“Tứ đại danh thắng tâm linh” của xứ Đoài Chương Mĩ Hà Nội (kì 3) “Tứ đại danh thắng tâm linh” của xứ Đoài Chương Mĩ Hà Nội (kì 3) Ở vùng đất xứ Đoài xưa, có một hệ thống những ngôi chùa gồm chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Tây Phương và chùa Thầy đều là những ngôi chùa cổ có kiến trúc rất độc đáo, nổi tiếng khắp miền Bắc cũng như cả nước.- Chùa Trầm Được xây dựng sau so với chùa Trăm Gian và chùa Thầy nhưng chùa Trầm cũng được đánh giá là một quần thể di tích rất độc đáo của xứ Đoài xưa và của Hà Nội ngày nay. Chùa Trầm- công trình kiến trúc tâm linh thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa có địa thế rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Chùa Trầm còn có tên gọi là Long Tiên, được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ 7 (1669), do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Ngôi chùa mang tên ngọn núi mà nó dựa vào là “Tử Trầm sơn”. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia từng là nơi vua Lê chúa Trịnh đặt hành cung để thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đến chùa Trầm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của đồng bằng Bắc Bộ. Một thế dựa vào núi, trước mặt lại nhìn ra hồ sen bát ngát, trên bao bọc bởi những tán cây rừng dày đặc… Chùa Trầm nhỏ nhưng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Cùng với khoảng sân rộng cộng với những tán cây cổ thụ, chùa Trầm trở nên tĩnh mịch và thâm nghiêm. Điều này cũng góp phần tạo nên sự thư thái và lôi cuốn đối với mỗi du khách đến thưởng ngoạn tại nơi đây.Chùa Trầm càng trở nên có giá trị lịch sử lớn hơn khi đây chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam năm 1946.Hiện nay, chùa Trầm đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay còn giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18-19 với những nét chạm khắc công phu, tinh tế. Ngoài ra, chùa Trầm trở nên độc đáo ở khung cảnh thiên nhiên đặc sắc xung quanh quần thể kiến trúc của chùa.Thường khi du khách đến chùa Trầm sẽ cùng khám phá động Long Tiên trên núi Tử Trầm. Động Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm (tục gọi là đường lên trời), có hang sâu dẫn ngầm vào trong núi (tục gọi là đường xuống âm phủ). Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang có ban thờ Phật và tượng của các vị phật, tiên, hộ pháp tạc bằng đá rất sinh động. Ở các ngách động sâu và hẹp hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác long lanh từ nhũ đá và nước ngầm của thiên nhiên. Nơi đây còn lưu trữ khoảng 20 bài văn thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng ca ngợi cảnh đẹp của núi Tử Trầm… được tạo tác qua các thời đại. Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm đền Mẫu nằm ở lưng chừng núi, hay ba ngọn tháp cổ ghi lại công đức của Thống đốc Hoàng Trọng Phu, bà Lê Thị Thọ cùng với nhiều tăng ni phật tử… Hàng năm, Lễ hội chùa Trầm được tổ chức vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà…và cả lễ rước ảnh Bác để gắn với dấu ấn lịch sử khi Bác Hồ đã từng về làm việc tại nơi đây. Múa Rồng khai hội Động Long Tiên Ngày hội Chùa Trầm Tổng hợp và thực tế : Nguyễn Phương LinhBiên Tập : Nguyễn Thy Nga Ở vùng đất xứ Đoài xưa, có một hệ thống những ngôi chùa gồm chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Tây Phương và chùa Thầy đều là những ngôi chùa cổ có kiến trúc rất độc đáo, nổi tiếng khắp miền Bắc cũng như cả nước.- Chùa Trầm Được xây dựng sau so với chùa Trăm Gian và chùa Thầy nhưng chùa Trầm cũng được đánh giá là một quần thể di tích rất độc đáo của xứ Đoài xưa và của Hà Nội ngày nay. Chùa Trầm- công trình kiến trúc tâm linh thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa có địa thế rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Chùa Trầm còn có tên gọi là Long Tiên, được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ 7 (1669), do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Ngôi chùa mang tên ngọn núi mà nó dựa vào là “Tử Trầm sơn”. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia từng là nơi vua Lê chúa Trịnh đặt hành cung để thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đến chùa Trầm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của đồng bằng Bắc Bộ. Một thế dựa vào núi, trước mặt lại nhìn ra hồ sen bát ngát, trên bao bọc bởi những tán cây rừng dày đặc… Chùa Trầm nhỏ nhưng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm. Cùng với khoảng sân rộng cộng với những tán cây cổ thụ, chùa Trầm trở nên tĩnh mịch và thâm nghiêm. Điều này cũng góp phần tạo nên sự thư thái và lôi cuốn đối với mỗi du khách đến thưởng ngoạn tại nơi đây.Chùa Trầm càng trở nên có giá trị lịch sử lớn hơn khi đây chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam năm 1946.Hiện nay, chùa Trầm đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay còn giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18-19 với những nét chạm khắc công phu, tinh tế. Ngoài ra, chùa Trầm trở nên độc đáo ở khung cảnh thiên nhiên đặc sắc xung quanh quần thể kiến trúc của chùa.Thường khi du khách đến chùa Trầm sẽ cùng khám phá động Long Tiên trên núi Tử Trầm. Động Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm (tục gọi là đường lên trời), có hang sâu dẫn ngầm vào trong núi (tục gọi là đường xuống âm phủ). Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang có ban thờ Phật và tượng của các vị phật, tiên, hộ pháp tạc bằng đá rất sinh động. Ở các ngách động sâu và hẹp hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác long lanh từ nhũ đá và nước ngầm của thiên nhiên. Nơi đây còn lưu trữ khoảng 20 bài văn thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng ca ngợi cảnh đẹp của núi Tử Trầm… được tạo tác qua các thời đại. Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm đền Mẫu nằm ở lưng chừng núi, hay ba ngọn tháp cổ ghi lại công đức của Thống đốc Hoàng Trọng Phu, bà Lê Thị Thọ cùng với nhiều tăng ni phật tử… Hàng năm, Lễ hội chùa Trầm được tổ chức vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà…và cả lễ rước ảnh Bác để gắn với dấu ấn lịch sử khi Bác Hồ đã từng về làm việc tại nơi đây. Múa Rồng khai hội Động Long Tiên Ngày hội Chùa Trầm Tổng hợp và thực tế : Nguyễn Phương LinhBiên Tập : Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Chùa Trầm Núi Long Động Long Tiên Múa Rối nước cờ tướng đua thuyền 3.5 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10