. Đức vương là người kế tục sự nghiệp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, đức Vương hóa ở cửa sông Đáy.
Danh tướng Triệu Quang Phục vốn người huyện Chu Diên (Khoái
Châu, Hưng Yên), ông sinh giờ Dần, ngày 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn. Cha là
Thái phó Triệu Túc triều đại vua Lỹ , bà mẹ tên là Nguyễn Thị Hựu.
Như trên đã nói, sau thất bại ở trận Điển Triệt (năm 546),
Lý Nam Đế đã trao hết binh quyền cho Tả Tướng Triệu Quang Phục, nhưng cũng kể từ
đó, lực lượng của Lý Nam Đế đã bị phân chia làm hai bộ phận khác nhau :
Như trên đã nói, sau thất bại ở trận Điển Triệt (năm 546),
Lý Nam Đế đã trao hết binh quyền cho Tả Tướng Triệu Quang Phục, nhưng cũng kể từ
đó, lực lượng của Lý Nam Đế đã bị phân chia làm hai lực lượng khác nhau :
Lực lượng thứ nhất do Lý Thiên Bảo (anh ruột của Lý Nam Đế)
và một số tướng lĩnh khác (trong đó có Lý Phật Tử) chỉ huy đã rút chạy vào Đức
Châu. (179)
Lực lượng thứ hai do Triệu Quang Phục cầm đầu thì tiếp tục
bám trụ ở vùng Chu Diên, tận dụng địa hình hiểm trở để chiến đấu đến cùng.
Theo thư tịch cổ của Trung Quốc (180) thì Lý Thiên Bảo và Lý
Phật Tử đã tập hợp được khoảng hai vạn quân, đánh vào Đức Châu và giết được Thứ
Sử Đức Châu là Trần Văn Giới.
Sau trận thắng khá lớn này, Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tứ kéo
quân ra vùng Ái Châu nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại. Hai tướng liền lui binh
lên vùng thượng du Ái Châu (giáp giới với Lào) và đến khoảng năm 550 thì an phận
đóng binh ở động Dã Năng.
“Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất đai
bằng phẳng mà màu mỡ, bèn đắp thành ở đây lấy tên động này làm quốc hiệu, được
dân suy tôn, xưng là Đào Lang Vương”. Từ đây, vai trò của Lý Thiên Bảo và Lý Phật
Tử đối với sự nghiệp đánh đuổi quân phong kiến phương Bắc đô hộ kể như không
còn nữa. Đảm đương sứ mệnh cao cả này chỉ còn Tả tướng Triệu Quang Phục và lực
lượng nghĩa binh do ông chỉ huy. Đó là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận.
Năm 546, khi nhận binh quyền từ tay Lý Nam Đế, Tả tướng Triệu
Quang Phục đứng trước hai khó khăn rất lớn.
Một là lực lượng bị chia nhỏ bởi có đến hai vạn quân (tức là
hai phần ba tàn quân của Lý Nam Đế) đã cùng nhau theo Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử
chạy vào Đức Châu. Hai là những cuộc tấn công quyết liệt và liên tiếp của quân
sĩ nhà Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy.
Xây dựng Bãi Tự nhiên và Đầm Dạ Trạch trở thành căn cứ địa
kháng chiến
Xét thấy không thể tiếp tục công khai nghênh chiến với kẻ
thù như trước nữa, tả tướng Triệu Quang Phục chủ động lui binh về khu vực đầm Dạ
Trạch, triệt để tận dụng những ưu thế riêng của địa hình vùng đầm lầy để khôn
khéo tổ chức hàng loạt trận đánh thật bất ngờ và hiểm hóc.
“Quân của (Trần) Bá Tiên vừa đông vừa mạnh, (Triệu) Quang Phục
liệu thế không thể nào chống nổi, bèn cho quân lui về giữ Dạ Trạch. Dạ Trạch là
một cái đầm rất lớn, chu vi rộng không biết bao nhiêu mà kể, cỏ cây thì rất rậm
rạp. Giữa đầm có bãi đất có thể ở được, bốn mặt đều toàn là bùn lầy.
