Đình Hương Tảo thôn Hương Tảo, xã Ngọc Tảo, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Đình được xây dựng có thể từ thế kỷ XVIII. Thờ phụng thành hoàng là tam vị nhân thần là thánh Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung, vua Triệu Quang Phục.
Lịch sử Thành hoàng làng và sự hình thành Đình, miếu chùa
làng Hương Tảo, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
1 -Tên Làng theo lối cổ: Sơn Tây trấn, Phúc Thọ huyện, Phấn
Thượng tổng, Hương Phấn trang.
2- Đình làng thờ phụng: Đức ngài Triệu việt vương (Hoàng đế
Bệ hạ) cùng con gái ngài Công chúa Nga nữ tiên vương).
2- Lịch sử xây Đền, Miếu, Chùa làng Hương Tảo
- Hậu cung: Đã được xây từ lâu, có thể từ thời Lý ( không được
ghi rõ trong ngọc phả của làng). Đại đình được xây mới, trùng tu vào năm Canh
Thân Hiệu Lê cảnh hưng 1740 ( cách đây 281 năm )
3-Phong thuỷ bố cục xây dựng
Lập Đình theo hướng:
phía trước có nước chảy lưu thông, có quần tinh án ngữ. Hướng này gọi là Quý Cục,
huyệt nằm ở Càn - Tốn.
Đình ở bản trang thờ thần nằm ở hướng Cấn, có bản cảnh long
mạch. Địa thế này dân phát đa đinh hào phú tuấn tú, muôn đời hương hỏa, vạn đại
cương thường, linh thiêng mãi mãi.
Nội dung Triệu Việt Vương Ngọc Phả
Bản bản phiên âm tiếng nôm và bản đã được Viện hán nôm dịch
nghĩa
TRIỆU VƯƠNG NGỌC PHẢ
Phiên âm:
Triệu vương ngọc phả, Lê triều Lễ bộ Thượng thư, Quản giám
tri điện phụng ngọc bảo cổ truyền.
Hoàng đế bệ hạ.
Khâm phụng sắc phong thần hiệu
Sắc Đại Đô thành hoàng quốc vương thiên tử đại vương.
Thánh tiền.
Sắc Đại Đô thành hoàng Nga Nữ tiên vương đại vương công chúa
tiền.
Sắc văn:
Hùng trấn uy linh, tôn nghiêm chính thuận, anh dục sơn
xuyên, tú chung hà hải, cao phối thiên, hậu phối địa, bảo quốc hộ dân, hách quyết
linh, trạc quyết thanh, thần tài thánh trí, tiên nga uyển lạn, nghiêm chính thuận
tĩnh, từ khoan huệ hiển, ứng tế dân, anh linh dực vận, kỳ đế long vương phúc thần.
Chuẩn hứa Sơn Tây trấn, Phúc Thọ huyện, Phấn Thượng tổng,
Hương Phấn trang phụng sự thần tích.
Tích Bắc thuộc Tấn Nguyên Hy tam niên, Giao Chỉ Thái Bình
trang nhân chu dực hương ấp.
Triệu Quang Phục:
Triệu Vũ Đế chi nhĩ tôn dã. Triệu long thành chi tử dã kỳ mẫu
Châu Thị Hoa ư chính nguyệt, nhị thập nhật, dạ ngọa mộng kiến phức sinh niên
hoa chi Triệu. Trí nhị nguyệt, sơ thất nhật sinh. Thử dạ hiếu xích quang mãn thất
hậu nhân tường đào cố danh viết:
Quang Phục thế gia, hào hựu thiên tử kỳ nhân thời lịch phả Tống,
Tề triều thích sử, đăng chi tham tàn tàn bạo nghịch, Lý Bí long (tức triều Lý
Nam Đế) sỹ Lương bất đắc chí quy khởi binh.
Triệu Quang Phục vương xuất chúng, khởi nghĩa binh, tòng,
Nam Đế lập công ký trục thích sử thủ lệnh Lâm Ấp thoái binh Lý đế tức lập cải
quốc hiệu Vạn Xuân, hiệu Thiên Đức, đô Long Biên phong.
