Người ta đã tưởng biết hết về Tam Đảo. Nhưng ẩn dưới những tán su su xanh mướt, dưới lớp sương mù dày đặc mỗi sớm mai là một nơi bí ẩn của trăm năm trước.
Tam Đảo từ trên cao
Ƭam Đảѻ là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m.
Tam Đảo được người Pháp biết tới từ năm 1904 sau khi họ tìm ra Thác Bạc ở độ cao 912m so với mặt nước biển.
Chiều tà dạo bộ trên thị trấn xinh đẹp, cảm giác thảnh thơi, bình yên đến khó tả. Trong thời tiết mát mẻ dễ chịu của mùa hè nơi đây, người ta chợt nhận ra dĩ vãng đang hiện về ở bụi cây, đám cỏ, sườn núi. Những bức tường rêu phong lẻ loi bên vệ đường hay một chân cột nhà đã bị cây su su che khuất. Đó là dấu tích những biệt thự, khách sạn, nhà hàng mang phong cách kiến trúc Pháp đã được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ.
Nhằm biến địa danh này thành một khu nghỉ dưỡng trên núi, chính quyền Pháp khi đó đã cho xây dựng một thị trấn mang phong cách kiến trúc châu Âu phục vụ du lịch ở đây.
Cách đây ít năm, trong những ngày trời trong mây vắng, đứng ở cầu Long Biên hay trên những nóc nhà cao tầng hướng ánh nhìn về phía Đông Bắc vẫn thấy một dãy núi mờ ảo trong sương khói. Cũng có thể do nằm ở vị thế chẳng xa Hà Nội là bao nên cái tên Ƭam Đảѻ không còn lạ lẫm gì với hầu hết những người đã từng có ý định rong chơi.
Không ảnh Khu du lịch Tam Đảo xưa và nay
Có lẽ không còn mấy ai nhớ người Pháp đã dùng cụm từ “Hòn ngọc Đông Dương” để chỉ Ƭam Đảѻ thời ấy. Khi đó nơi đây như một thị trấn thuần Pháp, kiêu hãnh trên sườn dốc, đỉnh núi. Những khâm sứ, toàn quyền Đông Dương của thực dân Pháp hay đám quan đại thần nhà Nguyễn đã bao lần cùng gia đình du hí xứ sở thần tiên này và ở lại trong các khách sạn tiêu chuẩn 5 sao thời đó. Rồi “Hòn ngọc Đông Dương” vỡ dần, phủ bụi thời gian, gần như biến mất.
Chỉ trong vài năm, nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng dành cho các quan chức thuộc địa.
Lần giở những trang tài liệu của Pháp ghi chép về Ƭam Đảѻ thì vùng “lưng chừng” núi này là một trạm nghỉ trên núi cao nằm ở độ cao ngót nghét nghìn mét. Đây là khu nghỉ mát lý tưởng đối với các quan chức người Âu và gia đình của họ, nhất là vào những ngày nắng nóng. Trong suốt 15 năm, chính quyền thuộc địa đã chi vào đây khoảng 50.000 phơrăng mỗi năm.
Theo những ghi chép còn sót lại, khí hậu Tam Đảo rất dễ chịu, phù hợp với những chuyến nghỉ dưỡng từ tháng 6 đến tháng 9.
Năm 1906, Phủ Toàn quyền ra quyết định xây dựng nơi đây. Năm 1911 bắt đầu mở đường bộ từ Vĩnh Yên. Bốn năm sau đã hình thành đường cho xe thô sơ lên Ƭam Đảѻ. Trong suốt 15 năm, Pháp đã chi vào đây một số tiền lớn để biến nơi này thành nơi tráng lệ bậc nhất Đông Dương. Bên cạnh những căn nhà nghỉ của Công sứ Vĩnh Yên và của Phủ Thống sứ, cho đến tận năm 1912 ở đó hầu như chỉ có nhà ở của lính tráng.
Ảnh chụp địa danh Thác Bạc.
Đến năm 1939, người Pháp quy hoạch nơi đó từ một nơi là núi rừng hoang vắng đã trở thành đô thị với trên 140 ngôi biệt thự cao từ 1-5 tầng, có đường xe ô tô từ Vĩnh Yên lên và thường xuyên có hơn 1000 người sinh sống sôi động vào mùa hè.