Người ở đây phải thuộc đường, dùng sào đẩy thuyền độc mộc mà
đi lại. (Triệu) Quang Phục đem hơn một vạn quân vào giữ đầm này. Ban ngày thì tắt
hẳn khói bếp, đêm đến thì tung quân ra đánh úp dinh trại quân Lương, giết chết
và bắt được tù binh rất nhiều, dựa vào số quân lương lấy được để tính kế lâu
dài. (Trần) Bá Tiên cứ rình mà đánh nhưng rốt cuộc vẫn không sao có thể thắng
được. Bấy giờ, người trong nước gọi (Triệu) Quang Phục là Dạ Trạch Vương” .
Bãi đất nằm trong khu đầm Dạ Trạch chính là bãi Tự Nhiên,
cũng gọi là bãi Màn Trò (hoặc Mạn Trù). Trong bộ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI có Nhất Dạ
Trạch truyện, theo đó thì vào đời Hùng Vương thứ ba, Công Chúa Tiên Dung tuy đã
mười tám tuổi, rất xinh đẹp nhưng chỉ thích du ngoạn chứ không muốn lấy chồng.
Bấy giờ ở hương Chử Gia có gia đình họ Chử chẳng may nhà gặp
hoả hoạn nên gia tài bị cháy trụi hết, hai cha con Chử Vi Vân và Chử Đồng Tử chỉ
còn lại có mỗi một cái khố dùng chung. Trước khi qua đời Chử Vi Vân có trăn trối
là để cái khố lại cho Chử Đồng Tử mặc, nhưng vì thương cha, Chử Đồng Tử chôn
luôn cái khố cho cha còn mình thì chấp nhận không đồ.
Ngày ngày Chử Đồng Tử ra sông ngồi câu cá, hễ thấy thuyền đi
ngang thì đứng dưới nước để xin ăn. Một hôm thuyền của Công Chúa Tiên Dung đi
ngang, Chử Đồng Tử vừa thoáng thấy cờ quạt uy nghi đã hoảng sợ, bèn tới khóm
lau trên bãi cát, moi cát làm hố để nằm mà che thân. Công Chúa Tiên Dung lên bờ,
dạo chơi một lúc thì sai người quây màn trướng ở quanh khóm lau để tắm. Nước tắm
dội xuống khiến cho cát trôi đi và Chử Đồng Tử chẳng còn gì để che thân nữa.
Sau vài phút kinh ngạc, Công Chúa Tiên Dung cho đó là duyên
trời định, bèn kết hôn với Chử Đồng Tử. Hùng Vương hay tin giận lắm, không thèm
nhìn mặt Tiên Dung nữa. Tiên Dung sợ vua cha. không dám trở về nữa mà mở chợ, lập
phố xá để buôn bán.
Sau này đức Chử Đồng Tử theo thương nhân đi buôn xa, học được
phép lạ của nhà sư Phật Quang và được sư Phật Quang tặng cho một chiếc nón và một
cái gậy có chứa phép lạ. Trở về, Chử Đồng Tử thuyết phục được Tiên Dung cùng
mình đi tìm thầy học đạo. Một hôm vì lỡ đường, phải nghỉ lại giữa nơi hoang vắng,
Chử Đồng Tử bèn lấy gậy cắm xuống đất rồi úp nón lên trên để che tạm. Chẳng dè
ngay lập tức, thành quách, dinh thự, châu ngọc và kẻ hầu người hạ chẳng biết từ
đâu hiện ra... nghi vệ chẳng khác gì triều đình của một nước, ai ai trông thấy
cũng đều kinh ngạc.
Hùng Vương nghe tin thì cho là con làm loạn, bèn đem quân đi
đánh. Quân chưa đến nơi thì trời tối, Hùng Vương đành phải nghỉ lại, chẳng ngờ
đêm đó Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung và tất cả thành quách, dinh thự, châu ngọc
cùng kẻ hầu người hạ đều bay lên trời. Chỗ đất cũ sụt xuống thành cái đầm lớn,
dân cho là linh thiêng nên thường xuyên cúng tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch và
bãi đất ở giữa đầm là bãi Tự Nhiên hay bãi Mạn Trù.
