10 ngôi chùa ở Nam Định linh thiêng nổi tiếng 10 ngôi chùa ở Nam Định linh thiêng nổi tiếng Nam Định có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, chùa Keo, chùa Thánh Ân,... Những ngôi chùa ở Nam Định mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách quan tâm đến văn hóa và tôn giáo. Những ngôi chùa ở Nam Định lâu đời 1. Chùa Phổ Minh Địa chỉ: thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định. Chùa Phổ Minh là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở xứ Nam thành, được xây từ năm 1262 dưới thời nhà Lý. Chùa nằm ở thôn Tức Mặc, cách thành phố Nam Định chỉ khoảng 5km. Ngôi chùa có ngọn tháp cao ấn tượng nên còn được gọi là chùa Tháp. Ảnh: @duaismyname Chùa tháp ở Nam Định này có kiến trúc khiến ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ, bên trong có nhiều tượng Phật dát vàng đẹp mắt. Đến nay, chùa vẫn giữ được dấu lịch sử và dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của nhà Trần. Nếu nhắc đến khuôn viên chùa, thì không thể không đề cập tới tháp Phổ Minh. Ngọn tháp này được xây dựng vào năm 1305, có chiều cao gần 20m và kết cấu 14 tầng khác nhau. Ảnh: @rcmoureux 2. Chùa Thánh Ân (chùa Cả) Địa chỉ: Số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa Thánh Ân là một trong những điểm đến thu hút tại Nam Định. Ngôi chùa này có nét kiến trúc hoành tráng và rất ấn tượng. Xây dựng từ thời nhà Trần, sau đó chùa đã được mở rộng quy mô vào năm 1982. Chùa Thánh Ân ngày nay được biết đến là một cơ sở tu học dành cho tăng ni và phật tử không chỉ ở Nam Định mà còn đến từ mọi nơi. Nơi này còn lưu giữ nhiều bức tượng cổ và cổ vật quý giá. Ảnh: @Chốn Thiêng 3. Chùa Keo Hành Thiện Địa chỉ: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Được xây dựng và trải qua quá trình tồn tại đã hơn 400 năm, ngôi chùa ở Nam Định nổi tiếng này là nơi chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh, bom đạn và biến cố lịch sử thế nhưng vẫn đứng vững cùng thời gian. Chùa Keo Hành Thiện là một phần không thể thiếu của hệ thống chùa Keo, có ảnh hưởng lớn đến chùa Keo Thái Bình. Ảnh: @tranchi.huong.7 Khi bạn đến thăm Chùa Keo Hành Thiện, bạn sẽ bị ấn tượng bởi kiến trúc tráng lệ và các dấu tích còn sót lại từ thế kỷ 17, 18. Đặc biệt cho những người thích lễ hội, đừng bỏ qua mùa lễ hội tại ngôi chùa này diễn ra từ mùng 10 - 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội này có nhiều nghi lễ đặc biệt như đua thuyền và rước kiệu. Nếu bạn yêu văn hóa và muốn khám phá, hãy nhớ ghé thăm chùa Keo Nam Định nhé. Ảnh: @baophapluat 4. Chùa Cổ Lễ Chùa Cổ Lễ Nam Định hay "Thần Quang Tự" được xây dựng từ thế kỷ XII dưới thời Lý Thần Tôn, nhằm tôn vinh Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Mới đầu xây dựng bằng gỗ nhưng do tác động của thiên nhiên và thời gian, ngôi chùa cổ này đã trở nên xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1902, Đệ Nhất Sư Tổ Phạm Quang Tuyên được bổ nhiệm làm trụ trì và ông đã thực hiện công việc trùng tu, tái thiết chùa theo mô hình kiến trúc mới mang tên "Nhất Thốc Lâu Đài", để đưa chùa trở lại vẻ đẹp huyền thoại. Ảnh: @katietran68 Kết cấu chùa theo kiểu chữ “Thiện” trong chữ Nho tức là hợp nhất các dãy nhà, hồ nước, cây cầu,... thành một không gian liền mạch cũng như hài hoà với nhau. Nổi bật nhất là cây tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m đứng ngay cổng chùa, sau đó là: toà Phật Giáo Hội Quán Đài với hai bên là Phủ - Đền, Cầu Núi, hai dãy hành lang dài và toà Chính Cung cao 29m được dùng thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không bằng gỗ bạch đàn ở cuối. Ảnh: @byy54 Một trong những báu vật quý giá của ngôi chùa ở Nam Định này là quả chuông cổ lớn nhất Việt Nam - Đại Hồng Chung. Năm 1936, Hoà Thượng Phạm Thế Long trụ trì chùa, đã đặt đúc quả chuông đồng này. Với chiều cao 4m20, đường kính 2m03 và trọng lượng 9 tấn, được đặt giữa hồ nước trước toà Chính Cung. Quá trình đúc chuông hoàn toàn thủ công, đòi hỏi công sức và sự tỉ mỉ, cẩn thận. Hội chùa Cổ Lễ được tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày đại sinh Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không vào trung tuần tháng 9 âm lịch. Ảnh: @daniele_rossi_photography 5. Chùa Hổ Sơn Địa chỉ: phía Nam sườn núi Hổ, thôn Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định. Chùa Hổ Sơn Nam Định được xây dựng cách đây đã hơn 700 năm. Đó là nơi công chúa Huyền Trân lập am thờ Phật. Sau nhiều biến động trong lịch sử đất nước, chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đầu năm 2021, chùa đã khởi công xây dựng lại nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhà Trần. Ảnh: @njkjta.hdnd Điểm du lịch tâm linh ở Nam Định này được thực hiện trên diện tích 13 ha, bao gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Khu thờ tự có: Tam Bảo, nhà thờ tổ, Đền Mẫu, Đền Huyền Trân công chúa, lầu Cô và lầu Cậu, tượng thập bát vị La Hán, lăng tam tháp tổ và khu nhà bia. Chùa và đền thờ Công chúa Huyền Trân có hai cổng, được sắp xếp đối xứng. Ảnh: @phucbua2204 Đi vào cổng bên trái, qua vài chục bậc thang đá, bạn sẽ thấy 2 dãy tượng với 18 vị La Hán được chế tác theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương. Hiện nay, chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 54 tượng thờ và đồ thờ cổ, trong đó có nhiều cổ thư và cổ vật quý như tượng hai công chúa và bốn sắc phong. Ảnh: @cuckim180 6. Chùa Vọng Cung Địa chỉ: 28 Trần Phú, Ngô Quyền, TP. Nam Định, Nam Định. Đây là một trong số các ngôi chùa ở Nam Định rộng lớn, có diện tích khuôn viên lên đến 3.000m2 và được xây dựng ngay tại trung tâm thành phố. Chùa này được xây vào thời vua Gia Long và có các tòa nhà hai tầng thiết kế độc đáo. Mặc dù bên ngoài có vẻ hiện đại, nhưng khi khám phá kỹ hơn bạn sẽ thấy những nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỷ 19 như: những câu đối sơn son thếp vàng, mái chồng diêm và đầu đao cong vút. Ảnh: @namdong_huu 7. Chùa Đại Bi Địa chỉ: thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa Đại Bi được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa, vẫn giữ được nét cổ kính. Đến chùa lần đầu, bạn sẽ ngạc nhiên với kiến trúc nội công ngoại quốc của nó, hơn 60 gian làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Chùa Đại Bi được xem là nơi thờ phụng đức Bồ Đề Đạt Ma. Bên cạnh đó, chùa còn có cả gian thờ Mẫu. Ảnh: @Chốn Thiêng Dân gian xưa thường truyền tai nhau: "Hai mươi phát tấu Chùa Đại Bi, trai đi được vợ, gái đi được chồng", ý nói rằng ngôi chùa này không chỉ thờ Phật mà còn là nơi mà còn là chùa cầu duyên ở Nam Định nổi tiếng. Lễ hội chùa Đại Bi diễn ra từ 20 - 23 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Kinh nghiệm du lịch Nam Định, ngôi chùa này cũng chính là địa điểm diễn ra phiên chợ Viềng độc đáo dịp đầu năm thu hút đông đảo bà con trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Ảnh: @namtruc.namdinh 8. Chùa Lương (chùa Trăm Gian) Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng rất sớm vào cuối thế kỷ XV, toạ lạc phía Bắc chợ Lương nên bà con quen gọi là chùa Lương. Ban đầu, chùa