Triệu Quang Phục Tả tướng quân, Lương tư mã Trần Bá Tiên lai
xâm Nam đế bại ư Tô Lịch, hựu bại ư Gia Ninh. Lý đế nhập tân xương, thái bảo
khuất liêu thời hắc ngưu sinh bạch, tích bối thượng hữu văn viết: Nhật phù mộc
lai, thuỷ nghiệm kỳ Trần tự dã. Lý Đế ký mệnh, Triệu Quang vương xuất binh cự
Lương tướng.
Triệu vương xuất binh đồn Dạ Trạch, kỳ vu thiên địa nhất nhật
hữu long trảo chi thụy (Chử Tiên thoát hứa), quân thanh đại trấn hội lương hữu
tộc cảnh chi loạn, triệu Bá Tiên hoàn. Triệu vương công trợ dương sản phá chi.
Triệu Vương chí tại diệt, lương thân tồn trợ lý bất ý nhân xâm dĩ khứ thiên mệnh,
hữu quy đắc cứ, địa phương cư Long Biên, Lý Phật Tử cư. Ai Lao thống binh lai
xâm, vương ư cư thái bình. Phật Tử binh bại cầu thành, Triệu vương bất nhẫn phế
tiền vương chi tộc, toại cát vu quân Thần Châu. Phật Tử vi vương tử. Nhã Lang cầu
hôn vương nữ. Quả vương Nhã Lang kỳ Quả Nương thiết thủ long trảo dịch chi giả
tỉnh thân quy dữ phụ mưu tập vương. Vương bất giác niệm xuất phi mạo dĩ đặc. Phật
Tử binh ích tiến. Triệu vương thủy chi đâu tạc dĩ thoát nãi huề kỳ nữ, nam bôn
chí Đại Áng hải khẩu, tại đầu vu hải (tức thập nhị nguyệt thập ngũ nhật hóa), tại
Đại Yên huyện dã. Hậu lịch triều dĩ kỳ linh dị phường trang lập từ phụng chi
thoái, Lý triều Thái Tổ quan chính minh châu quá Đại Áng hải hựu chí biền loan
hội thiên địa hối minh, nãi phần hương chúc thiên tự, trách khoảnh khắc vấn hữu
như bạch vân phù hải hữu thanh khổng viết: Ngã thị long vương Thuỷ Tinh thị
Hùng vương chi huynh đệ dã. Tác viết: Thác sinh Triệu thất thị vi Triệu Quang
Phục, hiệu Việt Vương ái nữ hoài nhi ái tể, họa xuất môn my, kinh lạc bán
thiên, chi nhạn sầu khán xuất thuỷ chi long.
Sắc thượng đế mệnh chấn long vương hải tế kim quá vãng dư địa
diệc kỳ trợ thuận dã. Ngôn ngật phong lẵng chiêm tức thiên sắc quang minh phản
giá hoàn, mệnh danh Đại Áng viết: Đại Yên tặng. Việt Vương Quang Phục viết: Quốc
vương thiên tử đại vương nhi thân tự điển. Ký chú viết: Phi hải long vương kỳ
thần thuỷ tộc chi sắc chiếu chư phường ấp thang mộc ấp, hà hữu di tích, cập đế
vương hữu mỹ đức giả biểu tấu thời Hương Phần trang. Phụ lão biểu tấu Triệu
vương cập Nga Nữ tiên vương tiền tảo, Phật Tử lai bức bôn ba phường trang kỳ
nhĩ phù chí lai nhất kim ấn, tiện thành cao phụ, kim trang nội thiết miếu phụng
tự, nẫm trứ linh dị, triều đình nhân kỳ, sắc chỉ tấu văn Hoàng đế nhân biền
loan chi ứng đào phê quốc vương thiên tử tứ tự Nga Nữ Tiên Nương, tứ tự uỷ triều
tả sắc thần ban tiền thiết miếu chi tiền hữu lưỡng thủy cấm quần tinh tác án, tức
Quý cục tại càn tốn hướng, hựu hữu nhất miếu tại trang biên chi thần cấn hướng
do thuộc bộ hạ tức bản cảnh long mạch sở hưởng hậu hữu trường giang sách nhiễu,
thử địa phát đa đinh hào phú, tuấn tú giai ức niên hương hỏa. Vạn đại trường thừa,
di ngưỡng nhi di cao dũ truyền nhi dũ kính ỷ dư hưu tai, cẩm cẩm bất tuyệt.