Giữa lòng chảo là khu công viên – thể thao văn hóa: có bãi rộng, có bồn hoa, ghế đá, sân chơi trẻ em… giống cỏ, giống hoa nhiều loại đưa từ Pháp sang (chỉ trồng được ở nơi mát); vào hè, trăm hoa đua nở, trăm màu khoe sắc; có bể bơi dành cho người lớn, có cả bể bơi dành cho trẻ con; có sân quần vợt, có nhà bắn bia…
Hiện nay công viên được xây dựng lại đầy thơ mộng với những hàng thông xanh mát, những khóm hoa rực rỡ sắc màu. Và có thể kể đến những chiếc xích đu, ghế đá đã tồn tại cả trăm năm vẫn được gìn giữ như điểm nhấn dấu tích thời gian nơi đây.
Nhà hàng Thác Bạc “hoành tráng” nhất Tam Đảo khi xưa
Nổi bật nhất chính là Khách sạn – Nhà hàng Thác Bạc (Hôtel – Restaurant de la Cascade d’Argent) là khách sạn đầu tiên, lớn nhất, đầy đủ tiện nghi với 16 phòng được mở, ngay lập tức khách sạn đó không còn một chỗ trống. Chủ nhân của khách sạn này chính là Công ty các khách sạn Pháp ở Pari (Compagnie Fracaisse hôteliere) thành lập từ năm 1875.
Ở Việt Nam, ngoài khách sạn Thác Bạc ở đây, Công ty này còn có khách sạn Metropole ở Hà Nội, khách sạn Lớn (Grand Hôtel) ở SaPa, khách sạn Ba Thống Chế ở Lạng Sơn. Ít người biết rằng khách sạn Venus nguy nga tráng lệ hiện nay chính là vị trí của khách sạn “hoành tráng” nhất vào thời xưa.
Những ngôi biệt thự hoành tráng bậc nhất tại đây nay chỉ còn lại sau những bui cây cỏ
Những người lớn tuổi ở đây có kể lại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1948, quân và dân ta phải triệt các cứ điểm trên cao của địch nên đã phá hủy các công trình kiến trúc diễm lệ đó. Tất cả vì kháng chiến thắng lợi, vì độc lập tự do nên có những thứ phải hy sinh cho mục đích cuối cùng. Dẫu vậy vẫn còn đó một công trình mang kiến trúc Pháp là ngôi nhà thờ đá cổ.
Tất cả mọi công trình có thể phá, nhưng công trình của tôn giáo, tín ngưỡng thì không thể. Ngày ấy có cả một giáo xứ Tam Đảo với đông đảo giáo dân sống quanh vùng này.
Nhà thờ đá nằm trong lòng thị trấn Tam Đảo xưa
Hiện nay, nhà thờ đá nằm giữa trung tâm thị trấn Ƭam Đảѻ, ngay bên cạnh nhà thờ là khách sạn bậc nhất ở đây hiện nay mang tên Venus và công viên Tam Đảo thơ mộng. Khách sạn Venus của hôm nay và nhà thờ đá do Pháp xây ngày xưa gần bên nhau như một đối sánh của hai trường phái kiến trúc, chất liệu cũ và mới.
Đứng xa cả trăm mét đã nhận ra một kiệt tác kiến trúc tôn giáo bằng đá đồ sộ, mỹ lệ – lối kiến trúc gothic trong xây dựng nhà thờ, cung điện ở châu Âu đã rất nổi tiếng từ đầu thế kỷ XIII. Người Pháp đã mang nguyên lối kiến trúc có từ thế kỷ XIII ấy sang Việt Nam để xây dựng nhà thờ.
Nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, nhà thờ Đà Lạt, nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM và nhà thờ đá Tam Đảo chính là một những công trình tiêu biểu thời đó. Các kiến trúc sư đã sử dụng một thứ chất liệu thô ráp gạch đá trở thành vẻ đẹp, sự hài hòa, lãng mạn trong kiến trúc xây dựng.
Những nét cổ xưa in dấu thời gian trên nhà thờ đá
Tam Đảo giờ đã khoác lên mình một diện mạo hiện đại trẻ trung năng động của khu du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên đâu đó vẫn ẩn hiện những dấu tích cổ xưa của một “Hòn ngọc Đông Dương” mà những người tinh ý có thể tìm thấy. Ai yêu Ƭaɱ Đảѻ, yêu sự bình yên hoài cổ sẽ luôn tìm đến đây…
Cổng trời Tam Đảo
Nhà thờ đá
Cầu mây Tam Đảo – hướng về khu xa mờ…
Dòng thác Bạc len lỏi qua những tán cây xanh rì
Vẻ đẹp đầy ma mị của vườn quốc gia Tam Đảo