Vua Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế.
Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 - tháng
10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領), có sách gọi Đinh Hoàn (丁桓)
đã có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế
đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời
đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Vua Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách
người đứng đầu một vương triều hoàn hảo đúng với vị thế của một quốc gia tự chủ: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ
Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm
hoàng đế.
Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi
thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới
thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của
quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc
các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc
lập.
Từ triều đại của vua Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không
xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một hệ vương triều chính
thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà vua là người mở nền ra
vương quốc chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Hầu hết các bộ chính sử như: An Nam chí lược; "Việt sử
lược", "Đại Việt sử ký toàn thư", Việt sử tiêu án, đều viết Đinh
Tiên Hoàng vốn họ Đinh tên Bộ Lĩnh (丁部領). Trần Trọng Kim trong sách
Việt Nam sử lược cho biết "có sách" nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là
Đinh Hoàn (丁桓), "Bộ Lĩnh" là tước quan Trần Lãm phong
cho Đinh Hoàn nhưng do Khâm định Việt sử thông giám cương mục và các sách khác
đều nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh nên ông không dùng tên Đinh
Hoàn để gọi Đinh Tiên Hoàng. Trần Trọng Kim không nói rõ "sách" mà
ông nhắc đến là sách gì.
Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng" có nghĩa là vị vua đã
khuất mang họ Đinh, đây không phải là tên thật hay thuỵ hiệu, miếu hiệu của
Đinh Tiên Hoàng. Trong Việt sử lược Đinh Tiên Hoàng được gọi là "Đinh Tiên
Vương" (丁先王), "Tiên Vương" (先王), trong Đại
Việt sử ký toàn thư ông được gọi là "Tiên Hoàng Đế" (先皇帝),
"Tiên Hoàng" (先皇).[7] "Tiên Vương",
"Tiên Hoàng", "Tiên Hoàng Đế" đều là tên gọi tôn kính dùng
để chỉ một vị vua đã khuất. Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên
chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo (ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo
vương, là tước vị của ông).
Thủa thiếu thời
Vua (Đinh Bộ Lĩnh) là con của Đinh Công Trứ. Thời Dương Đình Nghệ
(931 - 937), Đinh Công Trứ được trao chức Thứ Sử Hoan Châu. Thời Ngô Quyền (938
- 944), Đinh Công Trứ cũng tiếp tục được trao chức ấy, nhưng chưa được bao lâu
thì mất. Thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh người họ Đàm, còn như tên húy của bà hiện vẫn
chưa rõ.
Vua Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924) tại quê cha là động
Hoa Lư, châu Đại Hoàng, mất năm Kỉ Mão (979), thọ 55 tuổi. Do thân sinh đi làm
quan ở xa, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh gắn bó với thân mẫu nhiều hơn. Sau khi
Đinh Công Trứ qua đời, đức ngài Đinh Bộ Lĩnh cùng thân mẫu về nương nhờ người
chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội khu vực cạnh đền Sơn Thần động Hoa Lư.
Từ bé Vua (Đinh Bộ Lĩnh) đã tỏ ra là người có khả năng chỉ
huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và
trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau
này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp. dựng nhà và lập nghiệp tại.
Vua Đinh Bộ Lĩnh có tính cách khá đặc biệt. Sử cũ viết về thời
niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh như sau:
“Vương (chỉ Đinh Bộ Lĩnh - NKT) lúc nhỏ thường cùng lũ trẻ chăn trâu ở chốn núi
rừng vui chơi, được chúng tôn là bậc huynh trưởng. Chúng vẫn thường lấy lễ (đại
để như) vua tôi để giúp Vương. Khi vui chơi đùa giỡn, bọn trẻ thường đấu tay
làm kiệu để khiêng Vương đi, lại còn lấy bông lau giả làm cờ cho đi trước để dẫn
đường, chia làm tả hữu hai phía để theo hầu, nghi vệ chẳng khác gì Thiên Tử.