Tái thoại:
Nga Nữ tiên nương Việt Vương chí ái nữ dã, kỳ mẫu Phạm Thị
Bình sinh Tiên Nương ư nhị nguyệt sơ thất nhật, sinh ư dung nhạn tuyệt chỉnh, yểu
điệu phi phương diện trang đào diễm, sắc ánh băng hồ, my loan tân nguyệt, mục
chạm thu ba, phụ bạch ngưng chỉ hương hình dung túc kỳ mỹ dã.
Nhân chí húy Nga, tự hậu cải Quả nương, niên thập cửu tuế,
Phật Tử khiển tử, Nhã Lang cầu hôn triều thần hội nghị, Trương Hống, Trương Hát
gián chi. Nga Nương tuy vị hiến cơ sự tấu vương phụ ngạo cư thi vị. Phụ chi mệnh.
Đế tứ nhập ngạo bất ý Nhã Lang thiết thủ đâu tạc phi quy Lý. Quả Nương bất tri
kỳ trá, cập tòng phụ chí hải khẩu tiền trúc thiên triết hậu đầu vu. Hậu Thượng
đế tuất kỳ vạn tứ Thủy Tinh đệ tam công chúa, hiểu linh nẫm trứ phong đảo vũ kỳ
đa hữu linh nghiệm. Lý Thái Tổ Nga Nữ tiên lương thuật Lê triều Trang Tông Thuận
Bình ngũ niên Trịnh Kiểm (danh Thành Tổ) dữ Mạc Phúc Nguyên chiến vu Phấn Hạ. Mạc
binh bại (thập nhị nguyệt, nhị thập ngũ nhật). Thử thuyết Trịnh Thành tổ đảo vu
Hương Phấn miếu thần công hiệu trợ. Cố Thành Tổ phong Nghê Ngạc nhi hoàn hậu lập
miếu vu Phấn Hạ. Niên đế chinh tế cấp Phấn Hạ, Hương Phấn nhị trang cộng đắc
nhi dao dịch tổ chức dĩ vi tường giác công thần điền lộc nhi tấu sắc.
Quốc vương thiên tử Nga nữ Tiên nương kỳ đế vương lưỡng lập
thần kỳ hải long vương dĩ thân tự điển phúc thần công chúa (thuỷ tộc chi thần).
Hóa nhật tòng thập nhị nguyệt, thập tam nhật chí nhị thập
ngũ nhật, Dậu bài phường trang mộng kiến công chúa binh lại hợp trung lập miếu
vũ. Chính nguyệt kỳ Đinh nhật hoặc sơ thập nhật, sơ cửu nhật tuỳ dụng, nhị nguyệt,
sơ lục, sơ thất, sơ bát lễ dụng trai bàn xướng ca hoặc giao dảo du ký ngưu,
lao, trư, kê tùy dụng. Ngũ nguyệt, sơ ngũ nhật, tam nguyệt sơ lục nhật, bát
nguyệt thập tứ nhật dụng Đinh nhật thập nguyệt sơ thập nhật Thường tân, thập nhị
nguyệt thập tam nhật, hựu nhị thập ngũ nhật nhi tài mã, kim ngân lễ nhược tiếp
nghinh giả.
Thiên tử lập chính diện tồn công chúa phù tại biện thiết cấm,
quốc Quang tự, mỹ tự, hựu Nga Quả Nương, mỹ tự dụng hoàng sắc, mã y.
Dịch nghĩa:
Bản ngọc phả của đức Triệu vương. Đây là bản ngọc phả quý cổ
truyền do Quản giám tri điện, Lễ bộ Thượng thư triều Lê tuân phụng.
Đức hoàng đế bệ hạ.
Khâm phụng thần hiệu, sắc văn.
Sắc đại đô thành hoàng Quốc vương thiên tử đại vương.
Thánh tiền.
Sắc đại đô thành hoàng Ngọc Nữ Tiên Nương đại vương công
chúa.
Sắc văn là: Hùng trấn uy linh, tôn nghiêm chính thuận, anh dục
sơn xuyên, tú chung hà hải, cao phối tiên, hậu phối địa, bảo quốc hộ dân, hách
quyết linh, trạc quyết thanh, thần tài thánh trí, Tiên Nga uyển lạn, nghiêm
chính thuận tĩnh, từ khoan huệ hiển, ứng tế dân, anh linh dực vận, kỳ đế Long
vương phúc thần.
