Uy linh di tích lịch sử khu đền Phù Đổng Thiên Vương Uy linh di tích lịch sử khu đền Phù Đổng Thiên Vương Vua Hùng đã cho lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của thần. Sách “Lĩnh Nam chính quái” thì chép “…sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu thờ ở làng Phù Ðổng, cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ” Khu đền Sóc cùng với đền Gióng ở Phù Đổng đã tạo nên một phức hợp di tích văn hóa, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Theo truyền thuyết, xã Phù Linh là đoạn cuối của cuộc hành trình đưa vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng về cõi bất tử. Ðể tỏ lòng biết ơn công đức của Ngài, nhân dân nơi đây đã lập đền, miếu thờ phụng mà ngày nay, những tên làng, tên xóm còn gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng như Mã Chợ, Mã Ðình, Phù Mã, Ðối Mã, dốc Yên Ngựa. Truyền thuyết Phù Ðổng Thiên Vương kể lại rằng, sau khi thắng giặc, Vua Hùng đã cho lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của thần. Sách “Lĩnh Nam chính quái” thì chép “…sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu thờ ở làng Phù Ðổng, cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ”. “Việt Ðiện U Linh” và “Lĩnh Nam Chính quái” lại ghi rằng, đền Sóc, xã Phù Linh được khởi dựng từ rất sớm. Ðền được dựng theo hướng Tây Nam với ý nghĩa vừa hướng đến trí tuệ để hành thiện (Nam), vừa có ý thức cầu mong thần linh yên vị (Tây). Văn bia niên hiệu Dương Ðức (1672) lại cho chúng ta đoán định niên đại khởi dựng đền vào khoảng thời Lê - Trung hưng, thế kỷ 17. Trải qua biến thiên của lịch sử và thời gian, khu đền đã được trùng tu nhiều lần, nhưng nhân vật lịch sử thì vẫn nguyên được thờ, đó là đền Thượng thờ Thánh Gióng, đền Mẫu, thờ mẹ Gióng cùng nhiều di tích khác, để tạo nên một phức hợp Ðền - Chùa có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt. Đền Thượng trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Giờ đây, Khu Di tích Ðền Sóc bao gồm những đơn nguyên sau, tính từ dưới lên trên: nghi Môn, đền Hạ, đền Thượng, chùa Ðại Bi, đền Mẫu, nhà khách… Nghi Môn được xây bằng gạch kiểu tứ trụ. Cửa chính được tạo bởi hai trụ biểu lớn, cao 6m, đỉnh trụ đắp nổi hình bốn chim phượng, được chụm vào nhau, đầu quay bốn phương, tạo thành hình trái giành. Bên dưới là các ô lồng đèn, đắp nổi tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Thân trụ đắp nổi câu đối chữ Hán. Ðền Hạ hay còn gọi là đền Trình, tọa lạc trên một khu đất cao dưới chân núi Vệ Linh. Tương truyền, đó là nơi thờ thần linh thổ địa của mảnh đất địa linh nơi Thánh Gióng dừng chân, sau khi dẹp xong giặc Ân, trước khi bay về trời. Ðền Hạ có kết cấu hình chữ “Nhị”, trước là Ðại bái, sau là Hậu cung. Ðại bái quay hướng Nam, xây cao hơn sân 30cm, quanh nền bó vỉa, trên là kiến trúc gỗ 5 gian, kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, trang trí hoa chanh chạy dọc. Cửa Ðại bái là bức bàn, kiểu “thượng song hạ bản”. Trang trí trên Ðại bái là ở các bức cốn, đầu bẩy, con rường với các họa tiết lá hóa rồng, mây, hoa lá. Hậu cung xây trên nền cao hơn Ðại bái 25cm, với kiến trúc gỗ 3 gian, cùng phong cách với tòa Ðại bái. Ðền Thượng nằm trên một khu đất cao, tựa lưng vào núi Vệ Linh, phía trước có hồ nước. Bố cục mặt bằng của đền Thượng gồm Nghi môn, Tiền tế, Trung cung và Hậu cung. Nghi môn có lối kiến trúc hoàn toàn giống với Nghi môn của khu đền Sóc. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đến Mẫu trong Khu Di tích Đền Sóc. Ảnh: internet Tiền tế là một kiến trúc gỗ 5 gian, hai chái, với bộ khung 6 thức, vì làm theo lối “chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Các con rường kê trên đấu vuông. Cửa Tiền tế là “thượng song, hạ bản”. Cốn nách có những mảng trang trí rồng chầu, văn mây, lá lật, chữ triện, phượng hàm thư… Tất cả toát lên phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ðồ thờ tự tại Tiền tế, nổi bật nhất là hương án, cao 1,7m bên trên có đặt độc bình, hạc đồng, lư hương, bát hương. Hai gian bên có đặt ngựa thờ và tượng quan Hoàng. Trung cung gồm hai gian dọc, xây theo dạng bốn mái, lợp ngói mũi hài. Bốn hàng chân cột được đẽo bào theo kiểu “thượng thu hạ thách”, đặt trên các chân tảng đá. Vì kèo làm theo lối “chồng rường, giá chiêng”. Hai bộ vì hồi tạo theo lối “vì cốn”. Xung quanh Trung cung bịt ván. Trang trí tập trung ở các thanh rường, chạm văn mây, lá lật. Hậu cung ba gian, hai dĩ, xây tường bao, dạng 4 mái, lợp ngói ta. Mái đắp kiểu bờ đinh, không trang trí. Các bộ vì kết cấu theo kiểu “chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”, bào trơn. Bên trong Hậu cung có cửa võng, trang trí rồng chầu mặt nguyệt, chim trĩ, hoa dây. Ðền Mẫu có mặt bằng kiến trúc chữ “Nhị” với hai toà Tiền tế và Hậu cung. Tiền tế ba gian, xây trên nền cao hơn mặt sân 45cm, theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta. Phía trước hai hồi là hai trụ biểu xây theo kiểu trụ lồng đèn, đỉnh trụ đắp nổi hình trái giành. Bộ vì kèo Tiền tế làm theo lối “Giá chiêng chồng rường, trụ chống, tiền kẻ hậu bẩy” để nối với hậu cung. Hậu cung một gian, hai dĩ, xây theo kiểu tường hồi, bít đốc, mái lợp ngói ta, phía trước mở 3 cửa, hai cửa nhỏ ở hai bên. Kết cấu vì kèo Hậu cung là “Giá chiêng trụ trống”. Các gian được nối với nhau bằng hệ thống xà đai. Chùa Ðại Bi tọa lạc trên khu đất cao, dưới chân núi Vệ Linh. Tương truyền, đây là nơi Thánh Gióng đã dừng chân trước khi bay về trời. Chùa có mặt bằng chữ “Ðinh”, gồm Tiền đường, Thượng điện. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Chùa Đại Bi trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Tiền đường quay hướng Nam, là một kiến trúc gỗ 5 gian, làm theo kiểu “tường hồi bít đốc tay ngai”. Phong cách kiến trúc, trang trí ở Tiền đường chùa Ðại Bi khá giống với các đơn nguyên khác trong phức hợp đền Sóc. Thượng điện hai gian, nối hồi với gian giữa Tiền đường, cũng có kết cấu giống với những đơn nguyên khác và ăn nhập với Tiền đường. Nhà Bia tọa lạc trên núi Nhỏ, cách Thượng điện bằng một lối đi bậc thang, bằng đá ong gồm 100 bậc. Nhà Bia xây theo kiểu phương đình, bốn mái. Bia cao 2,5m đặt ở chính giữa, đồng thời làm luôn chức năng đỡ mái. Chùa Non tọa lạc trên sườn núi phía Tây Bắc khu đền Sóc. Quy mô chùa Non khá lớn. Các đơn nguyên được tập trung trong một không gian thoáng mát. Chùa có kiến trúc mặt bằng kiểu chữ “Ðinh”, bao gồm các đơn nguyên: tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà khách. Các đơn nguyên này đều có quy mô, phong cách kiến trúc, trang trí tương đồng với nhau và hòa hợp trong một không gian kiến trúc chung của khu đền Sóc. Ðồ thờ tự, di vật trong toàn bộ Khu Di tích này là145 hiện vật, có niên đại trải dài từ thời Lê sơ đến Lê Trung hưng và tập trung ở Triều Nguyễn. Chúng là hoành phi, câu đối, bia đá, lư hương, tượng thờ, hương án, ngai thờ, bát bảo, chân đèn, ngựa gỗ, chuông đồng. Ðền Sóc, hay nói chính xác hơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu Di