Lúc rảnh rỗi, lũ trẻ lại giục nhau đi kiếm củi về cho Vương,
làm y như thể là nạp thuế vậy. Chiều đến, thân mẫu của Vương thấy vậy thì vui mừng,
bèn mổ heo đãi chúng. Các bậc trưởng lão trong làng đều nói:
- Đứa trẻ có khí chất và dung nghi phi thường này ắt sẽ trở thành đấng cứu đời,
đem lại yên lành cho muôn dân. Bọn ta nếu không sớm theo về, để ngày khác hối hận
thì đã muộn. Nói rồi, họ thúc giục con em mình theo Vương”.
Theo sách An Nam chí lược: “Đinh Bộ Lĩnh, người động
Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha-tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời
Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan
Châu.”
Trước đây, vua Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ
Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ
mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha.
Theo sách Việt sử tiêu án: Vua Đinh, tên Bộ Lĩnh, người làng
Đại Hoàng, động Hoa Lư. Thân phụ vua là Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ,
cai trị Hoan Châu, mẹ là họ Đàm, nằm mộng thấy có một người lớn tay cầm cái ấn
vua đến xin làm con, bèn có mang mà sinh ra vua, được ít lâu thì thân phụ dắt
vào ở trong động, chơi với trẻ chăn trâu, lũ trẻ tôn làm đàn anh.
Vua Đinh Bộ Lĩnh, tranh dân gian Đông Hồ
Mỗi khi chơi đùa, giao tay nhau cho vua ngồi lên, khiêng đi
làm xe, lấy bông lao làm cờ, dàn ra hai bên, rước đi làm như nghị vệ nhà vua.
Trong nhà nuôi được con lợn, thừa lúc mẹ đi vắng, vua mổ lợn khao bọn trẻ rồi
di cư đến Đào Úc Sách. Bà mẹ sợ, mang chuyện ấy nói với chú Đinh Dự, Dự cầm dao
đi tìm, đuổi đến bờ sông, vua chạy sa vào bùn lầy, thấy có con rồng vàng, đỡ
hai bên vua sang qua sông.
Ông chú sợ bỏ về, vua bèn theo bọn ngư hộ làm nghề đánh cá,
bắt được ngọc huê lớn để vào đáy giỏ. Đến đêm vào chùa ngủ trọ, nhà sư thấy
trong cái giỏ có tia sáng tròn, hỏi cớ sao và nói rằng: "Anh này ngày sau
cao quý không thể nói được".
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Vua mồ côi cha
từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi
đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu
kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa,
thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước
như nghi trượng thiên tử.
Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu
bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm. Bà mẹ
thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho bọn chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau:
"Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, Chúng ta nếu không
theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm
trưởng ở sách Đào Áo.
Thời trai trẻ, vua Đinh Bộ Lĩnh chứng kiến dồn dập những biến
cố lớn lao của lịch sử nước nhà. Đó là thời họ Khúc khôn khéo đặt nền tảng đầu
tiên cho kỉ nguyên độc lập và tự chủ.
Đó là thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và vua Ngô Quyền liên
tiếp đánh bại quân Nam Hán xâm lăng. Đó là thời mà thân sinh của vua Đinh Bộ
Lĩnh từng góp phần vào sự nghiệp chung, làm rạng danh gia tộc.
Nhưng, đó cũng là thời đau thương. Sau khi Ngô Quyền qua đời,
chính quyền trung ương mau chóng suy yếu, các thế lực cát cứ ở khắp các địa
phương lần lượt nổi lên. Đất nước loạn li bởi cuộc hỗn chiến giữa các thế lực
cát cứ ấy. Theo quy luật đào thải nghiêm khắc và lạnh lùng, tất cả các thế lực
yếu đều mau chóng bị tiêu diệt, các thế lực mạnh thì tồn tại lâu hơn. Cuối
cùng, cả nước còn lại 12 thế lực mạnh, sử gọi đó là loạn mười hai sứ
quân.
Loạn mười hai sứ quân
đã khiến cho dân tình khốn khổ, thế nước suy vi và tạo điều kiện thuận lợi cho
giặt ngoại xâm có thể lợi dụng để tràn vào nước ta bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ
nhu cầu tái lập vào bảo vệ sự thống nhất quốc gia lại trở nên bức thiết như lúc
này.
Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp InterNet