Vẻ đẹp huyền bí, cổ kính của ngôi chùa ngàn tuổi Bổ Đà Vẻ đẹp huyền bí, cổ kính của ngôi chùa ngàn tuổi Bổ Đà Chùa Bổ Đà (Bắc Giang) không chỉ là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, mà còn là trung tâm Phật giáo lớn của Phật phái Lâm Tế, một dòng thiền có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Việt Nam. Chùa Bổ Đà, từ hàng trăm năm nay, đã được ca ngợi là 1 trong 3 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của vùng đất Bắc Giang - Kinh Bắc qua câu ca dao "Thứ nhất là chùa Đức La/Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng" (chùa Đức La - Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, chùa Kim Tràng). Toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà (còn có tên gọi là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ) được xây dựng từ thời nhà Lý và trùng tu, mở mang vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này. Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ hay Tứ Ân Tự, toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Tương truyền, xưa có cặp vợ chồng tiều phu nghèo hiếm muộn con cái nên được Quan Thế Âm thương tình cứu giúp. Một ngày, người chồng đốn gốc thông già trên đỉnh núi thì bật ra 32 đồng tiền vàng, hỏi cao tăng thì mới biết đó là phép ứng hiện của Quan Âm Bồ Tát. Người tiều phu cầu khẩn rằng nếu sinh được con trai thì sẽ dựng chùa thờ. Điều ước được linh ứng, tiều phu bèn dựng chùa thờ Phật. Người dân trong vùng tìm về cầu linh hiển ứng nên gọi là chùa Quan Âm hay chùa ông Bổ. Dấu vết vật chất và thư tịch còn lại cho biết, chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông. Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ, độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam Chùa Bổ Đà vừa là nơi thờ Phật, vừa là nơi tu tập của tăng, ni của Thiền phái Lâm Tế qua nhiều thế kỷ. Di tích này gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, chùa chính Tứ Ân tự, am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê), vườn tháp và ao miếu. Chùa Tứ Ân trong khu di tích được thiết kế theo lối kiến trúc đặc biệt kiểu "nội thông ngoại bế" với 16 khối kiến trúc liên hoàn nối thông nhau tạo thành hệ thống các tòa ngang dãy dọc, tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại. Các tòa ngang dãy dọc của chùa Bổ Đà tạo vẻ u tịch, thanh vắng Tứ Ân là một trong những hạng mục chính của khu di tích chùa Bổ Đà. Chùa được xây dựng vào thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ 18) và được trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX) và những năm gần đây. Hiện nay, chùa Bổ Đà còn là nơi bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật, trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX). Ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa. Tương truyền thời vua Lê Dụ Tông, có vị quan tên là Phạm Kim Hưng quê ở làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, Hà Tây (nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), sau khi từ quan về quê lập nghiệp đã vân du đến vùng đất Bổ Đà này, nghe các cao tăng giảng đạo và khi đắc đạo ông đã đem tất cả bổng lộc có được trong thời kỳ làm quan đem ra để trùng tu, mở mang di tích và chọn đây là nơi đào tạo các tăng đồ của thiền phái Lâm Tế. Chùa được xây dựng bằng các vật liệu: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Xung quanh chùa được trình tường đất cao từ 2 đến 3 m. Đây là nét kiến trúc độc đáo, đặc sắc không chỉ riêng trong tỉnh Bắc Giang mà các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam cũng rất hiếm thấy. Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó tạo nên bức tường bao quanh để giữ gìn giấc ngủ ngàn thu cho các nhà tu hành Chùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ được vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam với hơn 100 ngôi tháp. Vườn tháp (rộng 7.784 m2) được xây dựng theo những quy định riêng, rất chặt chẽ của thiền môn, chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1.200 vị tăng, ni. Các ngôi tháp được xây 3-4 tầng bằng đá và gạch chỉ, được bít mạch bằng vôi vữa trộn với mật mía và bột giấy bản Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm. Mỗi ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của 4-26 vị tăng, ni. Đặc biệt, ngôi tháp an táng 26 nhà sư là tháp mà tất cả các sư đều là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau. Tháp mộ sư tăng trên đỉnh tháp bao giờ cũng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Trong khi tháp sư ni thì đỉnh tháp lại được gắn một búp sen. Nhờ đó du khách đến vãn cảnh chùa có thể biết được có bao nhiêu vị tăng, ni viên tịch và yên nghỉ ở chốn này. Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử của thiền phái Lâm Tế trong cả nước. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Mỗi cây ít nhất cũng an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài, tổng cộng có tất cả 1214 thi hài. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán ghi rất rõ ràng: "Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có trên ngọn có hình hoa sen. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc. Toàn cảnh vườn tháp Chùa Bổ Đà. Chùa Bổ Đà cũng đang lưu giữ một một bảo vật quốc gia – đó là bộ ván kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị (loại gỗ rất bền và nhẹ). Theo Thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì nhà chùa, mộc bản được lưu giữ tại chùa Bổ Đà do các vị thiền sư phái Lâm Tế san khắc thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này. Đến nay, mộc bản vẫn còn khá nguyên vẹn với gần 2 ngàn bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn. Trải qua gần 3 thế kỷ, mộc bản với gần 2.000 bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt. Mỗi bản in trong kho mộc bản còn xứng đáng là tác phẩm đồ hoạ đẹp. Ngày 25-12-2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận "Mộc bản chùa Bổ Đà" là bảo vật quốc gia. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học. Cây vối cổ gần 400 năm ở chùa Bổ Đà Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, năm 1992, chùa Bổ Đà được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Năm 2016, chùa Bổ Đà được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Bổ Đà từng gây ồn ào dư luận vì việc dựng thêm tam quan, vốn được coi không có trong chùa. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho hay việc xây dựng tam quan tại chùa Bổ Đà đã được Bộ VH-TT-DL cấp phép từ năm 2016, khi đó chùa Bổ Đà còn là di tích lịch sử cấp quốc gia (chưa phải là Di sản lịch sử quốc gia đặc biệt). Tuy nhiên, thời điểm đó chưa có kinh phí nên công trình phải tạm hoãn. Nét đẹp rêu phong của ngôi chùa ngàn năm tuổi nổi tiếng nhất nhì tỉnh Bắc Giang Ông Lượng cũng cho rằng theo lịch sử, tam quan chùa Bổ Đà đã từng được tiến hành xây dựng, tuy nhiên, quá trình vận chuyển gỗ đã bị lũ cuốn khiến cho việc xây dựng tam quan không thực hiện được. Gỗ để dựng tam quan khi đó đã được người dân trục vớt để xây dựng ở 2 chùa khác là chùa Đáp Cầu và chùa Yên Ninh cùng thuộc phái Lâm Tế thuộc hạ nguồn sông Cầu. Hiện nay, ở 2 ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ những cây gỗ được khắc hai chữ "Bổ Đà". Khu vườn chùa trồng các loại cây ăn quả truyền thống và các loại hoa màu theo thời vụ. Ngoài giá trị vật chất của di tích, từ xưa khu vườn chùa Bổ Đà đã là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Nguồn: Tiền phong; VOV Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Chùa Bổ Đà (Bắc Giang) không chỉ là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất miền đất Kinh Bắc, mà còn là trung tâm Phật giáo lớn của Phật phái Lâm Tế, một dòng thiền có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Việt Nam. Chùa Bổ Đà, từ hàng trăm năm nay, đã được ca ngợi là 1 trong 3 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của vùng đất Bắc Giang - Kinh Bắc qua câu ca dao "Thứ nhất là chùa Đức La/Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng" (chùa Đức La - Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, chùa Kim Tràng). Toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà (còn có tên gọi là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ) được xây dựng từ thời nhà Lý và trùng tu, mở mang vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này. Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ hay Tứ Ân Tự, toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Tương truyền, xưa có cặp vợ chồng tiều phu nghèo hiếm muộn con cái nên được Quan Thế Âm thương tình cứu giúp. Một ngày, người chồng đốn gốc thông già trên đỉnh núi thì bật ra 32 đồng tiền vàng, hỏi cao tăng thì mới biết đó là phép ứng hiện của Quan Âm Bồ Tát. Người tiều phu cầu khẩn rằng nếu sinh được con trai thì sẽ dựng chùa thờ. Điều ước được linh ứng, tiều phu bèn dựng chùa thờ Phật. Người dân trong vùng tìm về cầu linh hiển ứng nên gọi là chùa Quan Âm hay chùa ông Bổ. Dấu vết vật chất và thư tịch còn lại cho biết, chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông. Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ, độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt NamChùa Bổ Đà vừa là nơi thờ Phật, vừa là nơi tu tập của tăng, ni của Thiền phái Lâm Tế qua nhiều thế kỷ. Di tích này gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, chùa chính Tứ Ân tự, am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê), vườn tháp và ao miếu. Chùa Tứ Ân trong khu di tích được thiết kế theo lối kiến trúc đặc biệt kiểu "nội thông ngoại bế" với 16 khối kiến trúc liên hoàn nối thông nhau tạo thành hệ thống các tòa ngang dãy dọc, tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại. Các tòa ngang dãy dọc của chùa Bổ Đà tạo vẻ u tịch, thanh vắngTứ Ân là một trong những hạng mục chính của khu di tích chùa Bổ Đà. Chùa được xây dựng vào thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ 18) và được trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX) và những năm gần đây. Hiện nay, chùa Bổ Đà còn là nơi bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật, trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX). Ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa.Tương truyền thời vua Lê Dụ Tông, có vị quan tên là Phạm Kim Hưng quê ở làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, Hà Tây (nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), sau khi từ quan về quê lập nghiệp đã vân du đến vùng đất Bổ Đà này, nghe các cao tăng giảng đạo và khi đắc đạo ông đã đem tất cả bổng lộc có được trong thời kỳ làm quan đem ra để trùng tu, mở mang di tích và chọn đây là nơi đào tạo các tăng đồ của thiền phái Lâm Tế.Chùa được xây dựng bằng các vật liệu: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Xung quanh chùa được trình tường đất cao từ 2 đến 3 m. Đây là nét kiến trúc độc đáo, đặc sắc không chỉ riêng trong tỉnh Bắc Giang mà các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam cũng rất hiếm thấy. Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó tạo nên bức tường bao quanh để giữ gìn giấc ngủ ngàn thu cho các nhà tu hànhChùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ được vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam với hơn 100 ngôi tháp. Vườn tháp (rộng 7.784 m2) được xây dựng theo những quy định riêng, rất chặt chẽ của thiền môn, chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1.200 vị tăng, ni. Các ngôi tháp được xây 3-4 tầng bằng đá và gạch chỉ, được bít mạch bằng vôi vữa trộn với mật mía và bột giấy bảnVườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm. Mỗi ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của 4-26 vị tăng, ni. Đặc biệt, ngôi tháp an táng 26 nhà sư là tháp mà tất cả các sư đều là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau. Tháp mộ sư tăng trên đỉnh tháp bao giờ cũng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Trong khi tháp sư ni thì đỉnh tháp lại được gắn một búp sen. Nhờ đó du khách đến vãn cảnh chùa có thể biết được có bao nhiêu vị tăng, ni viên tịch và yên nghỉ ở chốn này. Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử của thiền phái Lâm Tế trong cả nước. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Mỗi cây ít nhất cũng an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài, tổng cộng có tất cả 1214 thi hài. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán ghi rất rõ ràng: "Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có trên ngọn có hình hoa sen. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc. Toàn cảnh vườn tháp Chùa Bổ Đà. Chùa Bổ Đà cũng đang lưu giữ một một bảo vật quốc gia – đó là bộ ván kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị (loại gỗ rất bền và nhẹ). Theo Thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì nhà chùa, mộc bản được lưu giữ tại chùa Bổ Đà do các vị thiền sư phái Lâm Tế san khắc thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này. Đến nay, mộc bản vẫn còn khá nguyên vẹn với gần 2 ngàn bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn.Trải qua gần 3 thế kỷ, mộc bản với gần 2.000 bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt. Mỗi bản in trong kho mộc bản còn xứng đáng là tác phẩm đồ hoạ đẹp. Ngày 25-12-2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận "Mộc bản chùa Bổ Đà" là bảo vật quốc gia. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học. Cây vối cổ gần 400 năm ở chùa Bổ ĐàVới những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, năm 1992, chùa Bổ Đà được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Năm 2016, chùa Bổ Đà được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Bổ Đà từng gây ồn ào dư luận vì việc dựng thêm tam quan, vốn được coi không có trong chùa. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho hay việc xây dựng tam quan tại chùa Bổ Đà đã được Bộ VH-TT-DL cấp phép từ năm 2016, khi đó chùa Bổ Đà còn là di tích lịch sử cấp quốc gia (chưa phải là Di sản lịch sử quốc gia đặc biệt). Tuy nhiên, thời điểm đó chưa có kinh phí nên công trình phải tạm hoãn. Nét đẹp rêu phong của ngôi chùa ngàn năm tuổi nổi tiếng nhất nhì tỉnh Bắc GiangÔng Lượng cũng cho rằng theo lịch sử, tam quan chùa Bổ Đà đã từng được tiến hành xây dựng, tuy nhiên, quá trình vận chuyển gỗ đã bị lũ cuốn khiến cho việc xây dựng tam quan không thực hiện được. Gỗ để dựng tam quan khi đó đã được người dân trục vớt để xây dựng ở 2 chùa khác là chùa Đáp Cầu và chùa Yên Ninh cùng thuộc phái Lâm Tế thuộc hạ nguồn sông Cầu. Hiện nay, ở 2 ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ những cây gỗ được khắc hai chữ "Bổ Đà". Khu vườn chùa trồng các loại cây ăn quả truyền thống và các loại hoa màu theo thời vụ. Ngoài giá trị vật chất của di tích, từ xưa khu vườn chùa Bổ Đà đã là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Nguồn: Tiền phong; VOV Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Trở về đầu trang Chùa cổ chùa Bồ Đà Bắc Giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10