Năm 544, Lý Bí (hay Lý Bôn, tự xưng Lý Nam Đế) lên ngôi, đặt niên hiệu Thiên Đức, lập trăm quan, dựng nước Vạn Xuân. Ông là hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước ta.
Bấy giờ, quan đô hộ cao nhất của nhà Lương ở nước ta (Thứ Sử
Giao Châu) là Tiêu Tư. Do xuất thân từ hoàng tộc nhà Lương (153), Tiêu Tư luôn
cậy thế và ra sức ức hiếp dân lành.
Sử cũ ghi rõ : “Thứ Sử Giao Châu - Vũ Lâm Hầu là Tiêu Tư -
vì hà khắc tàn bạo nên để mất hết cả lòng người”. Về khách quan, đó chính là một
trong những điều kiện rất thuận lợi, khiến Đức ngài Lý Bôn có thể triệt để tận
dụng, nhanh chóng tập hợp lực lượng và thực hiện thành công kế hoạch khởi nghĩa
của mình.
Sau một thời gian âm thầm chuẩn bị rất công phu và đặc biệt
là sau khi đã được đông đảo các bậc anh hùng hào kiệt bốn phương dốc lòng ủng hộ,
tháng chạp năm Tân Dậu (tức là tháng 1 năm 542 tính theo dương lịch), từ quê
nhà mình, Đức ngài Lý Bôn đã khảng khái kêu gọi cả nước đồng tâm hiệp lực đâu
tranh chống ách đô hộ của nhà Lương.
Lời kêu gọi này của Đức ngài Lý Bôn đã nhanh chóng được nhân
dân khắp các địa phương trong toàn cõi Giao Châu nhiệt liệt hưởng ứng. Chính sử
của Trung Quốc chép rằng : “Lý Bôn liên kết với hào kiệt các châu cùng làm phản".
Tất nhiên, qua lăng kính của các sử gia Trung Quốc thì Đức
ngài Lý Bôn bị coi là “làm phản", ngược lại, từ sâu thẳm cõi lòng đầy ắp sự
ngưỡng mộ của các thế hệ nhân dân yêu nước thì đây thực sự là một cuộc vùng lên
khuấy nước chọc trời do Đức ngài Lý Bôn khởi xướng và lãnh đạo.
Vua Lý Nam Đế dấy binh dành lại giang sơn, dựng nước Vạn Xuân
Chỉ trong vòng ba tháng (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 542).
toàn bộ chính.quyền đô hộ của nhà Lương trên khắp Giao Châu đã bị sụp đổ. Thứ Sử
Giao Châu, tước Vũ Lâm Hầu là Tiêu Tư vội vã đem thật nhiều vàng bạc nạp cho Đức
ngài Lý Bôn rồi hoảng hốt chạy thục mạng về Việt Châu (phía bắc Hợp Phố - Trung
Quốc).
Trị sở của chính quyền đô hộ nhà Lương ở Long Biên nhanh
chóng thuộc về nghĩa quân Đức ngài Lý Bôn. Sau khi lật nhào chính quyền đô hộ,
nghĩa quân Đức ngài Lý Bôn còn tiếp tục anh dũng chiến đấu và đã giành được hai
thắng lợi rất làm một ở phía Bắc và một ở phía Nam.
Chủ động đánh vào Hợp Phố, đập tan quân đàn áp của nhà Lương
Được tin cấp báo của Tiêu Tư, triều đình Lương Vũ Đế (502-
549) tuy lo sợ nhưng cũng phải đến gần một năm sau, Lương Vũ Đế mới lấy lại được
bình tĩnh để tổ chức phản công. Một kế hoạch điều binh khiển tướng có quy mô rất
lớn đã được thông qua, theo đó thì chỉ huy thực hiện kế hoạch này gồm có :
- Thứ Sử Cao Châu là Tôn Quýnh.
- Thứ Sứ Tân Châu là Lư Tử Hùng.
Ngoài hai viên Thứ Sử là Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng nói trên,
hai tôn thất khác của nhà Lương là Tiêu Tư (Thứ Sử Giao Châu vừa thua trận chạy
về) và Tiêu Ánh (Thứ Sử Quảng Châu) cũng đã góp phần rất đắc lực vào quá trình
chuẩn bị.
