Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10 âm lịch, nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông ồ ạt đổ về hạ lưu. An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh đầu nguồn, là nơi đón lũ về sớm nhất.
Mùa nước lũ về mang cho người dân nhiều sản vật, đem phù sa về cho đồng ruộng, tạo nên sự hấp dẫn đặc trưng, thu hút du khách phương xa.
An Giang - Bảy Núi có đặc trưng khác biệt so với các địa phương khác, là nơi có nhiều dãy núi; ngoài ra còn có rừng tràm Trà Sư, là nơi cư trú của chim trời; có hồ nước trời Búng Bình Thiên… Đặc biệt, du lịch sinh thái của An Giang mùa này cũng sôi động hơn mọi khi.
Vợ chồng cô Bảy Nhớ ở xã Vĩnh Hậu Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, chia sẻ: Vào mùa lũ, phần diện tích canh tác nông nghiệp gia đình vẫn trồng theo đúng lịch thời vụ. Vợ chồng và các con cô còn tranh thủ đặt đó, giăng lưới, bắt ốc kiếm thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Đến khi nước rút sẽ cải tạo đất ngay, chuẩn bị cho những vụ mùa tiếp theo.
Mùa nước lũ năm nay ở miền Tây không "hung hãn" lắm, nó mang lại cho người dân nhiều kế sinh nhai và bồi đắp phù sa cho vùng đất “Chín Rồng”.
Du lịch sinh thái mùa lũ ở An Giang cũng phát triển khá mạnh mẽ.Cột mốc 262, ranh giới với nước bạn Camphuchia.An Giang luôn xứng danh vựa lúa đồng bằng.Món ngon mùa nước nổi.Chuyển nông sản đến chợ.Buôn bán vận chuyển hàng hóa trên những chiếc xuồng ba lá.Lũ về, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.Mưu sinh trên đồng khi lũ về. Đăng lưới bắt cá linh.Theo nhận định của người dân thì năm nay mực nước lũ dâng cao không đáng kể.
Nguồn : Baoanhdatmui