tích. Ðền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, không chỉ có giá trị kiến trúc, nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử văn hóa. Nơi đây thờ vị anh hùng huyền thoại của dân tộc - Người anh hùng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết đánh giá vô cùng chí lý: “Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Ðảng ta đã lãnh đạo hàng ngàn vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Chùa Non Nước trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Hội Gióng đền Sóc Sơn - tưởng nhớ vị Thánh đánh giặc Ân Là một trong bốn vị “Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Để tưởng nhớ công đức của Ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch. Khai hội Gióng đền Sóc Sơn Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa… Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Cổng vào quần thể khu di tích đền Sóc Đền Thượng – nơi thờ Thánh Gióng Tượng Phù Đổng Thiên Vương (giữa) tại đền Thượng. Những hình nôm ngựa sắt được người dân cung tiến trong những dịp lễ lạt. Bia đá tám mặt ghi lại truyền thuyết Thánh Gióng và sự phân công rước lễ cho các làng trong vùng vào mỗi dịp lễ hội. Tảng đá có hình giống bàn chân người ở phía trước nơi dựng bia tám mặt. Lễ rước voi của thôn Dược Thượng trong ngày hội. Thôn Vệ Linh được giao trọng trách làm giò hoa tre. Giò hoa tre được kết từ hàng trăm “hoa tre” bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ (“Hoa tre” là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây tre, gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa). Những cây tre làm giò hoa tre đều được lựa chọn kỹ lưỡng. Sau lễ tế tại đình làng, vào sáng mồng 5 dân làng bắt đầu vót hoa tre. Mọi người“pha” tre thành từng đoạn 50 - 60 cm, vót hoa và nhuộm màu hoa cho đẹprồi đem phơi. Tiếp đó việc kết giò hoa tre được làm ở đình làng và được hoàn thành vào chiều tối mồng 5. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Lễ rước giò hoa tre của nhân dân thôn Vệ Linh. Song song với sự chuẩn bị của Dược Thượng và Vệ Linh thì các thôn khác trong vùng được phân công cúng tiến lễ vật cũng đều chuẩn bị phẩm vật từ giữa tháng chạp, rồi làm lễ tại đình làng mình vào ngày mồng 5 Tết. Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng. Tảng sáng ngày mồng 6, sau 3 hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến. Chủ tế thôn Vệ Linh làm lễ và đọc bài tấu. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình, tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ. Mọi năm, không ít người… sứt đầu mẻ trán khi màn cướp diễn ra theo đúng nghĩa đen: mạnh ai nấy xông vào giành giật, cướp kỳ được lộc thánh, dù phải dùng đến cả gậy, ống…! Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Cướp hoa tre” lấy lộc trong lễ hội Gióng tại đền Sóc với mong muốn đem lại may mắn đầu xuân Theo sau đoàn rước của thôn Vệ Linh, các đoàn rước của các thôn khác cũng tuần tự tiến vào dâng lễ theo sự phân công. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Lễ rước ngựa Gióng của nhân dân thôn Phù Mã (Phù Linh) Lễ dâng trầu cau của thôn Đan Tảo Lễ rước ngà voi của xã Đức Hòa Lễ rước cỏ voi của thôn Yên Sào Đội rước kiệu tướng trẻ của thôn Yên Tàng Kiệu tướng làm lễ tế Đức Thánh Gióng tại sân rồng, đền Thượng. Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hoá theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng, gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tên tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời. Cùng với các nghi lễ cúng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi. Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi). Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Ngoài hội Gióng ở đền Sóc là lễ hội lớn nhất trong vùng, thì trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn có 3 lễ hội nữa diễn ra tại các địa danh nằm trên lộ trình “vết chân ngựa Gióng”, đó là: Lễ hội đền Thanh Nhàn (Nơi có đền Thanh Nhàn tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân tại đây) mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng Âm lịch; Lễ hội đền Tam Tổng (Nơi có đền Sọ hay đền Tam Tổng, tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài nghỉ chân, lấy nước giếng Ba Voi tại đây để gội đầu) mở hội vào ngày tháng hai âm lịch; Lễ hội đền Hạ Mã (Nơi có đền Hạ Mã tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân, xuống ngựa tại đây) mở hội hàng năm từ 11 đến 13 tháng hai Âm lịch. Sau lễ hội đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội ở các địa phương lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, mà điểm nhấn là lễ hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), nơi sinh thành của đức Thánh Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch. Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ thông qua hình thức những đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ.v.v. hội Gióng Sóc Sơn đã trở thành cầu nốiliên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính bởi những giá trị quý giá như vậy mà ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, có được danh hiệu mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình giữ gìn nét đẹp văn hóa cha ông đòi hỏi sự quyết tâm và hành động lâu dài, chứ không chỉ mỗi lúc cần… xét duyệt. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nguồn: Thế giới di sản Việt Nam, Đền Gióng Sóc Sơn Tổng hợp Ths .Nguyễn Thy Ngà Vua Hùng đã cho lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của thần. Sách “Lĩnh Nam chính quái” thì chép “…sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu thờ ở làng Phù Ðổng, cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ” Khu đền Sóc cùng với đền Gióng ở Phù Đổng đã tạo nên một phức hợp di tích văn hóa, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Theo truyền thuyết, xã Phù Linh là đoạn cuối của cuộc hành trình đưa vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng về cõi bất tử. Ðể tỏ lòng biết ơn công đức của Ngài, nhân dân nơi đây đã lập đền, miếu thờ phụng mà ngày nay, những tên làng, tên xóm còn gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng như Mã Chợ, Mã Ðình, Phù Mã, Ðối Mã, dốc Yên Ngựa. Truyền thuyết Phù Ðổng Thiên Vương kể lại rằng, sau khi thắng giặc, Vua Hùng đã cho lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của thần. Sách “Lĩnh Nam chính quái” thì chép “…sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu thờ ở làng Phù Ðổng, cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ”. “Việt Ðiện U Linh” và “Lĩnh Nam Chính quái” lại ghi rằng, đền Sóc, xã Phù Linh được khởi dựng từ rất sớm. Ðền được dựng theo hướng Tây Nam với ý nghĩa vừa hướng đến trí tuệ để hành thiện (Nam), vừa có ý thức cầu mong thần linh yên vị (Tây). Văn bia niên hiệu Dương Ðức (1672) lại cho chúng ta đoán định niên đại khởi dựng đền vào khoảng thời Lê - Trung hưng, thế kỷ 17. Trải qua biến thiên của lịch sử và thời gian, khu đền đã được trùng tu nhiều lần, nhưng nhân vật lịch