Nhưng, Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng vì sợ oai danh của Đức ngài
Lý Bôn nên cứ dùng dằng mãi chứ không chịu xuất quân. Cuối cùng, do không thể
nào chịu đựng nổi sự thúc ép của Tiêu Ánh nên Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng quyết định
sẽ đem đại binh đi đàn áp Đức ngài Lý Bôn vào tháng 1 năm 543.
Giặc chần chờ và lo lắng bao nhiêu thì Đức ngài Lý Bôn và lực
lượng nghĩa sĩ của ông lại chủ động và dũng cảm bấy nhiêu. Đầu năm 543, khi giặc
chưa kịp ra khỏi lãnh thổ của nhà Lương thì Đức ngài Lý Bôn đã bất ngờ cho quân
tràn lên, ồ ạt đánh thẳng vào đại binh của Tôn Quýnh và Lư Tứ Hùng ở Hợp Phố.
Ngay trong trận đọ sức đầu tiên này, Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng
bị đại bại, quân sĩ “mười phần chết đến bảy tám phần" (156). Tôn Quýnh và
Lư Tử Hùng phải đem tàn quân tháo chạy về Quảng Châu. Tiêu Tư nhân đó dâng sớ về
triều đình Lương Vũ Đế tâu rằng bọn Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đã “ngầm liên hệ với
giặc nên mới dùng dằng không dám tiến quân" (156). Lương Vũ Đế xuống chiếu
buộc Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng phải chết.
Chủ động cho quân bất ngờ tấn công ồ ạt vào Hợp Phố là một
quyết định rất táo bạo của Đức ngài Lý Bôn. Tự thân quyết định này đã phản ánh
rất rõ sự nhạy bén của Đức vua về khả năng phân tích và đánh giá tình hình cũng
như tiềm lực thực sự của đối phương.
Cuộc tấn công vào thẳng đất giặc ở Hợp Phố cũng đã chứng tỏ
một năng lực quyết đoán rất sắc bén và chính xác, một niềm tự tin rất mãnh liệt
của Đức vua. Từ trong khói lửa và hào quang chiến thắng của cuộc tấn công này,
một tiễn lệ lịch sử có ý nghĩa thiết thực và rất lớn lao đã hình thành.
Hơn năm thế kỉ sau (cuối năm 1075), trước khi dũng mãnh đem
quân Đại Việt tấn công như vũ bão vào Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm (ba căn
cứ quân sự lớn nằm sâu trong lãnh thổ của nhà Tống) (157) rồi giành thắng lợi rất
vang dội ở đây, hẳn là danh tướng Lý Thường Kiệt cũng đã từng bao phen suy gẫm
về tiền lệ rất tốt đẹp này.
Nhờ thắng lợi của cuộc tấn công vào Hợp Phố, biên giới mặt Bắc
kể như đã được tạm yên, Đức ngài Lý Bôn có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện
tiếp những nhiệm vụ mới.
Quét sạch quân Champa xâm lấn ở phía Nam
Thành lập từ năm 192, đến đây, vương quốc của người Chăm đã
có một lịch sử kéo dài gần 4 thế kỉ, với nhiều biến đổi lớn lao cả về lãnh thổ,
dân số lẫn quốc hiệu. Lúc bấy giờ, tuy cũng có một vài chuyển dịch nhất định.
nhưng nhìn chung, biên giới cực Bắc của Champa (158) là Hoành Sơn (159).
Điều đáng nói là các vương triều Champa vẫn thường cho quân
vượt dãy Hoành Sơn để thực hiện những cuộc cướp bóc. Tháng 5 năm 543, nhân thấy
chính quyền đô hộ của nhà Lương sụp đổ còn chính quyền mới của Đức ngài Lý Bôn
thì chưa kịp định hình, Champa liền tổ chức một cuộc tấn công có quy mô khá lớn
vào châu Cửu Đức.
Trước tình hình đó, Đức ngài Lý Bôn liền cử tướng Phạm Tu
đem quân vào Nam. Chỉ trong một trận chớp nhoáng, toàn bộ lực lượng quân Champa
đã bị Phạm Tu quét sạch ra khỏi bờ cõi. Trong cả một thời gian khá lâu dài sau
đó, Champa không dám đưa quân đến quấy rối.
Thắng lợi ở mặt trận phía Nam có ý nghĩa rất lớn lao. Từ
đây, cả hai mặt Bắc và Nam đều đã được tạm ổn. Từ đây, nền độc lập đã được tái
lập. Cũng từ đây, Đức ngài Lý Bôn và những người bạn chiến đấu thân thiết của
ông đã có đủ những điều kiện thuận lợi căn bản nhất để có thể thành lập một
chính quyền riêng.