Chuẩn cho trang Hương Phấn thuộc tổng Phấn Thượng, huyện
Phúc Thọ, trấn Sơn Tây phải phụng sự thần tích.
Sự tích thời Bắc thuộc đời Tấn Nguyên Hy thứ 3 tại trang
Thái Bình - Giao Chỉ mọi người sống yên lành trong hương ấp.
Đức Triệu Quang Phục.
Ngài là cháu của vua Triệu Vũ Đế. Mẹ Ngài là Châu Thị Hoa,
nhằm ngày 20 tháng 12 nằm mộng thấy có đóa sen thơm phức, ngào ngạt quanh nhà.
Thế rồi Bà mang thai. Ngày mùng 7 tháng 2 thì sinh ra một người con trai. Đêm ấy,
Bà thấy có ánh sáng đỏ rực chiếu khắp nhà, mọi người đều nói: Quang Phục là bậc
thế gia có khí chất thiên tư trời bẩm, xứng đáng là bậc anh tài.
Trải các triều từ Tống, Tề đều có người cai trị tham tàn, bạo
ngược. Lí Bí người dáng như rồng (tức tiền Lí Nam Đế), khởi binh đánh đuổi giặc
Lương xâm lấn.
Triệu Quang Phục cùng vua và binh sĩ khởi nghĩa. Nam Đế đuổi
được giặc ngoại xâm lưu ghi trong sử sách. Chúa Lâm Ấp thoái binh, Lí Bí liền cải
quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu Thái Đức và đóng đô ở Long Biên.
Triệu Quang Phục được cử làm Tả tướng quân. Lương tư mã Trần
Bá Tiên cử binh lai xâm, Nam Đế bị bại trận ở sông Tô Lịch, Gia Ninh. Lí Bí được
điềm trời báo mộng ở trên lưng con trâu trắng có hình thù Tích Bối, bèn xem xét
và nói: hình thù mộng ấy nếu ghép lại với nhau thì thành chữ Trần. Lí Đế tuân mộng
cùng với Triệu Quang Phục xuất binh chống lại giặc Lương.
Triệu vương đóng quân ở đồn Dạ Trạch. Bỗng một ngày ông có
được vuốt rồng do trời đất ban cho (tiên ông họ Chử trợ giúp). Vì vậy, quân
Lương tan tác, gọi Bá Tiên trở về. Triệu vương tiến đánh phá vòng vây, hỗ trợ
cho Lí Bí để thu phục nhân tâm, làm theo mệnh trời, sau quay về đóng ở Long
Biên, nơi Lí Phật Tử ở.
Cùng lúc ấy, Ai Lao lại đem quân sang tiến đánh. Vương đang ở
trang Thái Bình. Phật Tử cầm binh thất bại. Triệu vương bất đắc dĩ phải phế Tiền
vương và đem quân tới Thần Châu. Phật Tử lên làm vương tử.
Nhã Lang liền tới cầu hôn cùng Vương nữ. Quả vương và Nhã
Lang lập mưu hòng đánh cắp vuốt rồng của Vương. Vương mất cảnh giác nên bị Phật
Tử đem binh đánh úp. Triệu vương theo đường thuỷ thoát thân cùng kỳ nữ, nhằm hướng
Nam tiến thẳng tới cửa biển Đại Áng. Tại đầu cửa biển huyện Đại Yên tuẫn tiết
(tức ngày 25 tháng 2 hóa).
Các triều đại về sau đều cho đây là truyện kỳ lạ nên truyền
các phường, trang lập đền phụng thờ. Tiếp theo triều Lý, Thái Tổ cùng quan
chính đi qua cửa biển Đại Áng, bỗng nhiên xe loan dừng lại vì trời đất tối tăm
nên thành tâm cầu khẩn, bỗng có đám mây trắng nổi lên giữa trời xanh truyền rằng:
Ta là họ Long vương Thuỷ Tinh, thuộc dòng dõi Hùng Vương, anh em một nhà, thác
sinh nhà họ Triệu, giúp Triệu Quang Phục, hiệu Việt Vương, cảm thông tình cảnh
Ái Nữ của Ngài, trong đó có nhiều tâm sự.