Nhất Dạ Trạch truyện được LĨNH NAM CHÍCH QUÁI chép lại thì
đượm màu li kì và huyền ảo, nhưng, đầm Dạ Trạch và bãi Tự Nhiên - nơi in dấu những
bước chân quả cảm của nghĩa quân Triệu Quang Phục thì lại là một sự thật rất linh
thiêng bởi đó là miền đất có vinh hạnh được chứng kiến khí phách của những cuộc
đời kiên cường, hiên ngang và bất khuất. Những người chẳng có chút gì cho riêng
mình ấy đã hoá thân thành những thiên huyền thoại diệu kì của lịch sử.
Chủ trương của Triệu Quang Phục về việc chuyển từ cố thủ
trong thành trì ở đồng bằng hoặc trung du sang bám trụ ở vùng đầm lầy là nét mới
nhất trong tư duy quân sự của toàn bộ quá trình đấu tranh vũ trang chống ách đô
hộ nhà Lương.
Nhanh chóng chuyển từ thụ động chờ đón đánh địch sang chủ động
tổ chức tấn công bằng nhiều trận có quy mô nhỏ nhưng rất lợi hại là sự đổi thay
quan trọng nhất trong nghệ thuật chỉ huy trận mạc đương thời.
Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cũng có thể nói rằng
tả tướng Triệu Quang Phục là một trong những danh tướng cổ nhất của lịch
sử chiến tranh du kích Việt Nam.
Năm 548, sau khi nghe tin Lý Nam Đế đã lâm bệnh mà qua đời tại
động Khuất Lão, Triệu Quang Phục mới lên ngôi Vương, hiệu là Triệu Việt Vương
(vua của nước Việt, người họ Triệu). Việc lên ngôi này trước hết và chủ yếu là
để tạo ra ngọn cờ chính thống cho sự nghiệp tập hợp lực lượng đánh đuổi quân
xâm lăng.
Nhìn từ góc độ đó, điều đáng kính và thật dễ nhận là tinh thần
quả cảm và ý thức trách nhiệm rất cao của Triệu Quang Phục trước vận mệnh đang
bị đe doạ rất nghiêm trọng của nhà nước Vạn Xuân. Cũng nhìn từ góc độ đó, ấn tượng
mạnh mẽ của hậu thế chính là thái độ rất khiêm nhường của Triệu Quang Phục.
Triệu Việt Vương - Tranh Đông Hồ
Với ông, ngôi Hoàng Đế chí tôn mãi mãi thuộc về bậc tiễn nhiệm
là đức ngài Lý Bôn, ông chỉ nhận ngôi Vương (ngôi thứ thấp hơn hẳn Hoàng Đế)
nhưng ý chí chiến đấu đến cùng vì sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của nước Vạn
Xuân của đức ông thì không bao giờ buông lỏng.
Quét sạch quân xâm lược nhà Lương ra khỏi bờ cõi
Đền thờ Triệu Việt Vương tại Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên
Khi Trần Bá Tiên đang sa lầy ở đầm Dạ Trạch thì ở kinh đô Kiến
Khang (nay thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô của Trung Quốc), nội bộ triều
đình nhà Lương cũng lâm vào một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng.
Năm 549, Lương Vũ Đế là Tiêu Diễn qua đời, con trai thứ ba của
Tiêu Diễn là Tiêu Cương được đưa lên nối ngôi, đó là Giản Văn Đế (549-551).
Tiêu Cương là kẻ rất nhu nhược và đó là cơ hội thuận lợi để bọn quyền thần có
thể mặc sức hoành hành.
Tháng 8 năm 551, Giản Văn Đế Tiêu Cương bị quyền thần Hầu Cảnh
phế bỏ rồi giết đi, hưởng dương 48 tuổi (503-551). Kẻ được Hầu Cảnh đưa lên nối
ngôi Hoàng Đế thay Giản Văn Đế là Tiêu Đống.