Dựng nước Vạn Xuân
“Mùa xuân, tháng giêng, (Đức ngài Lý Bôn) nhân thắng được giặc
bèn lên ngôi, xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu, lập bá quan, lấy quốc hiệu là
Vạn Xuân (ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy).
Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, lấy Triệu Túc làm Thái
Phó, bọn Tinh Thiều và Phạm Tu đều làm tướng văn, tướng võ” (161). Câu ghi chép
này của sử cũ tuy rất ngắn gọn nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa rất lớn lao và
những nội dung cũng chưa từng có trong lịch sử. Xin được chú giải thêm về câu
ghi chép ngắn ngủi trên như sau :
“Mùa xuân, tháng
giêng” ở đây là mùa xuân tháng giêng năm Giáp Tí, tức là năm 544. Nếu tính theo
dương lịch thì đó là tháng 2 năm 544.
“Nam Việt Đế”, nghĩa
là Hoàng Đế của Nam Việt. Ở đây, Nam Việt không phải là quốc hiệu mà chỉ là một
cách nói hàm ý đối trọng với Bắc Đế (là Hoàng Đế của phương Bắc mà cụ thể lúc
này là Lương Vũ Đế).
Bản thân ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ trước khi viết là Nam Việt
Đế như vừa trích dẫn ở trên cũng đã viết rõ rằng Đức ngài Lý Bôn xưng là Lý Nam
Đế (quyển 4, tờ 14-b).
Với sự kiện này, Đức ngài Lý Bôn là người đầu tiên của lịch
sử nước ta xưng Đế. Trong rất nhiều bản dịch cũng như trong cách diễn đạt phổ
biến hiện nay, chúng ta thường dùng chữ Vua nhưng thực ra. thì không phải lúc
nào cũng đều có thể dùng chữ Vua được.
Với tất cả những ai xưng Vương (như An Dương Vương chẳng hạn)
thì phải dịch là Vua còn những ai xưng Đế thì chúng ta phải dịch là Hoàng Đế.
Trong thực tế lịch sử thì Đế hoặc Hoàng Đế có vị trí cao hơn hẳn Vương là Vua.
Hoàng Đế có quyền phong cho nhiều người làm Vua, ngược lại
Vua thì phải vâng chịu mọi chiếu chỉ của Hoàng Đế chứ không hề có quyền phong
cho ai làm Hoàng Đế cả. Lý Nam Đế là danh xưng kết tinh niềm kiêu hãnh và niềm
tự tôn mãnh liệt của cả dân tộc ta. Sự phân định rạch ròi về phạm vi quyền lực
giữa Bắc Đế với Nam Đế là một trong những vấn đề rất hệ trọng của lịch sử.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà vào tháng 3 năm 1077, giữa lúc diễn
biến của trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt đang ở vào thời điểm gay go ác
liệt nhất, Lý Thường Kiệt đã khảng khái viết rằng : Nam quốc sơn hà, Nam Đế cư
(sông núi nước Nam, Hoàng Đế nước Nam ở) (162).
Quốc hiệu Vạn Xuân do Lý Nam Đế đặt ra tuy rất giản dị nhưng
lại đồng thời chứa đựng được ba giá trị nhân văn rất sâu sắc.
Thứ nhất, đây là quốc hiệu hoàn toàn mới, vừa thể hiện ý chí
xoá bỏ dấu ấn khổ đau và tủi nhục của thời nước mất nhà tan, vừa mang nặng quyết
tâm mở ra một trang sử mới cho đất nước.
Thứ hai, tự thân hai chữ Vạn Xuân đã kết tinh được khát vọng
thái bình cháy bỏng của toàn thể nhân dân ta - một khát vọng hết sức chính đáng
và do vậy, phải được trân trọng. Thứ ba, hai chữ Vạn Xuân tuy có hàm chứa niềm
tự tôn nhưng rất kín đáo và rất tế nhị, không hề xúc phạm tới bất cứ một dân tộc
hay một khối cộng đồng nào.
Cũng ngay sau khi lên
ngôi Hoàng Đế, Lý Nam Đế đã đặt niên hiệu là Thiên Đức. Đây là một chi tiết rất
quan trọng bởi vì mỗi thời có một quan niệm riêng về nền độc lập.