Thượng Đế liền sắc phong cho là Chấn long vương hải, giúp
người qua lại tuân theo mệnh trời. Trời đất sóng gió lặng yên vua hoàn giá trở
về. Tên Đại Áng được tặng thành chữ Đại Yên. Việt Vương Quang Phục là Quốc
vương thiên tử đại vương ghi vào điển tích. Hải Long vương là vị thần thuỷ tộc
nên sắc cho các phường, ấp phải có ruộng thang mộc, có di tích. Cùng đó, các bậc
đế vương tiếp biểu tấu của trang Hương Phấn.
Phụ lão dâng biểu tấu Triệu vương và Nga Nữ Tiên Nương là
người có công từ triều trước, Phật Tử là người lai bức. Tất cả đều có Kim ấn,
triện hình gò, thiết lập miếu để phụng tự. Mọi việc cầu xin đều linh ứng khác
thường. Triều đình chuẩn tấu ban sắc chỉ cho nhân dân. Hoàng đế phê duyệt bốn
chữ Nga Nữ Tiên Nương và viết sắc phong thần, thiết lập miếu theo hướng: phía
trước có nước chảy lưu thông, có quần tinh án ngữ. Hướng này gọi là Quý Cục,
huyệt nằm ở Càn - Tốn.
Miếu ở bản trang thờ thần nằm ở hướng Cấn, có bản cảnh long
mạch. Địa thế này dân phát đa đinh hào phú tuấn tú, muôn đời hương hỏa, vạn đại
cương thường, linh thiêng mãi mãi.
Kính vậy thay !
Viết tiếp huyền thoại.
Nga Nữ Tiên Nương là con gái yêu của Việt Vương, mẹ là Phạm
Thị Bình, sinh Tiên Nương vào ngày 7 tháng 2. Khi sinh, nàng là người dung nhan
tuyệt đỉnh, yểu điệu phương phi, dáng vẻ trang nghiêm diễm lệ. Sắc đẹp tựa ánh
trăng bên hồ, my loan nguyệt thẹn, mắt tựa sương thu, da trắng như tuyết, so
hoa hoa thẹn, ví ngọc ngọc hờn. Xứng danh là bậc thiên hương quốc sắc.
Nàng húy là Nga, sau đổi tên chữ là Quả Nương. Năm nàng 14
tuổi, Phật Tử sai Nhã Lang tới cầu hôn. Triều thần hội nghị bàn bạc. Trương Hống,
Trương Hát đứng ra can gián. Nga Nương không hề hay biết tới âm mưu của Nhã
Lang. Triệu vương đồng ý cho Nga Nữ về làm con dâu nhà họ Lý. Sau khi sự việc xảy
ra, nàng cùng vua cha chạy tới cửa biển cầu khấn trời đất, xong tuẫn tiết ở
dòng sông này. Thượng đế thấy đây là người có tinh thần trong sáng nên cho làm
công chúa thứ 3 của Thuỷ Tinh.
Khi có sự, mọi người đến cầu khẩn và cầu đảo đều thấy rất
linh ứng và hiệu nghiệm. Vì vậy, Lý Thái Tổ phong cho Nga Nữ mỹ tự. Vua Trang
Tông triều Lê, niên hiệu Thuận Bình thứ 5 cùng Trịnh Kiểm (tên là Thành Tổ)
giao chiến với Mạc Phúc Nguyên ở trang Phấn Hạ. Giặc Mạc bại (ngày 25 tháng
11). Trịnh Thành Tổ cầu ở miếu Hương Phấn thấy thần hiển linh trợ giúp, liền
phong cho là Nghê Ngạc, lập miếu tại trang Phấn Hạ và ban cho 2 trang Phấn Hạ
và Hương Phấn cùng nhau tổ chức tấu sắc, trông nom điền lộc.
Quốc vương thiên tử Nga Nữ Tiên Nương cùng Đế vương và Hải
long vương đều được lưu trong từ điển. Đặc chuẩn cho Nga Nữ Tiên Nương là vị
phúc thần công chúa (tức thủy tộc chi thần).