sử thì vẫn nguyên được thờ, đó là đền Thượng thờ Thánh Gióng, đền Mẫu, thờ mẹ Gióng cùng nhiều di tích khác, để tạo nên một phức hợp Ðền - Chùa có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt. Đền Thượng trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Giờ đây, Khu Di tích Ðền Sóc bao gồm những đơn nguyên sau, tính từ dưới lên trên: nghi Môn, đền Hạ, đền Thượng, chùa Ðại Bi, đền Mẫu, nhà khách… Nghi Môn được xây bằng gạch kiểu tứ trụ. Cửa chính được tạo bởi hai trụ biểu lớn, cao 6m, đỉnh trụ đắp nổi hình bốn chim phượng, được chụm vào nhau, đầu quay bốn phương, tạo thành hình trái giành. Bên dưới là các ô lồng đèn, đắp nổi tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Thân trụ đắp nổi câu đối chữ Hán. Ðền Hạ hay còn gọi là đền Trình, tọa lạc trên một khu đất cao dưới chân núi Vệ Linh. Tương truyền, đó là nơi thờ thần linh thổ địa của mảnh đất địa linh nơi Thánh Gióng dừng chân, sau khi dẹp xong giặc Ân, trước khi bay về trời. Ðền Hạ có kết cấu hình chữ “Nhị”, trước là Ðại bái, sau là Hậu cung. Ðại bái quay hướng Nam, xây cao hơn sân 30cm, quanh nền bó vỉa, trên là kiến trúc gỗ 5 gian, kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, trang trí hoa chanh chạy dọc. Cửa Ðại bái là bức bàn, kiểu “thượng song hạ bản”. Trang trí trên Ðại bái là ở các bức cốn, đầu bẩy, con rường với các họa tiết lá hóa rồng, mây, hoa lá. Hậu cung xây trên nền cao hơn Ðại bái 25cm, với kiến trúc gỗ 3 gian, cùng phong cách với tòa Ðại bái. Ðền Thượng nằm trên một khu đất cao, tựa lưng vào núi Vệ Linh, phía trước có hồ nước. Bố cục mặt bằng của đền Thượng gồm Nghi môn, Tiền tế, Trung cung và Hậu cung. Nghi môn có lối kiến trúc hoàn toàn giống với Nghi môn của khu đền Sóc. Đến Mẫu trong Khu Di tích Đền Sóc. Ảnh: internet Tiền tế là một kiến trúc gỗ 5 gian, hai chái, với bộ khung 6 thức, vì làm theo lối “chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Các con rường kê trên đấu vuông. Cửa Tiền tế là “thượng song, hạ bản”. Cốn nách có những mảng trang trí rồng chầu, văn mây, lá lật, chữ triện, phượng hàm thư… Tất cả toát lên phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ðồ thờ tự tại Tiền tế, nổi bật nhất là hương án, cao 1,7m bên trên có đặt độc bình, hạc đồng, lư hương, bát hương. Hai gian bên có đặt ngựa thờ và tượng quan Hoàng. Trung cung gồm hai gian dọc, xây theo dạng bốn mái, lợp ngói mũi hài. Bốn hàng chân cột được đẽo bào theo kiểu “thượng thu hạ thách”, đặt trên các chân tảng đá. Vì kèo làm theo lối “chồng rường, giá chiêng”. Hai bộ vì hồi tạo theo lối “vì cốn”. Xung quanh Trung cung bịt ván. Trang trí tập trung ở các thanh rường, chạm văn mây, lá lật. Hậu cung ba gian, hai dĩ, xây tường bao, dạng 4 mái, lợp ngói ta. Mái đắp kiểu bờ đinh, không trang trí. Các bộ vì kết cấu theo kiểu “chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”, bào trơn. Bên trong Hậu cung có cửa võng, trang trí rồng chầu mặt nguyệt, chim trĩ, hoa dây. Ðền Mẫu có mặt bằng kiến trúc chữ “Nhị” với hai toà Tiền tế và Hậu cung. Tiền tế ba gian, xây trên nền cao hơn mặt sân 45cm, theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta. Phía trước hai hồi là hai trụ biểu xây theo kiểu trụ lồng đèn, đỉnh trụ đắp nổi hình trái giành. Bộ vì kèo Tiền tế làm theo lối “Giá chiêng chồng rường, trụ chống, tiền kẻ hậu bẩy” để nối với hậu cung. Hậu cung một gian, hai dĩ, xây theo kiểu tường hồi, bít đốc, mái lợp ngói ta, phía trước mở 3 cửa, hai cửa nhỏ ở hai bên. Kết cấu vì kèo Hậu cung là “Giá chiêng trụ trống”. Các gian được nối với nhau bằng hệ thống xà đai. Chùa Ðại Bi tọa lạc trên khu đất cao, dưới chân núi Vệ Linh. Tương truyền, đây là nơi Thánh Gióng đã dừng chân trước khi bay về trời. Chùa có mặt bằng chữ “Ðinh”, gồm Tiền đường, Thượng điện. Chùa Đại Bi trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Tiền đường quay hướng Nam, là một kiến trúc gỗ 5 gian, làm theo kiểu “tường hồi bít đốc tay ngai”. Phong cách kiến trúc, trang trí ở Tiền đường chùa Ðại Bi khá giống với các đơn nguyên khác trong phức hợp đền Sóc. Thượng điện hai gian, nối hồi với gian giữa Tiền đường, cũng có kết cấu giống với những đơn nguyên khác và ăn nhập với Tiền đường. Nhà Bia tọa lạc trên núi Nhỏ, cách Thượng điện bằng một lối đi bậc thang, bằng đá ong gồm 100 bậc. Nhà Bia xây theo kiểu phương đình, bốn mái. Bia cao 2,5m đặt ở chính giữa, đồng thời làm luôn chức năng đỡ mái. Chùa Non tọa lạc trên sườn núi phía Tây Bắc khu đền Sóc. Quy mô chùa Non khá lớn. Các đơn nguyên được tập trung trong một không gian thoáng mát. Chùa có kiến trúc mặt bằng kiểu chữ “Ðinh”, bao gồm các đơn nguyên: tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà khách. Các đơn nguyên này đều có quy mô, phong cách kiến trúc, trang trí tương đồng với nhau và hòa hợp trong một không gian kiến trúc chung của khu đền Sóc. Ðồ thờ tự, di vật trong toàn bộ Khu Di tích này là145 hiện vật, có niên đại trải dài từ thời Lê sơ đến Lê Trung hưng và tập trung ở Triều Nguyễn. Chúng là hoành phi, câu đối, bia đá, lư hương, tượng thờ, hương án, ngai thờ, bát bảo, chân đèn, ngựa gỗ, chuông đồng. Ðền Sóc, hay nói chính xác hơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu Di tích. Ðền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, không chỉ có giá trị kiến trúc, nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử văn hóa. Nơi đây thờ vị anh hùng huyền thoại của dân tộc - Người anh hùng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết đánh giá vô cùng chí lý: “Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Ðảng ta đã lãnh đạo hàng ngàn vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp. Chùa Non Nước trong Khu Di tích Ðền Sóc. Ảnh: internet Hội Gióng đền Sóc Sơn - tưởng nhớ vị Thánh đánh giặc Ân Là một trong bốn vị “Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Để tưởng nhớ công đức của Ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch. Khai hội Gióng đền Sóc Sơn Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa… Cổng vào quần thể khu di tích đền Sóc Đền Thượng – nơi thờ Thánh Gióng Tượng Phù Đổng Thiên Vương (giữa) tại đền Thượng. Những hình nôm ngựa sắt được người dân cung tiến trong những dịp lễ lạt. Bia đá tám mặt ghi lại truyền thuyết Thánh Gióng và sự phân công rước lễ cho các làng trong vùng vào mỗi dịp lễ hội. Tảng đá có hình giống bàn chân người ở phía trước nơi dựng bia tám mặt. Lễ rước voi của thôn Dược Thượng trong ngày hội. Thôn Vệ Linh được giao trọng trách làm giò hoa tre. Giò hoa tre được kết từ hàng trăm “hoa tre” bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ (“Hoa tre” là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây tre, gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa). Những cây tre làm giò hoa tre đều được lựa chọn kỹ lưỡng. Sau lễ tế tại đình làng, vào sáng mồng 5 dân làng bắt đầu vót hoa tre. Mọi người“pha” tre thành từng đoạn 50 - 60 cm, vót hoa và nhuộm màu hoa cho đẹprồi đem phơi. Tiếp đó việc kết giò hoa tre được làm ở đình làng và được hoàn thành vào chiều tối mồng 5. Lễ rước giò hoa tre của nhân dân thôn Vệ Linh. Song song với sự chuẩn bị của Dược Thượng và Vệ Linh thì các thôn khác trong vùng được phân công cúng tiến lễ vật cũng đều chuẩn bị phẩm vật từ giữa tháng chạp, rồi làm lễ tại đình làng mình vào ngày mồng 5 Tết. Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng. Tảng sáng ngày mồng 6, sau 3 hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến. Chủ tế thôn Vệ Linh làm lễ và đọc bài tấu. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình, tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ. Mọi năm, không ít người… sứt đầu mẻ trán khi màn cướp diễn ra theo đúng nghĩa đen: mạnh ai nấy xông vào giành giật, cướp kỳ được lộc thánh, dù phải dùng đến cả gậy, ống…! Cướp hoa tre” lấy lộc trong lễ hội Gióng tại đền Sóc với mong muốn đem lại may mắn đầu xuân Theo sau đoàn rước của thôn Vệ Linh, các đoàn rước của các thôn khác cũng tuần tự tiến vào dâng lễ theo sự phân công. Lễ rước ngựa Gióng của nhân dân thôn Phù Mã (Phù Linh) Lễ dâng trầu cau của thôn Đan Tảo Lễ rước ngà voi của xã Đức Hòa Lễ rước cỏ voi của thôn Yên Sào Đội rước kiệu tướng trẻ của thôn Yên Tàng Kiệu tướng làm lễ tế Đức Thánh Gióng tại sân rồng, đền Thượng. Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hoá theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng, gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tên tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời. Cùng với các nghi lễ cúng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi. Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi). Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Ngoài hội Gióng ở đền Sóc là lễ hội lớn nhất trong vùng, thì trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn có 3 lễ hội nữa diễn ra tại các địa danh nằm trên lộ trình “vết chân ngựa Gióng”, đó là: Lễ hội đền Thanh Nhàn (Nơi có đền Thanh Nhàn tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân tại đây) mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng Âm lịch; Lễ hội đền Tam Tổng (Nơi có đền Sọ hay đền Tam Tổng, tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài nghỉ chân, lấy nước giếng Ba Voi tại đây để gội đầu) mở hội vào ngày tháng hai âm lịch; Lễ hội đền Hạ Mã (Nơi có đền Hạ Mã tưởng nhớ Thánh Gióng khi ngài dừng chân, xuống ngựa tại đây) mở hội hàng năm từ 11 đến 13 tháng hai Âm lịch. Sau lễ hội đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội ở các địa phương lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, mà điểm nhấn là lễ hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), nơi sinh thành của đức Thánh Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch. Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ thông qua hình thức những đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ.v.v. hội Gióng Sóc Sơn đã trở thành cầu nốiliên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính bởi những giá trị quý giá như vậy mà ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, có được danh hiệu mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình giữ gìn nét đẹp văn hóa cha ông đòi hỏi sự quyết tâm và hành động lâu dài, chứ không chỉ mỗi lúc cần… xét duyệt. Nguồn: Thế giới di sản Việt Nam, Đền Gióng Sóc SơnTổng hợp Ths .Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Di tích Lịch sử Đền Gióng Sóc Sơn Lê hội Đền Gióng Hà Nội 2 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10