Phối cảnh đền Mục thờ Đức vua Lý Nam Đế
Xưa, hễ nói tới độc lập là nói đến ba yếu tố căn bản. Một là
phải có một khu vực lãnh thổ riêng và mang một tên gọi riêng (tức là đã quốc hiệu)
hay chưa. Hai là khu vực lãnh thổ mang tên gọi riêng đó đã có Hoàng Đế hay chưa.
Và, ba là Hoàng Đế đã niên hiệu hay chưa.
Lúc bấy giờ, quốc hiệu của ta là Vạn Xuân, Hoàng Đế của ta
là Lý Nam Đế còn niên hiệu của ta là Thiên Đức. Về niên hiệu, chúng tôi xin được
nêu ra một định nghĩa vắn tắt như sau : Niên hiệu là hiệu của năm do Hoàng Đế đặt
ra để người ta căn cứ vào đó mà tính thời gian.
Mỗi Hoàng Đế có thể đặt từ một đến nhiều niên hiệu khác
nhau. Xưa, sử bao giờ cũng chép việc theo niên hiệu, tên năm theo âm lịch chỉ
có ý nghĩa phụ thêm, do vậy, bất cứ ai muốn tìm hiểu cổ học cũng đều phải nắm vững
hệ thống các niên hiệu. Sử chép là năm Hồng Đức thứ bảy thì phải hiểu ngay rằng
đó là năm 1476, thấy một quả chuông đúc vào năm Cảnh Hưng thứ mười thì phải hiểu
ngay rằng đó là năm 1749... Có niên hiệu riêng nghĩa là có hẳn một mạch tính thời
gian riêng, biệt lập với phương Bắc.
Về kinh đô của nước Vạn Xuân, ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA khẳng
định là Long Biên. Tại đây, Lý Nam Đế đã cho xây ba công trình lớn, đó là : đài
Vạn Xuân, điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
Đài Vạn Xuân nay tuy không còn nữa nhưng các sử gia trong Quốc
Sử Quán Triều Nguyễn từng có Lời chua rằng : "Theo sách THÁI BÌNH HOÀN VŨ
KÍ của Nhạc Sử triều Tống thì ở huyện Long Biên có đài Vạn Xuân. Đài này do Đức
ngài Lý Bôn ở Giao Chỉ xây năm Đại Đồng triều Lương.
Nay ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì có hồ Vạn Xuân, cũng gọi
là đầm Vạn Phúc. Vậy, đài Vạn Xuân có lẽ ở đấy". Tương tự như đài Vạn Xuân, điện Vạn Thọ nay không còn nữa,
tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng điện Vạn Thọ toạ lạc ở khu
vực gần cửa sông Tô Lịch (tức cũng thuộc phạm vi Thành phố Hà Nội ngày nay). Điện
Vạn Thọ là địa điểm làm việc chính của triều đình Lý Nam Đế.
Khác với đài Vạn Xuân và điện Vạn Thọ, tuy có trải nhiều lần
trùng tu, tôn tạo và chuyển dịch nhưng chùa Khai Quốc thì ngày nay vẫn còn.
Chùa Khai Quốc lúc đầu được xây ở thôn Yên Hoa (nằm dọc theo đường Yên Phụ ngày
nay).
Dưới thời Lê Thái Tông (1433-1442), chùa Khai Quốc được đổi
tên là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kính Tông (1599-1619), chùa An Quốc lại được đổi
tên là chùa Trấn Quốc. Bấy giờ, chùa Trấn Quốc toạ lạc ở ngay bên bãi sông Cái,
nơi đất luôn bị sạt lở, vì thế mới được dời về gò Kim Ngư bên bờ Hồ Tây, tức là
ở vị trí như hiện nay.
Chùa Khai Quốc (Trấn Quốc ngày nay)
Gò Kim Ngư là một trong những thắng cảnh của bờ Hồ Tây. có một
đầu liền với đường Thanh Niên (quận Ba Đình, Hà Nội). Chùa Khai Quốc xưa (tức
chùa Trấn Quốc hiện nay) toạ lạc trên gò Kim Ngư là một trong những ngôi chùa rất
nổi tiếng của cả nước. Việc Lý Nam Đế cho xây chùa Khai Quốc ngay khi vừa lên
ngôi đã tỏ rõ rằng Phật giáo đương thời đã có vị trí rất quan trọng trong đời sống
tư tướng của xã hội ta.
Nguồn: Danh tướng Việt Nam