Nhưng, Tiêu Đống cũng chỉ ở ngôi Hoàng Đế được ba tháng thì
bị Tiêu Dịch (tức Nguyên Đế : 551-555) phế truất. Nguyên Đế Tiêu Dịch là con
trai thứ bảy của Lương Vũ Đế và là em cùng mẹ với Giản Văn Đế. Nguyên Đế là kẻ
hung ác nhưng vô mưu, do vậy, loạn lạc đã bùng nổ ở khắp nơi, trong đó, nổi bật
nhất là loạn quân do Hầu Cảnh cầm đầu. Nguyên Đế mất năm 555, hưởng dương 47 tuổi
(508-555).
Hoàng Đế thứ tư (Hoàng Đế cuối cùng của nhà Lương) là Kính Đế
(555-557). Kính Đế tên thật là Tiêu Phương Trí (con trai thứ chín của Nguyên Đế
Tiêu Dịch). Kẻ đưa Tiêu Phương Trí lên ngôi (năm mới 12 tuổi) là Trần Bá Tiên
và kẻ phế truất Tiêu Phương Trí (năm mới 14 tuổi) cũng chính là Trần Bá Tiên.
Kể từ thời trị vì của Giản Văn Đế trở đi, triều đình nhà
Lương ngày một suy yếu. Đặc biệt là từ lúc tên quyền thần Hầu Cảnh dám thẳng
tay làm chuyện phế lập, cơ quan đầu não của nhà Lương kể như đã bị tê liệt.
Thấy rõ sự diễn biến của tình hình vừa rất phức tạp nhưng
cũng rất dễ lợi dụng đó, Trần Bá Tiên đã đem quân về Kiến Khang, nhân danh việc
đàn áp loạn quân Hầu Cảnh để khôn khéo chuẩn bị thực hiện mưu đồ riêng của
mình.
Quyền chỉ huy quân đội nhà Lương đi đàn áp ở Vạn Xuân được
trao cho tướng Dương Sàn (vốn là tì tướng của Trần Bá Tiên) (185). Như trên đã
nói, về đến Kiến Khang, Trần Bá Tiên đã tạm đưa cậu bé Tiêu Phương Trí lên nối
ngôi trong một thời gian ngắn, biến Tiêu Phương Trí thành một con bài chính trị
lợi hại của mình.
Năm 557, khi xét thấy con bài Tiêu Phương Trí không cần thiết
nữa, Trần Bá Tiên đã lập tức phế truất Tiêu Phương Trí và công khai tuyên bố
giành ngôi báu về cho cá nhân mình. Chính Trần Bá Tiên đã lập ra triều đại cuối
cùng của Nam Triều, đó là nhà Trần (557-589) (186) và Trần Bá Tiên chính là Trần
Vũ Đế (557-559).
Việc Trần Bá Tiên đem quân về Kiến Khang khiến cho tương
quan thế và lực đôi bên thay đổi theo xu hướng hoàn toàn có lợi cho Triệu Việt
Vương. Chớp lấy cơ hội cực kì thuận lợi này, tháng 1 năm Canh Ngọ (550), từ khu
căn cứ mới xây dựng ở bãi Tự Nhiên trong đầm Dạ Trạch, Triệu Việt Vương đã bất
ngờ tung quân đánh một trận quyết định với kẻ thù.
Giặc không cách gì có thể chống đỡ nổi, "(Dương) Sàn
thua trận mà chết, quân Lương tan vỡ hốt hoảng tháo chạy về Bắc. Nước ta lại được
yên” Triệu Việt Vương hiên ngang trở về tiếp quản thành Long Biên. Đúng là :
(Đại nam quốc sử diễn
ca)
Một cơn gió bẻ chồi
khô ,
Ải-lang dứt dấu ngựa Hồ vào ra,
Bốn phương phẳng-lặng can qua ,
Theo nền-nếp cũ, lại ra Long-thành.
Nguồn: Danh tương Việt Nam - Nguyễn Khắc Thuần