được lợp cỏ, sau đó chuyển thành ngói. Qua nhiều lần trùng tu, chùa Lương ngày càng mở rộng và hoàn thiện với 100 gian với nhiều công trình như: tam quan, thượng điện, hậu điện, tiền đường, 2 hành lang đông - tây, khu nhà tổ, gác chuông, nhà khách và hồ bán nguyệt phía trước chùa. Ảnh: @Xuân Tiệp Ngôi chùa ở Nam Định đẹp này hiện tại có quy mô khá lớn với 100 gian trên một mảnh đất đẹp và rộng rãi, xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống từ nhiều thời đại khác nhau. Tuy nhiên, phong cách kiến trúc nhà Nguyễn thế kỷ XVII và XVIII được thể hiện rõ nhất. Phía trước chùa có một hồ nước trong xanh và rộng hàng ngàn ha, tựa như một tấm gương in bóng tam quan và thiên thạch đài trụ. Ảnh: @Nghị Trần Sự kết hợp này cùng với các cây cổ thụ tôn lên vẻ đẹp tổng thể của công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia thành hai khu vực mà sự gắn kết giữa chúng là rất chặt chẽ. Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc tại chùa Lương cũng rất đặc sắc. Đặc biệt là các vì của toà tiền đường, được chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế khác nhau như: rồng ngậm ngọc, rồng chầu mặt nguyệt, rồng bay, rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa và trúc hoa long. Đặc biệt, hình ảnh “hổ phù” có vẻ oai phong và đẹp đẽ. Hội chùa diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 3 (âm lịch). Chùa cũng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Ảnh: @Tuấn Anh Ngô 9. Chùa Đại Thánh Quán Địa chỉ: thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Xưa kia chùa được xây dựng rất lớn với kiểu "Nội Công Ngoại Quốc", bên trong hiện vẫn còn cổ vật từ thời Trần, Lê, Nguyễn. Ngôi chùa mới hiện nay do Sư cô Thích Nữ Minh Chiếu trụ trì, tuy nhỏ nhưng bài trí điện Phật và điện thờ Đại Thánh vô cùng tôn nghiêm. Ảnh: @blog.mytour Nơi đây cũng đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Chùa có tổ chức lễ chính kỵ Ngài vào ngày 28 tháng 8 hàng năm (âm lịch). Khi bạn có cơ hội đến Nam Định, đừng bỏ qua việc tham quan và thưởng ngoạn Chùa Đại Thánh Quán để cảm nhận được không gian yên bình. Điều này giúp xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống, đồng thời khám phá những đặc trưng văn hóa và truyền thống tại địa phương này. Ảnh: @vanhoatamlinh 10. Chùa Linh Ứng Địa chỉ: thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định. Ngôi chùa ở Nam Định nổi tiếng này có diện tích hơn 1ha, được chia thành 3 khu vực khác nhau: chính giữa thờ Phật, bên trái là nhà thờ tổ và bên phải là nhà thờ mẫu. Ngoài ra còn có các khu vực khác: khu sinh hoạt của các sư, 12 phòng nhà từ thiện dành cho người già và trẻ nhỏ, khu vực nhà bếp, ăn uống,... tất cả được sắp xếp rất khoa học. Ảnh: @baibienthinhlong Tham quan địa điểm du lịch ở Hải Hậu này ngoài được tận mắt chiêm ngưỡng lối kiến trúc Á Đông đặc sắc hay khám phá các di tích bạn còn có cơ hội được tham gia những buổi lễ trang trọng. Chỉ cần thắp nén hương, tâm hướng Phật và cầu bình an, may mắn cho bản thân cũng như những người thân yêu của mình. Nếu có điều kiện hãy quyên góp một phần dù nhỏ để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong chùa. Ảnh: @kmoahn_ Khám phá, tham quan những ngôi chùa ở Nam Định giúp bạn hiểu hơn về văn hoá cũng như kiến trúc của những địa điểm tâm linh nổi tiếng tại đây. Không những thế, không gian thanh tịnh và an yên còn giúp bạn cảm thấy thư thái hơn, tạm quên đi những nỗi muộn phiền. Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn Nam Định có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, chùa Keo, chùa Thánh Ân,... Những ngôi chùa ở Nam Định mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách quan tâm đến văn hóa và tôn giáo. Những ngôi chùa ở Nam Định lâu đời 1. Chùa Phổ Minh Địa chỉ: thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định. Chùa Phổ Minh là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở xứ Nam thành, được xây từ năm 1262 dưới thời nhà Lý. Chùa nằm ở thôn Tức Mặc, cách thành phố Nam Định chỉ khoảng 5km. Ngôi chùa có ngọn tháp cao ấn tượng nên còn được gọi là chùa Tháp. Ảnh: @duaismyname Chùa tháp ở Nam Định này có kiến trúc khiến ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ, bên trong có nhiều tượng Phật dát vàng đẹp mắt. Đến nay, chùa vẫn giữ được dấu lịch sử và dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của nhà Trần. Nếu nhắc đến khuôn viên chùa, thì không thể không đề cập tới tháp Phổ Minh. Ngọn tháp này được xây dựng vào năm 1305, có chiều cao gần 20m và kết cấu 14 tầng khác nhau. Ảnh: @rcmoureux 2. Chùa Thánh Ân (chùa Cả) Địa chỉ: Số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa Thánh Ân là một trong những điểm đến thu hút tại Nam Định. Ngôi chùa này có nét kiến trúc hoành tráng và rất ấn tượng. Xây dựng từ thời nhà Trần, sau đó chùa đã được mở rộng quy mô vào năm 1982. Chùa Thánh Ân ngày nay được biết đến là một cơ sở tu học dành cho tăng ni và phật tử không chỉ ở Nam Định mà còn đến từ mọi nơi. Nơi này còn lưu giữ nhiều bức tượng cổ và cổ vật quý giá. Ảnh: @Chốn Thiêng 3. Chùa Keo Hành Thiện Địa chỉ: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Được xây dựng và trải qua quá trình tồn tại đã hơn 400 năm, ngôi chùa ở Nam Định nổi tiếng này là nơi chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh, bom đạn và biến cố lịch sử thế nhưng vẫn đứng vững cùng thời gian. Chùa Keo Hành Thiện là một phần không thể thiếu của hệ thống chùa Keo, có ảnh hưởng lớn đến chùa Keo Thái Bình. Ảnh: @tranchi.huong.7 Khi bạn đến thăm Chùa Keo Hành Thiện, bạn sẽ bị ấn tượng bởi kiến trúc tráng lệ và các dấu tích còn sót lại từ thế kỷ 17, 18. Đặc biệt cho những người thích lễ hội, đừng bỏ qua mùa lễ hội tại ngôi chùa này diễn ra từ mùng 10 - 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội này có nhiều nghi lễ đặc biệt như đua thuyền và rước kiệu. Nếu bạn yêu văn hóa và muốn khám phá, hãy nhớ ghé thăm chùa Keo Nam Định nhé. Ảnh: @baophapluat 4. Chùa Cổ Lễ Chùa Cổ Lễ Nam Định hay "Thần Quang Tự" được xây dựng từ thế kỷ XII dưới thời Lý Thần Tôn, nhằm tôn vinh Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Mới đầu xây dựng bằng gỗ nhưng do tác động của thiên nhiên và thời gian, ngôi chùa cổ này đã trở nên xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1902, Đệ Nhất Sư Tổ Phạm Quang Tuyên được bổ nhiệm làm trụ trì và ông đã thực hiện công việc trùng tu, tái thiết chùa theo mô hình kiến trúc mới mang tên "Nhất Thốc Lâu Đài", để đưa chùa trở lại vẻ đẹp huyền thoại. Ảnh: @katietran68 Kết cấu chùa theo kiểu chữ “Thiện” trong chữ Nho tức là hợp nhất các dãy nhà, hồ nước, cây cầu,... thành một không gian liền mạch cũng như hài hoà với nhau. Nổi bật nhất là cây tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m đứng ngay cổng chùa, sau đó là: toà Phật Giáo Hội Quán Đài với hai bên là Phủ - Đền, Cầu Núi, hai dãy hành lang dài và toà Chính Cung cao 29m được dùng thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không bằng gỗ bạch đàn ở cuối. Ảnh: @byy54 Một trong những báu vật quý giá của ngôi chùa ở Nam Định