Ngày hóa từ ngày 03 tháng 12, đến ngày 25 giờ Dậu, nhân dân
phường trang mộng thấy công chúa đem binh đi tới miếu. Ngày Đinh tháng 1 hoặc
mùng 10, mùng 9, lễ bàn tùy dùng. Ngày 6, ngày 7, ngày 8 tháng 2 dùng trai bàn
và ca hát, hoặc giao lưu du hí có trâu, bò, lợn, gà tùy ý. Ngày 5 tháng 5, ngày
6 tháng 3, ngày 4 tháng 8, ngày Đinh, ngày 10 tháng 10, ngày cơm mới, ngày 13
tháng 12 và ngày 25 nghi lễ phải có vàng mã, lễ nhạc để nghinh tiếp.
Bài vị đồ thờ của Thiên Tử đặt đối diện với Công chúa. Cấm
dùng các chữ như Quốc, Quang, Nga Quả Nương. Khi viết phải dùng giấy vàng hoặc
mã y.
PHỤNG SAO THẦN TÍCH
Phiên âm:
Đại vương mỹ tự.
Tích đại vương Hùng Vương chi tử, thị thời xuất du vu hải khẩu,
thuyền hồi chí thự gia châu hàng thuyền mộc dục, thự Đồng khỏa thân tiên nặc,
tuỳ vi chi trung tự dã. Vi Nguyệt Lão tham duyên dữ hợp vi phu thê quân vu thượng
ngạn sở quân sứ thành đô hội. Thử thời.
“Hùng Vương đại lộ”, điều binh mã thảo chi nhị nhân khủng cụ
hốt dạ sự kiến phong vũ bạo chí đống vũ tự phản nhất nhật đồng thăng vu thiên.
Hùng Vương tương binh hồi chi thiết tưởng, phụ tử chi tình,
thập nhị nguyệt, thập tam nhật hội triều lai cử lễ bái tả sắc phong.
Thần quân cấp thang mộc ấp dĩ phụng tự chi thê Lễ bộ dữ Quốc
sư tương địa nghinh sắc phong.
Thần ban tiền thiết miếu, Lễ bộ dữ Quốc sư hành lễ Sơn Tây
trấn, Phúc Lộc sở, Phấn Thượng tổng, Hương Phấn trang, Khê khu, Quốc sư phong
thủy thích kiến y trang hữu Quý đường cục lập miếu đình dĩ phụng tự chi Lễ bộ tọa
tĩnh thôi hữu y khu. Phụ lão tựu hậu phụng khâm sắc văn dữ ngọc phả nghinh hồi
phụng sự. Cập ban tiền đồng tam bách hốt mãi kỳ điền thổ ngạch lập miếu đình phụng
tự chi. Đình chi Càn - Tốn vị miếu chí Quý Đinh vị địa phát đa đinh cường
tráng, tuấn tú hào hùng, anh hoa phát ngoại. Y khu phụng sự ức niên di ngưỡng
nhi di cao lịch đại dũ truyền nhi dã, hình khắc lễ, khắc tự, viết thọ, viết
khang kỳ dư đăng ngã miên miên bất tuyệt.
PHỤNG DIỄN NGHĨA
Phiên âm:
Đại vương sự tích trước sau tinh tường nguyên dân phụng sự.
Đại vương:
Nguyên là con gái vua Hùng
Ngày xưa ra chơi bến đò đỗ thuyền.
Bỗng đâu gặp đức Chử Đồng.
Diễn duyên hai người đóng ở trên bờ
Hóa lên lầu gác kinh đô khác thường
Vua Hùng nổi giận trong lòng
Lệnh sai tướng sĩ điều binh tức thì
Nửa đêm mưa gió ề ề
Lâu đài biến mất hai người thăng thiên
Vua Hùng ngẫm nghĩ tự nhiên
Tưởng tình phụ tử thêm bề nhớ thương
Hội triều nghĩ nghị trăm đường
Phong thần cấp sắc tìm nơi phụng thờ
Các quan phụng mệnh xét xem
Thấy trang Hương Phấn có ngôi Quý đường
Tới lui phụ lão trong làng
Ban tiền đóng hướng làm đình cho dân
Và giao ngọc phả sắc văn
Nghìn năm hương khói dân thôn phụng thờ
Cứ trong ngọc phả lưu truyền
Đại vương sự tích phụng khai tỏ tường
Phụng diễn đình sở:
Hậu cung làm tự thuở xưa
Đại đình dân mới làm từ Canh Thân
Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng
Lê triều trung gian dỡ chạy ít nhiều
Đến nay vẫn được vững bền như xưa
Phụng diễn chùa sở:
Dân tôi có một ngôi chùa
Hiện là Sùng Khánh thửa xưa để truyền
Khởi làm từ Mậu Thân niên
Về triều Lê hậu lưu truyền đến nay
Hai lần cũng đã dỡ thay
Chùa lành Phật tốt đến nay vững bền.