này là quả chuông cổ lớn nhất Việt Nam - Đại Hồng Chung. Năm 1936, Hoà Thượng Phạm Thế Long trụ trì chùa, đã đặt đúc quả chuông đồng này. Với chiều cao 4m20, đường kính 2m03 và trọng lượng 9 tấn, được đặt giữa hồ nước trước toà Chính Cung. Quá trình đúc chuông hoàn toàn thủ công, đòi hỏi công sức và sự tỉ mỉ, cẩn thận. Hội chùa Cổ Lễ được tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày đại sinh Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không vào trung tuần tháng 9 âm lịch. Ảnh: @daniele_rossi_photography 5. Chùa Hổ Sơn Địa chỉ: phía Nam sườn núi Hổ, thôn Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định. Chùa Hổ Sơn Nam Định được xây dựng cách đây đã hơn 700 năm. Đó là nơi công chúa Huyền Trân lập am thờ Phật. Sau nhiều biến động trong lịch sử đất nước, chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đầu năm 2021, chùa đã khởi công xây dựng lại nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhà Trần. Ảnh: @njkjta.hdnd Điểm du lịch tâm linh ở Nam Định này được thực hiện trên diện tích 13 ha, bao gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Khu thờ tự có: Tam Bảo, nhà thờ tổ, Đền Mẫu, Đền Huyền Trân công chúa, lầu Cô và lầu Cậu, tượng thập bát vị La Hán, lăng tam tháp tổ và khu nhà bia. Chùa và đền thờ Công chúa Huyền Trân có hai cổng, được sắp xếp đối xứng. Ảnh: @phucbua2204 Đi vào cổng bên trái, qua vài chục bậc thang đá, bạn sẽ thấy 2 dãy tượng với 18 vị La Hán được chế tác theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương. Hiện nay, chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 54 tượng thờ và đồ thờ cổ, trong đó có nhiều cổ thư và cổ vật quý như tượng hai công chúa và bốn sắc phong. Ảnh: @cuckim180 6. Chùa Vọng CungĐịa chỉ: 28 Trần Phú, Ngô Quyền, TP. Nam Định, Nam Định. Đây là một trong số các ngôi chùa ở Nam Định rộng lớn, có diện tích khuôn viên lên đến 3.000m2 và được xây dựng ngay tại trung tâm thành phố. Chùa này được xây vào thời vua Gia Long và có các tòa nhà hai tầng thiết kế độc đáo. Mặc dù bên ngoài có vẻ hiện đại, nhưng khi khám phá kỹ hơn bạn sẽ thấy những nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỷ 19 như: những câu đối sơn son thếp vàng, mái chồng diêm và đầu đao cong vút. Ảnh: @namdong_huu 7. Chùa Đại Bi Địa chỉ: thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa Đại Bi được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa, vẫn giữ được nét cổ kính. Đến chùa lần đầu, bạn sẽ ngạc nhiên với kiến trúc nội công ngoại quốc của nó, hơn 60 gian làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Chùa Đại Bi được xem là nơi thờ phụng đức Bồ Đề Đạt Ma. Bên cạnh đó, chùa còn có cả gian thờ Mẫu. Ảnh: @Chốn Thiêng Dân gian xưa thường truyền tai nhau: "Hai mươi phát tấu Chùa Đại Bi, trai đi được vợ, gái đi được chồng", ý nói rằng ngôi chùa này không chỉ thờ Phật mà còn là nơi mà còn là chùa cầu duyên ở Nam Định nổi tiếng. Lễ hội chùa Đại Bi diễn ra từ 20 - 23 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Kinh nghiệm du lịch Nam Định, ngôi chùa này cũng chính là địa điểm diễn ra phiên chợ Viềng độc đáo dịp đầu năm thu hút đông đảo bà con trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Ảnh: @namtruc.namdinh 8. Chùa Lương (chùa Trăm Gian) Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng rất sớm vào cuối thế kỷ XV, toạ lạc phía Bắc chợ Lương nên bà con quen gọi là chùa Lương. Ban đầu, chùa được lợp cỏ, sau đó chuyển thành ngói. Qua nhiều lần trùng tu, chùa Lương ngày càng mở rộng và hoàn thiện với 100 gian với nhiều công trình như: tam quan, thượng điện, hậu điện, tiền đường, 2 hành lang đông - tây, khu nhà tổ, gác chuông, nhà khách và hồ bán nguyệt phía trước chùa. Ảnh: @Xuân Tiệp Ngôi chùa ở Nam Định đẹp này hiện tại có quy mô khá lớn với 100 gian trên một mảnh đất đẹp và rộng rãi, xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống từ nhiều thời đại khác nhau. Tuy nhiên, phong cách kiến trúc nhà Nguyễn thế kỷ XVII và XVIII được thể hiện rõ nhất. Phía trước chùa có một hồ nước trong xanh và rộng hàng ngàn ha, tựa như một tấm gương in bóng tam quan và thiên thạch đài trụ. Ảnh: @Nghị Trần Sự kết hợp này cùng với các cây cổ thụ tôn lên vẻ đẹp tổng thể của công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia thành hai khu vực mà sự gắn kết giữa chúng là rất chặt chẽ. Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc tại chùa Lương cũng rất đặc sắc. Đặc biệt là các vì của toà tiền đường, được chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế khác nhau như: rồng ngậm ngọc, rồng chầu mặt nguyệt, rồng bay, rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa và trúc hoa long. Đặc biệt, hình ảnh “hổ phù” có vẻ oai phong và đẹp đẽ. Hội chùa diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 3 (âm lịch). Chùa cũng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Ảnh: @Tuấn Anh Ngô 9. Chùa Đại Thánh Quán Địa chỉ: thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Xưa kia chùa được xây dựng rất lớn với kiểu "Nội Công Ngoại Quốc", bên trong hiện vẫn còn cổ vật từ thời Trần, Lê, Nguyễn. Ngôi chùa mới hiện nay do Sư cô Thích Nữ Minh Chiếu trụ trì, tuy nhỏ nhưng bài trí điện Phật và điện thờ Đại Thánh vô cùng tôn nghiêm. Ảnh: @blog.mytour Nơi đây cũng đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Chùa có tổ chức lễ chính kỵ Ngài vào ngày 28 tháng 8 hàng năm (âm lịch). Khi bạn có cơ hội đến Nam Định, đừng bỏ qua việc tham quan và thưởng ngoạn Chùa Đại Thánh Quán để cảm nhận được không gian yên bình. Điều này giúp xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống, đồng thời khám phá những đặc trưng văn hóa và truyền thống tại địa phương này. Ảnh: @vanhoatamlinh10. Chùa Linh ỨngĐịa chỉ: thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định. Ngôi chùa ở Nam Định nổi tiếng này có diện tích hơn 1ha, được chia thành 3 khu vực khác nhau: chính giữa thờ Phật, bên trái là nhà thờ tổ và bên phải là nhà thờ mẫu. Ngoài ra còn có các khu vực khác: khu sinh hoạt của các sư, 12 phòng nhà từ thiện dành cho người già và trẻ nhỏ, khu vực nhà bếp, ăn uống,... tất cả được sắp xếp rất khoa học. Ảnh: @baibienthinhlong Tham quan địa điểm du lịch ở Hải Hậu này ngoài được tận mắt chiêm ngưỡng lối kiến trúc Á Đông đặc sắc hay khám phá các di tích bạn còn có cơ hội được tham gia những buổi lễ trang trọng. Chỉ cần thắp nén hương, tâm hướng Phật và cầu bình an, may mắn cho bản thân cũng như những người thân yêu của mình. Nếu có điều kiện hãy quyên góp một phần dù nhỏ để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong chùa. Ảnh: @kmoahn_ Khám phá, tham quan những ngôi chùa ở Nam Định giúp bạn hiểu hơn về văn hoá cũng như kiến trúc của những địa điểm tâm linh nổi tiếng tại đây. Không những thế, không gian thanh tịnh và an yên còn giúp bạn cảm thấy thư thái hơn, tạm quên đi những nỗi muộn phiền. Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn Trở về đầu trang du lịch Nam Định điểm đến Nam Định chùa Lương du lịch tâm linh những ngôi chùa đẹp 1 Tổng số:50 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10