Dịch nghĩa:
Mỹ tự của Đức Đại Vương
Sự tích của đức Đại vương là con của vua Hùng. Một buổi nàng
xuất du tới cửa biển. Khi đội thuyền mới cập bến thì nàng dừng lại để tắm và gặp
Chử Đồng Tử khỏa thân. Nàng cho đây là ý trời do Nguyệt Lão se duyên nên hai
người kết thành vợ chồng, trở về sống ở trên bến sông sáng rực như thành đô vui
nhộn.
Hùng vương nổi trận lôi đình liền điều binh khiển tướng đến
hỏi tội. Hai người hốt hoảng sợ vua cha. Ngay đêm ấy bỗng có trận mưa gió nổi
lên dữ dội, lâu đài thành quách cùng hai người bay về trời.
Hùng vương đem quân tới nơi thì không thấy gì nữa bèn nghĩ đến
tình phụ tử. Ngày 13 tháng 12 hội triều cử lễ viết sắc phong.
Vua quan liền cấp thang mộc để phụng tự cho hai người và cử
Lễ bộ cùng Quốc sư về đây nghinh sắc.
Vua ban tiền lập miếu, Lễ bộ cùng Quốc sư hành lễ tại Khu
Khê, trang Hương Phấn, tổng Phấn Thượng, sở Phúc Lộc, trấn Sơn Tây. Quốc sư xem
phong thủy thì thấy nơi đây có Quý đường nên lập miếu đình phụng tự cùng lễ bộ
cúng tế đêm ngày.
Phụ lão tề tựu đông đủ khâm phụng đón ngọc phả cùng sắc văn
về hương khói. Sau đó, triều đình lại ban 300 hốt tiền để mua ruộng vườn lập miếu
đường phụng sự. Đình nằm ở hướng Càn - Tốn, miếu nằm ở hướng Quý Đinh. Vị thế
này làm cho dân làng đa đinh cường tráng, tuấn tú hào hùng, anh hoa phát ngoại.
Khu Y phụng sự muôn đời, tinh thần kính tín, truyền mãi ngàn
năm, cầu thọ được thọ, cầu khang được khang, hương hỏa không bao giờ tắt.
Dân tôi phụng sự ra ngữ nghĩa quốc âm.
Sự tích của đức Đại vương trước sau đều tỏ tường người dân
thờ phụng từ trước.
Đức Đại vương:
Nguyên là con gái vua Hùng
Ngày xưa ra chơi bến đò đỗ thuyền.
Bỗng đâu gặp đức Chử Đồng
Diễn duyên hai người đóng ở trên bờ
Hoá lên lầu gác kinh đô khác thường
Vua Hùng nổi giận trong lòng
Lệnh sai tướng sĩ điều binh tức thì
Nửa đêm mưa gió ề ề
Lâu đài biến mất hai người thăng thiên
Vua Hùng ngẫm nghĩ tự nhiên
Tưởng tình phụ tử thêm bề nhớ thương
Hội triều nghĩ nghị trăm đường
Phong thần cấp sắc tìm nơi phụng thờ
Các quan phụng mệnh xét xem
Thấy trang Hương phấn có ngôi Quý đường
Tới lui phụ lão trong làng
Ban tiền đóng hướng làm đình cho dân
Và giao ngọc phả sắc văn
Nghìn năm hương khói dân thôn phụng thờ
Cứ trong ngọc phả lưu truyền
Đại vương sự tích phụng khai tỏ tường
Phụng diễn đình sở:
Hậu cung làm tự thửa xưa
Đại đình dân mới làm từ Canh Thân
Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng
Lê triều trung gian dỡ chạy ít nhiều
Đến nay vẫn được vừng bền như xưa
Phụng diễn chùa sở:
Dân tôi có một ngôi chùa
Hiện là Sùng Khánh thửa xưa để truyền
Khởi làm từ Mậu Thân niên
Về triều Lê hậu lưu truyền đến nay
Hai lần cũng đã dỡ thay
Chùa lành Phật tốt đến nay vững bền./.